Chứng khoán Mỹ lao dốc trong phiên thứ Ba (2/4), ảnh hưởng bởi lợi suất trái phiếu kho bạc nhảy vọt, khi dữ liệu kinh tế mạnh mẽ gần đây thúc đẩy sự không chắc chắn về thời điểm cắt giảm lãi suất từ Fed.
Cổ phiếu của các cổ phiếu tăng trưởng, vốn nhạy cảm với lãi suất bao gồm Nvidia, Microsoft và Amazon.com đều giảm, khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm có thời điểm tăng vọt lên 4,319%, mức cao nhất kể từ đầu năm.
Cổ phiếu Tesla giảm gần 5% sau khi công bố báo cáo doanh số quý I/2024 thấp hơn kỳ vọng và đây cũng là lần đầu tiên không đạt mức doanh số dự báo kể từ hậu Covid-19. Tính từ đầu năm đến nay, giá cổ phiếu hãng xe điện này đã mất 33% giá trị.
Chỉ số Dow Jone và S&P 500 đều đã giảm trong phiên trước đó, sau khi dữ liệu sản xuất mạnh hơn dự kiến từ làm dấy lên nghi ngờ về ba lần cắt giảm lãi suất của Fed mà họ đã vạch ra tại cuộc họp chính sách vừa qua.
“Chỉ số sản xuất đã leo lên trên 50 điểm lần đầu tiên sau 17 tháng và đó sẽ là một điều tốt, nó cho thấy khả năng phục hồi của nền kinh tế Mỹ, nhưng thị trường đang đón nhận theo cách tiêu cực, vì điều đó làm giảm hy vọng cắt giảm lãi suất vào tháng Sáu từ Fed’, Hugh Anderson, Giám đốc điều hành tại HighTower Advisors ở Las Vegas, cho biết.
Dữ liệu mới nhất cũng cho thấy các đơn đặt hàng mới đối với hàng hóa do Mỹ sản xuất đã tăng trở lại cao hơn mức hơn dự kiến trong tháng Hai, trong khi cơ hội việc làm cũng giữ ổn định ở mức cao hơn.
Các nhà giao dịch đang ước tính xác suất gần 57% khả năng Fed cắt giảm lãi suất ít nhất 0,25% vào tháng 6, giảm từ mức 64% chỉ một tuần trước, theo công cụ FedWatch của CMEGroup.
Một loạt các quan chức Fed bao gồm Chủ tịch Fed New York John Williams, Chủ tịch Fed Cleveland Loretta Mester và Chủ tịch San Francisco Mary Daly dự kiến sẽ có bài phát biểu vào cuối ngày.
Kết thúc phiên 2/4: Chỉ số Dow Jones giảm 399,61 điểm (-1,00%), xuống 39.170,24 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 37,96 điểm (-0,72%), xuống 5.205,81 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 156,38 điểm (-0,95%), xuống 16.240,45 điểm.
Chứng khoán châu Âu giảm trong phiên đầu tiên của quý II, chịu áp lực bởi cổ phiếu chăm sóc sức khỏe, trong khi các nhà đầu tư thận trọng với dữ liệu lạm phát từ nền kinh tế lớn nhất lục địa Đức để tìm manh mối về thời điểm cắt giảm lãi suất của Ngân hàng Trung ương châu Âu.
Đóng cửa, chỉ số STOXX 600 toàn châu Âu giảm 0,8% xuống 508,57 điểm.
Suy đoán về việc cắt giảm lãi suất sắp xảy ra đã thuyết phục các nhà đầu tư mua vào các tài sản rủi ro như cổ phiếu trong những tuần gần đây, ngay cả khi chỉ số chuẩn giao dịch gần mức cao kỷ lục sau khi ghi nhận quý tăng thứ hai liên tiếp.
Dữ liệu sơ bộ mới nhất cho thấy lạm phát của Đức đã giảm thấp hơn dự kiến trong tháng 3, nhờ giá năng lượng thấp hơn, một ngày trước dữ liệu lạm phát của khu vực đồng euro được công bố.
Các nhà phân tích của Commerzbank Research cho biết họ dự kiến tháng 3 sẽ là đáy trong lạm phát của Đức và nó sẽ tăng trở lại trong những tháng tới, với lãi suất cơ bản ổn định trên mục tiêu 2% của ECB.
Trong số các lĩnh vực chính, chăm sóc sức khỏe mất 1,6% và trở thành lực cản lớn nhất với thị trường, trong đó, Siegfried Holding giảm 5,4% khi Giám đốc điều hành của công ty dược phẩm Thụy Sĩ Wolfgang Wienand chuẩn bị từ chức để gia nhập Lonza.
Các ngành khác như bán lẻ, bất động sản, du lịch và giải trí giảm hơn 2% mỗi ngành.
Kết thúc phiên 2/4: Chỉ số FTSE 100 của London giảm 17,53 điểm (-0,22%), xuống 7.935,09 điểm. Chỉ số DAX trên sàn Frankfurt giảm 209,36 điểm (-1,13%), xuống 18.283,13 điểm. Chỉ số CAC 40 của Paris giảm 75,76 điểm (-0,92%), xuống 8.130,05 điểm.
Giá dầu thô tiếp tục lao cao, bởi lo ngại về các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào các cơ sở năng lượng của Nga gia tăng và xung đột leo thang ở Trung Đông.
Kết thúc phiên 2/4, giá dầu thô WTI chuẩn Mỹ tăng 1,44 USD/thùng (+1,72%), lên 85,15 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 1,6 USD (+1,7%), lên 88,92 USD/thùng.
Theo tinnhanhchungkhoan.vn