Khi tham gia vào thị trường chứng khoán, kỹ năng đọc – hiểu bảng giá chứng khoán được xem như bài học vỡ lòng mà bất cứ nhà đầu tư nào đều cần phải học. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các thành phần, chỉ số xuất hiện trên bảng giá chứng khoán – những thông tin căn bản mà bạn cần biết trước khi bắt đầu những giao dịch đầu tiên.
Bảng giá chứng khoán là gì?
Bảng giá chứng khoán thể hiện các thông tin, số liệu liên quan đến giao dịch của cổ phiếu trên thị trường, đây là những thông tin không thể thiếu khi bạn ra quyết định đầu tư. Với những thông tin như giá cao nhất và thấp nhất trong 52 tuần, giá mở, giá đóng, tỷ số P/E…bạn sẽ có thể đánh giá chi tiết tình hình giao dịch của từng cổ phiếu, cũng như đánh giá tình hình chung của thị trường.
Những thông tin trên bảng giá chứng khoán thường không giúp bạn lựa chọn được một cổ phiếu tốt. Nhà giao dịch sử dụng bảng giá chứng khoán để tìm kiếm thông tin về cổ phiếu mà bạn muốn mua hoặc để kiểm tra giá mới nhất của cổ phiếu mà họ đang nắm giữ.
Xem thêm:
Các chỉ số của bảng giá chứng khoán
Để đọc đúng cổ phiếu, trước tiên bạn phải hiểu ý nghĩa của từng cột trong bảng giá chứng khoán:
- 52-week high: Cột này cung cấp cho bạn mức giá cao nhất mà cổ phiếu cụ thể đã đạt được trong giai đoạn 52 tuần gần đây nhất.
Ví dụ: Nhìn vào hình minh họa trên, cổ phiếu SkyHighCorp’s (SHC) đạt mức cao nhất $21.50 trong 52 tuần qua, trong khi đó mức giá gần nhất của cổ phiếu trong ngày được hiển thị trên bảng (Day last) là $21.25. Có thể thấy, hiện tại cổ phiếu SHC đang được giao dịch ở mức rất cao khi nó đang đạt mức xấp xỉ mức cao nhất trong 52 tuần trước đó.
- 52-week low: Ngược lại với 52-week high, cột này cung cấp cho bạn mức giá thấp nhất mà cổ phiếu cụ thể đã đạt được trong giai đoạn 52 tuần gần đây nhất.
- Name (Tên và ký hiệu): Cột này cho bạn biết tên công ty (thường được viết tắt) và ký hiệu chứng khoán của công ty đó. Bảng tài chính liệt kê các cổ phiếu theo ký hiệu và theo thứ tự bảng chữ cái. Bạn cần sử dụng chúng trong tất cả các giao dịch chứng khoán.
- Div (Dividend/Cổ tức): Giá trị trong cột này cho biết rằng các khoản thanh toán đã được thực hiện cho các cổ đông. Số tiền bạn thấy là cổ tức hàng năm mà bạn có thể nhận được nếu sở hữu một cổ phiếu của công ty đó.
Ví dụ: Khi nhìn vào thông tin của cổ phiếu công ty LowDownInc (LDI) trong bảng giá chứng khoán trên, ta thấy $2.35 là số tiền cổ tức hàng năm mà bạn nhận được cho 1 cổ phiếu sở hữu. Nếu bạn sở hữu 100 cổ phiếu của LDI, công ty này sẽ phải trả cho bạn $235 cổ tức/năm, tương đương $58.75/quý. Một công ty khỏe mạnh sẽ cố gắng duy trì và nâng mức cổ tức cho các cổ đông sau mỗi năm, đây cũng chính là cách để thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài vào công ty.
- Vol (Volume/Khối lượng): Cột này cho bạn biết có bao nhiêu cổ phiếu của công ty đã được giao dịch ngày hôm đó. Nếu chỉ có 100 cổ phiếu được giao dịch trong một ngày, khối lượng giao dịch là 100.
- Yld (Yield/Lợi suất): Cột này đề cập đến tỷ lệ cổ tức so với giá cổ phiếu là bao nhiêu. Lợi nhuận, thứ quan trọng nhất mà các nhà đầu tư quan tâm, được tính bằng cách chia cổ tức hàng năm cho giá cổ phiếu hiện tại.
Ví dụ: Lợi suất của cổ phiếu VNI trong bảng trên là 4.5% (giá cổ phiếu $22 chia cho giá một cổ tức $1). Lưu ý rằng, một cố công ty không có báo cáo lợi suất bởi vì họ không có cổ tức, lợi suất bằng 0. Báo cáo lợi suất trên các trang tài chính có thể thay đổi hàng ngày khi giá cổ phiếu thay đổi. Nếu bạn mua cổ phiếu VNI trong ngày được hiển thị trên bảng giá chứng khoán, lợi suất của bạn là 4.5%. Tuy nhiên, nếu giá cổ phiếu VNI tăng lên $30 trong ngày tiếp theo, nhà đầu tư sẽ chỉ được hưởng lợi suất 3.3% mà thôi.
- P / E: Cột này cho biết tỷ lệ giữa giá của cổ phiếu và thu nhập của công ty. Tỷ lệ này thường được sử dụng để xác định xem một cổ phiếu có giá trị tốt hay không.
- Day last: Cột này cho bạn biết cổ phiếu được giao dịch như thế nào trong ngày cuối cùng được biểu thị trên bảng. Một số tờ báo cho biết mức cao và thấp trong ngày hôm đó, cũng như giá đóng cửa của cổ phiếu
- Net Chg (Net change/Thay đổi ròng): Cột này cho biết giá cổ phiếu đóng cửa ngày hôm nay so với giá giao dịch vào cuối ngày trước đó là bao nhiêu.
Ví dụ: Trong ví dụ trên, cổ phiếu SHC kết thúc ngày giao dịch tại $21.25, tăng $0.25 so với ngày trước đó. Nghĩa là, cột này cho bạn biết SHC kết thúc ngày giao dịch trước đó tại $21.
Mỗi bảng giá chứng khoán của mỗi sàn giao dịch sẽ có một vài điều chỉnh. Tuy nhiên, về cơ bản, chúng đều cung cấp cho bạn những thông tin tương tự như chúng tôi đã liệt kê phía trên. Khi bạn biết cách đọc và hiểu một bảng giá chứng khoán, bạn có thể nắm được một số thông tin về tình trạng hiện tại của cổ phiếu bạn quan tâm. Từ đó, đưa ra những dự đoán về tiềm năng phát triển dài hạn của cổ phiếu này trước khi quyết định mua vào.
Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn nắm được ý nghĩa của các thông số được hiển thị trên bảng giá chứng khoán và áp dụng chúng hiệu quả trong kế hoạch giao dịch của mình!
Xem thêm các bài viết:
- Kỹ năng quản lý vốn tránh rủi ro thua lỗ trong thị trường Forex, chứng khoán?
- 10 thói quen cần có để đầu tư thành công
- Hướng dẫn mở tài khoản chứng khoán online