Thường xuyên truy cập hocviendautu. để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư         Thường xuyên truy cập hocviendautu.edu.vn để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư

Cách định giá cổ phiếu đơn giản nhất trong đầu tư

 

Cổ phiếu là chứng nhận góp vốn của các cổ đông vào công ty cổ phần và có khả năng cao sẽ mang lại giá trị lợi nhuận cho chủ sở hữu chúng. Định giá cổ phiếu giúp người đầu tư biết được loại cổ phiếu nào đáng mua và có khả năng sinh lợi lớn nhất.

 

Định giá cổ phiếu là gì?

Định giá cổ phiếu tức là tìm giá trị thực hay giá trị nội tại của một cổ phiếu.

Nói nôm na: “Định giá cổ phiếu là ta đánh giá xem cổ phiếu đó đáng giá bao nhiêu tiền.”

Sau đó, ta sẽ tiến hành mua vào cổ phiếu đó nếu giá cổ phiếu thấp hơn đáng kể so với giá trị ta định giá. Ví dụ ta định giá cổ phiếu sữa Vinamilk (mã VNM) xứng đáng giá 200.000 đồng, nhưng bán trên thị trường 150.000 đồng thì ta tiến hành mua cổ phiếu VNM và chờ đợt cho đến khi VNM đến 200.000 đồng, ta sẽ bán ra và tiếp tục lấy tiền đó đi mua cổ phiếu khác.

  • Giá trị thực là giá trị ta phải tính toán thông qua các phương pháp định giá cổ phiếu.
  • Giá thị trường là giá mà các nhà đầu tư mua bán trên thị trường hiện nay thông qua các sàn (chợ) HOSE, HNX, UPCOM. Tất cả các giao dịch thực hiện online.

Thông thường, thị giá trị thật sẽ xấp xỉ với giá thị trường (gọi là thị trường hiệu quả), tuy nhiên vẫn có 1 số ít tầm 5%-20% sẽ có giá trị thực lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với giá thị trường.

Khi:

  • Giá thị trường >= Giá trị thực:  Ta không mua và bán cổ phiếu ra
  • Giá trị trường < Giá trị thực đáng kể thì ta sẽ tiến hành MUA vào.

 

Xem thêm:

 

Các bước quan trọng trong định giá cổ phiếu doanh nghiệp

Định giá cổ phiếu là một trong những bước quan trọng của công ty cổ phần khi muốn chào bán cổ phiếu, huy động vốn và tăng tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp trên thị trường. Vậy để định giá loại “tài sản vô hình” nhưng có giá trị nội tại này thì bản thân doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau đây:

Bước 1: Tìm hiểu lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp

Một trong những yếu tố quan trọng để quyết định đầu tư vào một loại cổ phiếu nào đó chính là tìm hiểu lĩnh vực kinh doanh của công ty phát hành chúng. Nhà đầu tư cần hiểu rằng “niềm tin” sẽ đúng và được củng cố thêm khi có bằng chứng rõ ràng và cụ thể.

 

Tìm hiểu lĩnh vực kinh doanh trước khi đầu tư sẽ đem lại nhiều lợi thế cho trader

Hầu hết các công ty cổ phần đều có lĩnh vực kinh doanh cụ thể và mỗi ngành đều có những thế mạnh và khả năng phát triển riêng. Tuy nhiên, tính chất của lĩnh vực kinh doanh cũng sẽ quyết định một phần khả năng lưu chuyển dòng tiền và thu hồi vốn nên bạn cần có những cân nhắc rõ ràng khi lựa chọn.

 

Nhà đầu tư có thể dựa vào 4 yếu tố sau để xác nhận năng lực của công ty trong ngành đó như thế nào:

  • Đối thủ cạnh tranh hiện có trong ngành.
  • Các yếu tố vi mô, vĩ mô ảnh chính ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của toàn ngành.
  • Lợi thế cạnh tranh (khác biệt và đặc biệt nhất) của doanh nghiệp này là gì?
  • Kết quả kinh doanh & hiệu quả hoạt động từ lúc thành lập đến nay (phát triển theo chiều hướng nào, có vướng phải nợ xấu hay không?

Ngoài ra, đội ngũ nhân viên chủ chốt và thành viên của ban điều hành cũng có thể là nhân tố quyết định sự phát triển của công ty. Con người luôn là yếu tố mà nhà đầu tư nên quan tâm khi làm ra lựa chọn của mình.

 

Bước 2: Ước lượng kết quả kinh doanh của công ty

Làm cách nào để nhà đầu tư có thể ước lượng kết quả kinh doanh của công ty mà bạn muốn đầu tư?

Đó chính là sử dụng hai phương pháp: Top – down và Bottom Up.

Phương pháp Top – Down: Nhấn mạnh vào tầm quan trọng của bức tranh lớn của nền kinh tế sẽ tác động như thế nào tới các mảnh ghép nhỏ hơn chính là các ngành, các doanh nghiệp trong ngành, từ đó tìm hiểu về doanh nghiệp một cách tổng quát hơn. Sau khi nhà đầu tư nhận xét tình hình vĩ mô khá khả quan, nhà đầu tư sẽ tìm ra những ngành nào đang có lợi thế trong thời gian tới. Cuối cùng là chọn ra các doanh nghiệp tốt nhất trong những ngành có lợi thế để đầu tư.

 

Phương pháp ước lượng Top – Down

Để đánh giá được tình hình vĩ mô nền kinh tế, có các biến số cơ bản sau mà nhà đầu tư cần phải quan tâm: tăng trưởng GDP, thu nhập bình quân, CPI, lạm phát, cán cân thương mại, tỷ giá hối đoái, lãi suất, thuế.

 

Phương pháp Bottom – Up: Ngược lại với Top-Down, thay vì chú ý đến toàn bộ ngành công nghiệp mà công ty đó phát triển thì nhà đầu tư chỉ tập trung vào các yếu tố nội tại và nền tảng cơ bản của doanh nghiệp.

Những yếu tố này bao gồm: Tình hình tài chính chung của công ty, phân tích báo cáo tài chính, hàng hóa và dịch vụ, cung và cầu cùng những chỉ báo hoạt động khác.

 

Bước 3: Lựa chọn mô hình định giá phù hợp

Nhà kinh doanh muốn sử dụng một mô hình định giá phù hợp với công ty mà mình đầu tư? Thật ra mỗi công ty đều có một loại định giá riêng và để định giá chính xác, bạn nên sử dụng mô hình định giá tương đối (relative valuation models) và mô hình định giá tuyệt đối.

 

Lựa chọn mô hình định giá phù hợp sẽ giúp số liệu phân tích chính xác hơn

Mô hình tương đối là cách định giá cổ phiếu dựa trên những chỉ số định giá như price-to-earnings (P/E), price-to-book value (P/B), price-to-sales (P/S), price-to-cash flow (P/CF) hay price-to-EBITDA (P/EBITDA). Về chỉ số P/E hay P/B là gì?

Đối với mô hình giá tuyệt đối trái ngược với loại trên, không dùng so sánh tương đối làm chủ đạo:

chiết khấu dòng tiền (cổ tức, FCFF, FCFE), lợi nhuận thặng dư (Residual income), công thức Benjamin Graham…

 

Bước 4: Chuyển đổi thành những yếu tố đầu vào

Thường những nhà đầu tư khôn ngoan sẽ lựa chọn yếu tố đầu vào phù hợp với kịch bản có thể xảy ra khi chuyển đổi. Thường có ba loại kịch bản thường gặp khi chuyển đổi đầu vào như:

  • Base: kịch bản cơ sở
  • Conservative: kịch bản thận trọng
  • Worst: kịch bản xấu nhất

Ngoài ra, mô hình định giá và loại cổ phiếu đã chọn sẽ giúp bạn xác định nhanh chóng các yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.

 

Bước 5: Diễn giải kết quả từ mô hình

Từ các yếu tố đầu vào, nhà đầu tư có thể diễn giải kết quả thành một khoảng giá trị hợp lý. Nhưng đừng quên mọi giá trị cổ phiếu bạn đang tính toán chỉ dựa trên những gì mà bạn tìm được và nó có thể sai số vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Không có khoảng giá trị nào cũng hợp lý và chính xác 100% nên luôn tồn tại những rủi ro nhất định từ việc tự định giá và diễn giải kết quả từ mô hình.

Thông thường thực hiện các mô hình, chúng ta thường sử dụng cách định giá cổ phiếu bằng excel. Nhờ có các công cụ tính toán và phân tích, Excel đã làm cho việc xác định giá trị kinh doanh trở nên dễ dàng hơn. Vì vây, cần  xây dựng mô hình định giá cho riêng doanh nghiệp bằng cách xây dựng một khung mẫu tính toán từ các giả định đầu vào và các kết quả tính toán sẽ cho ta kết quả đầu ra tương ứng. Sử dụng cách định giá cổ phiếu bằng excel chính là một phần của mô hình tài chính  doanh nghiệp.

 

Định giá cổ phiếu theo phương pháp P/E

Tỉ lệ P/E là gì?

Tỷ lệ P/E viết tắt của Price-to-Earnings được tính bằng cách lấy giá thị trường chia cho EPS của cổ phiếu. Trong đó, chỉ số EPS hay Earnings-per-share chính là lợi nhuận sau thuế trên mỗi cổ phiếu của doanh nghiệp.

 

Công thức tính tỷ lệ P/E

Ở Việt Nam, phương pháp định giá cổ phiếu được áp dụng là phương pháp P/E. Đây là phương pháp thông dụng và phổ biến nhất, phù hợp với tất cả nhà đầu tư. Tuy nhiên, không thể chỉ dựa vào tỷ lệ P/E để đưa ra quyết định nên đầu tư hay là không. Bởi phương pháp này cũng chỉ là tính toán một cách khách quan và cần kết hợp nhiều yếu tố, phương pháp khác để có kết quả chính xác. 

 

Tỉ lệ P/E hợp lý là bao nhiêu?

Tại các nước phát triển, chỉ số P/E trung bình của các công ty từ 8-15 là bình thường. Nếu chỉ số này lớn hơn 20 thì doanh nghiệp đang được đánh giá tốt và sẽ là “miếng bánh ngon” cho người đầu tư trong tương lai. Ngược lại, một công ty có chỉ số P/E thấp có thể là do không được thị trường đánh giá cao hoặc thông tin còn chưa nhiều.

 

Định giá cổ phiếu bằng phương pháp P/B

Tỉ lệ P/B là gì?

Tỷ lệ P/B hay Price-to-Book thể hiện giá cổ phiếu gấp bao nhiêu lần tài sản ròng (ghi ở báo cáo tài chính) của doanh nghiệp. Chỉ số P/B phụ thuộc vào lợi nhuận/tốc độ tăng trưởng/lợi thế cạnh tranh/độ an toàn hay rủi ro về mặt tài chính/ngành kinh doanh của doanh nghiệp.

 

Chỉ số P/B phụ thuộc vào nội tại của doanh nghiệp

Chỉ sổ P/B rất phù hợp trong việc định giá những công ty có phần lớn tài sản có tính thanh khoản cao như: ngân hàng, công ty tài chính, bảo hiểm, công ty đầu tư…

 

Tỉ lệ P/B bao nhiêu là hợp lý

Để xác định được tỷ lệ P/B bao nhiêu là hợp lý thì câu trả lời cho nhà đầu tư là tùy thuộc vào ngành bạn hướng tới để xác định chỉ số P/B.

Thông thường, tỷ lệ P/B từ 0.7 – 1.5 là bình thường. Khi bạn mua cổ phiếu có chỉ số P/B cao, hãy đảm bảo đó là những công ty chất lượng và tăng trưởng. Công ty có thiên hướng tăng trưởng, blue chip bền vững thường sẽ có chỉ số P/B rất cao (như Thế giới di động có P/B VNM >10).

Nội tại của công ty cũng là yếu tố đáng xem xét khi đầu tư trước khi nhìn vào chỉ số P/B, ví dụ:

Với một công ty không lớn, tăng trưởng không đều, thiếu ổn định mà P/B cao (Ví dụ P/B >1 chẳng hạn). Có thể giải thích rằng giá trị sổ sách (Book value – BV) của công ty này thực tế thấp hơn rất nhiều dẫn đến P/B bị tăng lên, đồng nghĩa với tỷ lệ P/B lúc đó là giá trị ảo và không nên đầu tư.

 

Khi nào áp dụng phương pháp định giá P/B?

Bạn có thể dùng phương pháp định giá cổ phiếu P/B với hầu hết các ngành nghề bởi nó so sánh lợi thế cạnh tranh rất hữu hiệu. Tuy nhiên khi dùng phương pháp này, hãy nhớ kết hợp phân tích với tỷ lệ ROE để có độ chính xác và kết quả tốt hơn.

 

Các phương pháp định giá khác

  • Định giá theo phương pháp DCF: DCF hay chiết khấu luồng thu nhập là phương pháp được dựa trên nguyên lý “tiền có giá trị theo thời gian”. Chỉ cần doanh nghiệp có kế hoạch sản xuất và kinh doanh dài hạn thì việc xác định được luồng thu nhập dự kiến thu được trong tương lai (E) sẽ dễ dàng hơn. Từ đây có thể sử dụng công thức định giá cổ phiếu theo luồng thu nhập : P = Po+E1/(1+r) + E2/(1+r)2+E3/(1+r)3+E4/(1+r)4+E5/(1+r)5.
  • Định giá cổ phiếu theo phương pháp cổ tức, định giá theo phương pháp chiết khấu dòng cổ tức: Tỷ suất cổ tức (r) là tỷ lệ cổ tức trả bằng tiền mặt chia cho giá cổ phiếu và thường được tính bằng công thức: Tỷ suất cổ tức = Cổ tức bằng tiền/thị giá.
  • Định giá cổ phiếu bằng phương pháp thu nhập thặng dư
  • Định giá cổ phiếu bằng phương pháp EPV

Nhiều phương pháp khác hiện đang có trên thị trường, tùy thuộc vào mục đích sử dụng và lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp để định giá cổ phiếu thích hợp.

 

Bất kỳ một tỷ lệ hay chỉ số nào đều có tính tương đối, không có cách nào để chắc chắn rằng kết quả bạn tính toán là tuyệt đối. Thế nên ngoài xem xét các con số, hãy tìm kiếm thêm tư liệu cũng như thông tin khác về công ty cũng như ngành nghề đó. Không ai muốn bỏ tiền đầu tư ra mà không mang lại lợi ích, mua cổ phiếu mà không có lãi ròng. Chúc bạn thành công!

 

Xem thêm bài viết:

 


CÔNG TY THÀNH VIÊN

© HOCVIENDAUTU.EDU.VN ALL RIGHTS RESERVED
GIAO DỊCH FOREX
GIAO DỊCH CRYPTO