Thường xuyên truy cập hocviendautu. để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư Thường xuyên truy cập hocviendautu.edu.vn để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư

CHUYÊN GIA HỖ TRỢ:

Facebook: Lê Nguyên

Zalo: 0765. 84 85 86

Thị trường tài chính 24h: Thị trường chứng khoán cần sự tích lũy

VN-Index điều chỉnh; Lãi suất giảm, doanh nghiệp vẫn khó hấp thụ vốn; SSI Research điểm tên 7 cổ phiếu có nền tảng tích cực trong tháng 9; Chứng khoán có nhiều “câu chuyện” để kể; Các ngân hàng trung ương đặt mục tiêu giữ lãi suất cao trong thời gian dài…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay 13/9 giảm 50.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã giảm thêm 50.000 đồng/lượng, hiện đứng ở mức 67,95 – 68,67 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 9 USD xuống 1.912,8 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng gần như chỉ đi ngang quanh ngưỡng trên cho đến cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 104,80 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 13/9 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.995 đồng/USD, tăng 14 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.980 – 24.320 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng lên 26.100 USD thì sang phiên hôm nay đã trồi sụt nhẹ và trở lại ngưỡng trên vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,53 USD (+0,60%), lên 89,37 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,53 USD (+0,58%), lên 92,59 USD/thùng.

VN-Index điều chỉnh

Thị trường đã sớm trở lại trạng thái rung lắc, phân hóa và VN-Index may mắn có được sắc xanh nhạt về cuối phiên sáng nhờ cặp đôi lớn MWG và GAS.

Sau giờ nghỉ trưa, lần thứ 3 trong thời gian gần đây chỉ số tiếp cận ngưỡng kháng cự 1.250 điểm này, nhưng cũng thêm một lần chưa thể chinh phục thành công khi áp lực bán bất ngờ gia tăng, đẩy chỉ số có lúc đã mất hơn 10 điểm, trước khi thu hẹp đà giảm về cuối phiên.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 37,19 triệu đơn vị, với tổng giá trị bán ròng 1.187,5 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 13/9: VN-Index giảm 7,05 điểm (-0,57%), xuống 1.238,39 điểm; HNX-Index giảm 0,22 điểm (-0,08%), xuống 256,11 điểm; UPCoM-Index giảm 0,09 điểm (-0,09%), xuống 94,18 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ giảm trong phiên thứ Ba (12/9), khi chịu ảnh hưởng mạnh bởi cổ phiếu công nghệ, với Oracle giảm hơn 13% sau khi dự báo yếu và giá dầu tăng vọt làm sâu sắc thêm lo ngại về áp lực lạm phát dai dẳng.

Cổ phiếu Oracle giảm mạnh nhất trong số các cổ phiếu thuộc S&P 500, lao dốc 13,5% sau khi doanh số bán hàng trong quý trước không đạt kỳ vọng và dự báo doanh thu cũng gây thất vọng.

Kết thúc phiên 12/9: Chỉ số Dow Jones giảm 17,73 điểm (-0,05%), xuống 34.645,99 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 25,56 điểm (-0,57%), xuống 4.461,90 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 144,28 điểm (-1,04%), xuống 13.773,61 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm, khi giới đầu tư thận trọng trước khi báo cáo lạm phát quan trọng của Mỹ được công bố.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,21% xuống 32.706,52 điểm. Chỉ số Topix giảm 0,05% xuống 2.378,64 điểm.

Các nhà đầu tư cũng chuẩn bị cho các dấu hiệu Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) có thể sẽ điều chỉnh chính sách nới lỏng, sau khi Thống đốc Kazuo Ueda báo hiệu chấm dứt sớm lãi suất âm trong một cuộc phỏng vấn với một tờ báo địa phương.

Cổ phiếu lớn Softbank Group giảm 1,63% và là lực cản lớn nhất đối với Nikkei 225, tiếp theo là Recruit Holdings mất 1,67%.

Cổ phiếu IHI tiếp tục giảm 3,05% sau khi nhà sản xuất máy móc công nghiệp nặng, sau khi giảm 16% trong phiên trước đó.

Chứng khoán Trung Quốc giảm, khi giới đầu tư thận trọng trước khi dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ và nhiều manh mối hơn về các biện pháp kích thích của Bắc Kinh.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,45% xuống 3.123,07 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,64% xuống 3.736,65 điểm.

Các thị trường châu Á, bao gồm Trung Quốc phần lớn đều giảm khi Mỹ chuẩn bị công bố chỉ số giá tiêu dùng CPI, trong khi giá dầu tăng đột biến làm dấy lên lo lắng về áp lực giá dai dẳng, làm phức tạp về dự báo lãi suất.

Một cuộc khảo sát của BofA Securities về các quỹ châu Á cho thấy tâm lý về thị trường Trung Quốc tiếp tục ảm đạm.

Chính quyền Trung Quốc đã đưa ra một loạt các biện pháp chính sách trong những tháng gần đây để thúc đẩy tâm lý nhà đầu tư và hồi sinh lĩnh vực bất động sản, nhưng không thể thúc đẩy một đợt phục hồi bền vững trên thị trường chứng khoán.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 6,6 tỷ nhân dân tệ (906,53 triệu USD) cổ phiếu Trung Quốc vào thứ Tư.

Chứng khoán Hồng Kông giảm phiên thứ sáu liên tiếp, do lo ngại về sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,09% xuống 18.009,22 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,39% xuống 6.235,71 điểm.

Chỉ số công nghệ giảm 0,6% với Meituan giảm 1,4%, sau khi có thêm sự cạnh tranh của công ty Douyin thuộc ByteDance mở rộng sang lĩnh vực giao đồ ăn.

Cổ phiếu Alibaba Group mất 0,9%, Tencent giảm 0,6% và JD.com giảm 0,8%.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm không đáng kể, với mức tăng của cổ phiếu của các nhà sản xuất chip và nhà sản xuất ô tô đã bù đắp cho đà giảm của các nhà sản xuất pin, trong khi sự thận trọng cũng dâng cao trước dữ liệu lạm phát của Mỹ.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 1,88 điểm, tương đương 0,07% xuống 2.534,70 điểm.

“Thị trường không có xu hướng rõ ràng trước ngày dữ liệu lạm phát của Mỹ được công bố và sự không chắc chắn về chính sách tiền tệ của Fed”, Kim Seok-hwan, nhà phân tích tại Mirae Asset Securities, cho biết.

Phiên này, cổ phiếu nhà sản xuất chip Samsung Electronics tăng 0,57% sau khi truyền thông đưa tin về việc tăng giá chip nhớ. Cổ phiếu Peer SK Hynix tăng 1,54%.

Hyundai Motor tăng 1,93% sau khi nhà sản xuất ô tô đạt được thỏa thuận tiền lương dự kiến với liên đoàn lao động Hàn Quốc để tránh tránh một cuộc đình công. Hãng xe anh em Kia Corp tăng 1,03%.

Ở chiều ngược lại, Nhà sản xuất pin LG Energy Solution giảm 1,00%, công ty mẹ LG Chem giảm 3,4%, trong khi công ty cùng ngành SK Innovation giảm 4,25%, POSCO Holdings giảm 3,11%.

Kết thúc phiên 13/9: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 69,85 điểm (-0,21%), xuống 32.706,52 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 13,99 điểm (-0,45%), xuống 3.123,07 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 16,67 điểm (-0,09%), xuống 18.009,22 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 1,88 điểm (-0,07%), xuống 2.534,70 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

– Lãi suất giảm, doanh nghiệp vẫn khó hấp thụ vốn

Lãi suất giảm mới chỉ là điều kiện cần, chỉ khi các doanh nghiệp được tiếp cận vốn một cách thuận lợi thì mới giúp dòng tiền lưu thông trong nền kinh tế và hỗ trợ thị trường chứng khoán tích cực hơn..>> Chi tiết

– SSI Research điểm tên 7 cổ phiếu có nền tảng tích cực trong tháng 9

Sau khi quay lại xu hướng chính tính từ tháng 5/2023, thị trường chứng khoán cần sự tích lũy ở xu hướng hiện tại và khả năng kéo dài xuyên suốt trong chu kỳ tháng 9. Quá trình tích luỹ khả năng sẽ diễn ra trong kênh giá 1.180 – 1.295 điểm..>> Chi tiết

– Chứng khoán có nhiều “câu chuyện” để kể

Đầu tư công tăng tốc, cùng nhiều tín hiệu cho thấy kinh tế vĩ mô bớt ảm đạm đang tạo kỳ vọng cho nhà đầu tư vào sự phục hồi của nền kinh tế cũng như mặt bằng giá cổ phiếu..>> Chi tiết

– Các ngân hàng trung ương đặt mục tiêu giữ lãi suất cao trong thời gian dài để chống lạm phát

Trong khoảng tuần tới, lãi suất đối với 7 trong số 10 loại tiền tệ được giao dịch nhiều nhất trên thế giới – bao gồm đồng đô la và đồng euro – sẽ được ấn định, với viễn cảnh thắt chặt chính sách kéo dài sẽ xuất hiện..>> Chi tiết

Theo tinnhanhchungkhoan.vn


CÔNG TY THÀNH VIÊN

© HOCVIENDAUTU.EDU.VN ALL RIGHTS RESERVED
GIAO DỊCH FOREX
GIAO DỊCH CRYPTO