VN-Index giảm nhẹ; Tránh tạo cơ chế “xin – cho” xuất nhập khẩu vàng; Tám nhóm giải pháp cải thiện chất lượng “hàng hóa”; Cổ phiếu địa ốc có nhiều trợ lực; Mùa đại hội “nâng hạng”; Giá quặng sắt tăng lên mức cao nhất trong 7 tuần…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay ngày 25/4 giảm 800.000 đồng/lượng ở chiều mua và giảm 500.000 đồng/lượng ở chiều bán so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã tăng 300.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra, hiện đứng ở mức 82,00 – 84,32 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 6,2 USD xuống 2.316 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng giảm về gần 2.310 USD, trước khi trở lại ngưỡng gần 2.330 USD/ounce vào cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 105,59 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 25/4 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.264 đồng/USD, giảm 10 đồng so với phiên hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 25.167 – 25.477 đồng/USD.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua mạnh mạnh từ 66.800 USD xuống 64.800 USD thì sang phiên hôm nay đã tiếp tục giảm về gần 64.000 USD/BTC và đi ngang cho đến cuối ngày.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,15 USD (-0,18%), xuống 82,66 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,10 USD (-0,11%), xuống 87,92 USD/thùng.
VN-Index giảm nhẹ
Sau phiên sáng giao dịch khá ảm đạm với thanh khoản thấp, thị trường bước vào phiên chiều tiếp diễn trạng thái giao dịch mờ nhạt.
Chỉ số VN-Index trong phiên chiều có hai nhịp bị đẩy về sát ngưỡng tâm lý 1.200 điểm, nhưng đều bật hồi thành công, thậm chí có lúc đã tăng lên gần 1.210 điểm, nhưng dòng tiền chậm lại và VN-Index cũng chỉ về được gần tham chiếu khi đóng cửa.
Kết thúc phiên giao dịch 25/4: VN-Index giảm 0,64 điểm (-0,05%), xuống 1.204,97 điểm; HNX-Index giảm 0,3 điểm (-0,13%), xuống 227,57 điểm; UpCoM-Index giảm 0,04 điểm (-0,04%), xuống 88,33 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Chứng khoán Mỹ ít thay đổi trong phiên thứ Tư (24/4), khi lợi suất trái phiếu kho bạc tăng đã khiến đà hồi phục của thị trường chững lại.
Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ đột ngột đi lên và gây ảnh hưởng xấu đến thị trường, với kỳ hạn 10 năm đạt mức cao 4,67%, trong khi lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm vượt mức 4,95%.
Trọng tâm hiện tại cũng dịch chuyển sang chỉ số Chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) tháng 3, thước đo lạm phát ưa thích của Fed, sẽ được công bố vào thứ Sáu.
Kết thúc phiên 24/4: Chỉ số Dow Jones giảm 42,77 điểm (-0,11%), xuống 38.460,92 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 1,08 điểm (+0,02%), lên 5.071,63 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 16,11 điểm (+0,10%), lên 15.712,75 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản giảm mạnh sau ba phiên tăng điểm liên tiếp trước đó, với cổ phiếu công nghệ dẫn đầu đà đi xuống.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 2,16% xuống 37.628,48 điểm sau khi đã tăng 2,4% vào thứ Tư. Chỉ số Topix giảm 1,74% xuống 2.663,53 điểm.
“Thị trường gần đây có nhiều biến động vì có nhiều bất ổn đã thay đổi lập trường của các nhà đầu tư. Chẳng hạn như lạm phát ở Mỹ dai dẳng hơn dự kiến và căng thẳng ở Trung Đông vẫn tiềm ẩn rủi ro bùng nổ xung đột”, Kentaro Hayashi, chiến lược gia cấp cao tại Daiwa Securities, cho biết.
Phiên này, nhóm cổ phiếu liên quan đến chip đã kéo lùi Nikkei 225 lớn nhất với Tokyo Electron và Advantest giảm lần lượt 3,48% và 1,71%, trong khi Shin-Etsu Chemical mất 2,68%.
Thị trường đang tập trung vào việc liệu Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Kazuo Ueda có đưa ra bất kỳ bình luận diều hâu nào về triển vọng tăng lãi suất ngắn hạn vào cuối cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày vào thứ Sáu hay không.
Chứng khoán Trung Quốc tăng, với cổ phiếu liên quan đến vật liệu, phân bón và sân bay dẫn đầu đà tăng, trong khi các cổ phiếu trong lĩnh vực hàng không vũ trụ, văn hóa và truyền thông, viễn thông chứng kiến sự sụt giảm trên diện rộng.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,27% lên 3.052,90 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,25% lên 3.530,28 điểm.
Chứng khoán Hồng Kông tăng ngày thứ tư liên tiếp, khi các nhà giao dịch ngày càng hy vọng vào mùa báo cáo kết quả kinh doanh và trước khi có báo cáo lạm phát quan trọng của Mỹ vào cuối tuần.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,48% lên 17.284,54 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,33% lên 6.120,37 điểm.
Chứng khoán Hàn Quốc giảm, bị kéo lùi bởi các nhà sản xuất chip, trong khi các nhà đầu tư vẫn thận trọng do lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 47,13 điểm, tương đương 1,76% xuống 2.628,62 điểm.
Cổ phiếu SK Hynix mất hơn 5%, ngay cả khi nhà sản xuất chip này công bố lợi nhuận quý vừa qua cao nhất trong gần hai năm và dự báo đà phục hồi hoàn toàn của chip nhớ do nhu cầu AI.
Kết thúc phiên 25/4: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 831,60 điểm (-2,16%), xuống 37.628,48 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 8,08 điểm (+0,27%), lên 3.052,90 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 83,27 điểm (+0,48%), lên 17.284,54 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 47,13 điểm (-1,76%), xuống 2.628,62 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
– Tránh tạo cơ chế “xin – cho” xuất nhập khẩu vàng
Đó là quan điểm của TS. Lê Xuân Nghĩa – chuyên gia kinh tế xung quanh câu chuyện xuất nhập khẩu vàng và đấu thầu vàng miếng..>> Chi tiết
– Tám nhóm giải pháp cải thiện chất lượng “hàng hóa”
Chất lượng hàng hóa trên thị trường chứng khoán vẫn còn khoảng cách khá xa so với yêu cầu, trong đó có yêu cầu về thông tin đầy đủ, minh bạch, tin cậy..>> Chi tiết
– Cổ phiếu địa ốc có nhiều trợ lực
Đón đầu cơ hội hồi phục của thị trường bất động sản, nhóm cổ phiếu địa ốc kỳ vọng sẽ mang lại cơ hội cho nhà đầu tư, nhất là nửa cuối năm nay..>> Chi tiết
– Mùa đại hội “nâng hạng”
Mùa đại hội cổ đông 2024 diễn ra trong bối cảnh mục tiêu nâng hạng thị trường được Chính phủ và các cơ quan quản lý ngành quyết tâm thực hiện, nhằm tạo ra bước ngoặt tầm vóc cho thị trường chứng khoán Việt Nam..>> Chi tiết
– Giá quặng sắt tăng lên mức cao nhất trong 7 tuần
Giá quặng sắt đã tăng lên mức cao nhất trong bảy tuần khi nhà sản xuất quặng sắt lớn thứ tư thế giới Fortescue cho biết các lô hàng trong năm nay có thể sẽ ở mức thấp hơn dự báo sau khi sự gián đoạn ảnh hưởng đến nguồn cung tại các mỏ ở Tây Úc.
Theo tinnhanhchungkhoan.vn