Thường xuyên truy cập hocviendautu. để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư Thường xuyên truy cập hocviendautu.edu.vn để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư

CHUYÊN GIA HỖ TRỢ:

Facebook: Lê Nguyên

Zalo: 0765. 84 85 86

Ông Nguyễn Văn Đính: “Bất động sản đang bị một chốt chặn trước, một chốt chặn sau, kịch bản rất nguy hiểm”

Kịch bản của thị trường bất động sản đang rất nguy hiểm. 23% doanh nghiệp chỉ có thể duy trì hoạt động đến hết quý 3/2023. 43% doanh nghiệp trụ được đến hết năm 2023.

Đó là nhận định của ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARs) tại Talkshow “Môi giới bất động sản và sứ mệnh vực dậy niềm tin thị trường bất động sản Việt Nam” do VARs tổ chức tại Tp.HCM.

Ông Đính nhấn mạnh, với việc thị trường khan hiếm sản phẩm, thiếu hụt khách hàng các sàn giao dịch, nhà môi giới bất động sản bị đặt vào thế khó. Tình trạng khó khăn của thị trường bất động sản đến từ cả hai chiều. Giống như một chốt chặn đầu và một chốt chặn sau, khiến cho các sàn giao dịch, nhà môi giới bất động sản không có cơ hội “trở mình”. Họ bị dồn vào thế hoang mang, vô định, khó có thể vùng vẫy.

Từ giữa năm 2022 tới nay, thị trường bất động sản Việt Nam nói chung đã có nhiều diễn biến phức tạp và khó khăn chưa từng có trong khoảng 10 năm trở lại đây.

Về nguồn cung, năm 2022, ra thị trường đạt khoảng 48.500 sản phẩm, bằng 20% so với nguồn cung năm 2018. Riêng quý 1/2023 hầu như thị trường không đón nhận nguồn cung mới.

Theo ông Đính, cùng với nguồn cung, sự sụt giảm nguồn cầu đã làm đứt gãy tệp khách hàng hiện hữu và tiềm năng của môi giới bất động sản.

Tỉ lệ hấp thụ chung của toàn thị trường năm 2022 đạt 17% so với lượng giao dịch của năm 2018. Tỉ lệ hấp thụ quý 1/2023 đạt khoảng 11%.

Ông Nguyễn Văn Đính: “Bất động sản đang bị một chốt chặn trước, một chốt chặn sau, kịch bản rất nguy hiểm” - Ảnh 1.

Những còn số khốc liệt của thị trường bất động sản. Ảnh thiết kế: Hải An

Cùng với đó, thị trường bất động sản vẫn gặp khó khăn về dòng tiền, điều kiện cho vay bị siết chặt, sức mua chưa có dấu hiệu cải thiện,… khiến doanh thu của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bất động sản sụt giảm nghiêm trọng.

Trong đó, 39% doanh nghiệp có doanh thu quý 1/2023 sụt giảm tới 20% – 50% và 61% sụt giảm trên 50% so với cùng kỳ năm trước, trên 95% doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô lao động.

Trong 5 tháng đầu năm 2023, có 554 doanh nghiệp bất động sản giải thể, tăng 30,4% so với cùng kì năm ngoái. Doanh nghiệp thành lập mới giảm 64,1% so với cùng kì năm ngoái.

Lượng hàng tồn kho lớn, chủ yếu đến từ các dự án xây dựng dở dang. Nhiều dự án buộc phải tạm dừng do doanh nghiệp không còn đủ nguồn lực để tiếp tục triển khai dự án. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp đình hoãn hoạt động đầu tư, thi công xây dựng dự án dở dang, dừng triển khai các dự án mới, dừng phát hành cổ phiếu tăng vốn, dừng IPO…

Hiện tượng sụt giảm số lượng môi giới bất động sản đã trở thành làn sóng càn quét trên quy mô rộng khắp các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, tại khắp các địa phương trên cả nước. Hiện nay, số lượng môi giới bất động sản hoạt động trên thị trường chỉ còn khoảng 30%-40% so với thời điểm cuối năm 2022 và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Theo Chủ tịch VARs, các nhà môi giới bất động sản bám trụ lại với nghề cũng đang phải vận dụng linh hoạt đủ mọi hình thức để có thể tồn tại như đa dạng hóa lĩnh vực, tìm kiếm việc làm thêm…

“Thị trường khó khăn, tất cả các đối tượng trực tiếp, gián tiếp tham gia thị trường đều gặp hệ luỵ vô cùng lớn. Nếu không tìm được lối thoát rất có thể thị trường sẽ phải đối mặt với kịch bản ra đi của loạt doanh nghiệp bất động sản”, ông Nguyễn Văn Đính nhấn mạnh.

Theo Cafef


CÔNG TY THÀNH VIÊN

© HOCVIENDAUTU.EDU.VN ALL RIGHTS RESERVED
GIAO DỊCH FOREX
GIAO DỊCH CRYPTO