Warning: session_start() expects parameter 1 to be array, string given in /home/hocvienQc3b/hocviendautu.edu.vn/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324
Cách xác định điểm vào lệnh với mô hình nến Bearish Harami Cách xác định điểm vào lệnh với mô hình nến Bearish Harami - Học viện đầu tư
Thường xuyên truy cập hocviendautu. để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư Thường xuyên truy cập hocviendautu.edu.vn để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư

CHUYÊN GIA HỖ TRỢ:

Facebook: Lê Nguyên

Zalo: 0765. 84 85 86

Cách xác định điểm vào lệnh với mô hình nến Bearish Harami

 

Bearish Harami là một tín hiệu nến đảo chiều với độ mạnh trung bình, chính vì vậy nên xác định điểm vào lệnh chuẩn rất quan trọng. Phần dưới đây sẽ là các lưu ý, các khung thời gian và các điểm vào lệnh với mô hình nến Bearish Harami.

 

Khung giờ vàng nên áp dụng mô hình nến Bearish Harami để giao dịch:

Khi giao dịch, tôi thường theo dõi một cặp tiền tệ và để khoảng 3-4 cửa sổ với các khung thời gian như sau:

Khung M1: Dành cho Binary Option với các giao dịch ngắn hạn 2-5 phút.

Khung M5: Quan sát thị trường ở một khung thời gian lớn hơn và các tín hiệu ít bị nhiễu hơn.

Khung M15: Phát hiện các tín hiệu hoặc nhận biết xu hướng trong khoảng thời gian ngắn hạn tránh các sai lầm của M1 và M5.

Khung H1: Nhận biết xu hướng dài hạn hơn.

Khung H4: Giao dịch Forex ngắn hạn theo sóng.

Với Mô hình nến Bearish Harami tôi khuyên bạn nên giao dịch trong khung thời gian M5 (Với Binary Option) hoặc M15 trở lên.

Mô hình nến Bearish Harami vẫn có thể áp dụng với khung thời gian 1 phút, Tức Time Frame M1. Nhưng phải tuân thủ tuyệt đối các hướng dẫn dưới đây và phải Backtest thật kỹ trước khi áp dụng, sử dụng tài khoản real để giao dịch.

Xác định điểm vào lệnh chuẩn cho mô hình nến Bearish Harami:

Trong hình dưới đây, Bạn sẽ thấy một ví dụ cụ thể về Mô hình nến Bearish Harami với nến thứ 02 có thân nến gần như nằm trọn trong thân nến Bullish tăng giá lớn đầu tiên. (Không tính phần râu nến). Tôi đã chọn trường hợp cụ thể của mô hình này vì 2 lý do:

 

Xác định điểm để vào lệnh Bearish Harami

 

Mô hình này cho thấy, Các tín hiệu Price Action (khi sử dụng chính xác) cho chúng ta phán đoán được xác xuất khá cao về hướng di chuyển của giá tiếp theo và lập kế hoạch để vào lệnh sớm khi gặp nó.

Mặc dù xu hướng giảm giá trên nến Bearish Harami thứ hai không thực sự mạnh mẽ, nhưng trong trường hợp này, bạn vẫn có thể có điểm vào lệnh mà tỷ lệ rủi ro thấp hơn khá nhiều mà các mô hình Harami thường mang lại.

 

Xem thêm:

 

Điểm vào lệnh tiêu chuẩn trong thị trường Forex:

Trong thị trường Forex, điểm vào lệnh tiêu chuẩn đối với mô hình nến Bearish Harami sẽ là 1 pips ngay phía dưới râu nến của nến thứ 02 trong mô hình Bearish Harami.

Nhược điểm của mô hình nến này là nó chỉ là một tín hiệu đảo chiều mạnh vừa phải.

Trong ví dụ dưới đây, chúng ta sẽ thấy có một tín hiệu đảo chiều được báo hiệu sớm trước đó thông qua một nến Bearish hồi giả rất lớn. Ngay sau nến Hồi giả đó, xu hướng giá tăng tiếp tục và xuất hiện mẫu Bearish Harami. Và đó là cơ hôi rất lớn để bạn cân nhắc vào lệnh và xác định xu hướng đảo chiều sắp diễn ra.

Tín hiệu đầu tiên rất quan trọng với các nhà đầu tư theo trường phái Price Action. Đó là lý do chúng ta cần phải có sự tập trung cao độ và phát hiện tín hiệu chính xác từ sớm.

Mặc dù thân nến thứ 02 khá nhỏ nhưng không có nghĩa là nó không có giá trị xác lập mô hình nến Bearish Harami. Thực tế, nếu ngay sau nến hồi giả trước đó là 03 – 04 nến Bullish tăng giá mạnh, thì tôi sẽ cân nhắc tới việc không có sự đảo chiều diễn ra trong trường hợp này. Tuy nhiên, trong ví dụ phía trên, chỉ có 02 nến Tăng giá rất lớn.

Ngay sau đó thì các bạn có thể quan sát thấy được nến liên tục tạo các đỉnh và các đáy nhưng:

  • Đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước – Lower Highs
  • Đáy sau thấp hơn đáy trước – Lower Lows

Sau Bearish Harami là xu hướng giảm khi xuất hiện Lower Highs và Lower Lows

Trong ví dụ phía trên, Mức độ rủi ro của Mô hình Bearish Harami đã giảm đi tới hơn 2 lần.

Hình dưới đây sẽ là minh hoạ cụ thể về điểm vào lệnh, Stop Loss khi gặp mẫu Bearish Harami:

Điểm vào lệnh khi gặp mô hình Bearish Harami

Điểm vào lệnh như tôi đã đề cập phía trên đó là khi Nến sau nến thứ 02 của Mô hình bị Break khoảng 1 pips.

Điểm Stop Loss là 1 pip lên trên đỉnh cao nhất trong Mô hình nến Bearish Harami.

Lưu ý: Nếu mô hình nến khác hoặc mức kháng cự tương ứng khác cao hơn mô hình nến đang diễn ra, hãy luôn đặt Stop Loss là hơn (1 pip) trên mức kháng cự cao hơn. Trong ví dụ trên, hình nến đầu tiên trong mô hình tạo ra mức cao nhất, và không có các mức kháng cự tương ứng gần đó, do đó, quy tắc này không có hiệu lực.

Kích cở nến trong mô hình nến Bearish Harami:

Trong tất cả các bài học về Mô hình nến, tôi đều lưu ý các bạn phải chú ý đến Size nến hay kích cỡ của thân nến trong Mô hình nhưng rất ít bạn chú ý và không quan tâm tới điều này dẫn tới sự xác định sai lầm mô hình và mạo hiểm giao dịch với các tín hiệu vô cùng yếu ớt không đủ tạo ra xu hướng đảo chiều.

Với Bearish Harami tôi cũng nhắc lại để các bạn lưu ý:

  • Kích cỡ nến đầu tiên trong Bearish Harami là một nến lớn, trong ví dụ, nó lớn hơn hẳn so với 12 nến trước đó.
  • Nến thứ 02 có thân nến (Không phải râu) nằm trọn trong nến thứ nhất. Và không được vượt quá 25% nến thứ nhất.

Tìm hiểu thêm:


CÔNG TY THÀNH VIÊN

© HOCVIENDAUTU.EDU.VN ALL RIGHTS RESERVED
GIAO DỊCH FOREX
GIAO DỊCH CRYPTO

Notice: Object of class WP_Error could not be converted to int in /home/hocvienQc3b/hocviendautu.edu.vn/public_html/wp-includes/user.php on line 2573

Notice: Object of class WP_Error could not be converted to int in /home/hocvienQc3b/hocviendautu.edu.vn/public_html/wp-includes/user.php on line 2125