Chỉ báo dao động là một trong những loại chỉ báo kỹ thuật phổ biến và được sử dụng rộng rãi nhất. Nó có thể được áp dụng cho bất kỳ khung thời gian nào, bất kỳ loại tài sản nào và dễ kết hợp với các chỉ báo khác.
Các chỉ báo này mặc dù được hình thành theo cách thức khác nhau nhưng giữa chúng có những đặc điểm chung nhất định. Hầu hết các chỉ báo dao động đều di chuyển giữa 2 điểm cực trị và cung cấp các thông tin về biến động hay sức mạnh của giá. Chúng giúp trader có thể tìm điểm đảo chiều, kháng cự hỗ trợ, hay động lượng của giá và đặc biết là tín hiệu quá mua quá bán để tìm cơ hội giao dịch. Tuy nhiên trader cần sử dụng đúng cách thì mới thực sự phát huy được giá trị của chỉ báo dao động.
Đường trung tâm của chỉ báo có thể được coi là điểm cân bằng của thị trường. Khi chỉ báo dao động đi qua điểm trung tâm, thể hiện thị trường tăng giá chuyển qua giảm giá và ngược lại. Đây cũng là cách trader xác định sự thay đổi của xu hướng.
Chỉ báo mà trader thường sử dụng là Stochastic, RSI, MACD và một vài chỉ báo khác. Trong đó, mình cũng đã viết và làm clip khá nhiều về những chỉ báo này. Các bạn có thể tìm đọc lại nhé.
Các bạn nhìn hình bên dưới, biểu đồ gồm MACD, Stochastic, RSI và Utimate. Bạn có thể thấy rằng có rất nhiều điểm tương đồng. Mỗi loại cung cấp một cái nhìn riêng về thị trường nhưng cuối cùng chúng đều đưa ra những tín hiệu tương tự. Các mũi tên cho thấy có những thời điểm các chỉ báo dao động đồng loạt cho các tín hiệu quá bán giống nhau.
Vậy cho nên lợi khuyên cho các anh em trader chỉ nên xài 1 hoặc 2 trong những chỉ báo này. Và tìm hiểu cách sử dụng chúng thật kĩ, hiểu sâu về nó sẽ giúp bạn tận dụng được lợi thế của chúng để kiếm tiền trên thị trường.Cũng dài dòng rồi, bây giờ chúng ta vào nội dung chính của bài viết nhé. Dưới đây là 2 nguyên tắc quan trọng khi sử dụng chỉ báo dao động.
Quy tắc 1 – Chỉ sử dụng các tín hiệu theo xu hướng.
Tín hiệu của chỉ báo dao động sẽ đáng tin cậy hơn khi sử dụng giao dịch theo xu hướng. Trong xu hướng tăng, tín hiệu mua là khi chỉ báo dao động di chuyển xuống thấp hơn và tạo đáy. Sự sụt giảm này không phải lúc nào cũng di chuyển xuống vùng quá bán. Vì đôi khi, trong một thị trường có xu hướng mạnh mẽ, sự sụt giảm có thể rất nông và hầu như đi vào vùng quá mua quá bán. Mà đôi khi đó là ngưỡng hỗ trợ kháng cự trên biểu đồ. Tín hiệu giao dịch như hình dưới:
Tìm hiểu thêm:
- Leading Indicator và Lagging Indicator là gì? Những lưu ý khi sử dụng Indicator
- Tìm hiểu mô hình khoảng trống (Windows/Gaps)
- Mô hình giá Horn Top/Bottom (cặp sừng tại đỉnh/đáy) trong thị trường Forex
Quy tắc 2 – Cẩn thận với những phá vỡ giả khi chúng cho tín hiệu khác nhau
Khi giá di chuyển lên phía trên của phạm vi trong vùng giá đi ngang, các chỉ báo dao động cũng sẽ cung cấp các tín hiệu tăng giá cho đến khi nó chạm đến ngưỡng kháng cự. Tại thời điểm đó, các nhà giao dịch tinh ý có thể chờ đợi tín hiệu giảm và giao dịch đảo chiều với mục tiêu lợi nhuận là phía dưới của phạm vi giá.
Tuy nhiên, kỹ thuật này rủi ro hơn một chút vì nhiều tín hiệu phá vỡ giả có thể xuất hiện. Nên nếu bạn chỉ sử dụng chỉ báo dao động để giao dịch trong những trường hợp này sẽ không có đủ sự xác nhận. Mà bạn nên sử dụng kèm theo sự xác nhận của hành động giá hoặc dùng những kỹ thuật giao dịch khác để xác nhận lại cú breakout khỏi ngưỡng kháng cự hỗ trợ của phạm vi vùng giá đi ngang.
Đây là 2 điều trader cần lưu ý khi sử dụng chỉ báo dao động. Hy vọng hữu ích với anh em trader nhé.
Xem thêm:
- Top website mua bán Bitcoin và Allcoin tốt nhất
- Top sàn giao dịch Bitcoin hàng đầu Việt Nam và Thế Giới
- Sàn Binance DEX là gì? Hướng dẫn sử dụng A-Z