Hiện nay, quy định về việc mua đất tái định cư đang là vấn đề khiến nhiều người quan tâm và còn nhiều e ngại. Vậy đất tái định cư là gì? Nhà ở tái định cư hiện nay có những quy định như thế nào?
Đất Tái Định Cư Là Gì?
Đất tái định cư là đất do nhà nước cấp để bồi thường thu hồi đất và hỗ trợ người dân bị thu hồi đất nhằm ổn định cuộc sống.
Vì vậy, xét về mặt pháp lý đất tái định cư là đất ở có đủ quyền sở hữu được cấp cho chủ sở hữu mới. Quy định về đất tái định cư lần đầu tiên được ban hành trong bộ Luật Đất đai năm 2013
Vì đất tái định cư đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nên người được thừa hưởng cũng có các quyền sử dụng đất hợp pháp như các loại đất ở thông thường khác.
Quy định nhà ở tái định cư hiện nay
Nhà ở tái định cư là một trong những vấn đề nóng và thường gây ra nhiều tranh cãi khiến cho việc đền bù, bồi thường giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư gặp khó khăn. Một phần cho chính sách quy định về tái định cửa chưa đủ phù hợp và một phần do người dân chưa nắm hết được quyền và nghĩa vụ của mình khi có quyết định thu hồi đất.
Đền bù hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất như đã nó có nhiều hình thức đó là bằng tiền, bằng nhà ở tái định cư hoặc đất tái định cư người dân tự xây nhà. Trong đó việc bố trí chỗ mở mới hoặc chi trả các chi phí để người bị thu hồi đất tìm nơi định cư mới sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
Cơ bản nhà nước vẫn ưu tiên bố trí đất tái định cư, nhà tái định cư tại chỗ nơi khu vực có đất thu hồi nếu có đủ diện tích đảm bảo, hạn chế việc phải di chuyển ra khu vực mới ngoài khu vực thu hồi của dự án.
Nhà ở xã hội và tái định cư có được thế chấp?
Trước hết phải hiểu rõ khái niệm nhà ở tái định cư và nhà ở xã hội là gì bởi 2 hình thức này không phải là một. Theo quy định tại khoản 6,7 điều 3 Luật nhà ở 2014 thì bạn có thể phân biệt được 2 hình thức nhà ở xã hội và nhà ở tái định cư như sau :
” 6. Nhà ở để phục vụ tái định cư là nhà ở để bố trí cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở, bị giải tỏa nhà ở theo quy định của pháp luật.
7. Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật này.”
Nhà ở xã hội và nhà ở tái định cư có thể được thế chấp trong trường hợp” “Người mua, thuê nhà thế chấp với Ngân hàng để vay tiền mua, thuê chính căn hộ đó”. Ngoài ra, mỗi loại hình nhà ở sẽ có điều kiện để thế chấp riêng.
Thế chấp nhà ở xã hội
Người mua hoặc thuê mua nhà ở xã hội chỉ được thế chấp khi có đủ các điều kiện:
- Đã thanh toán hết tiền mua, thuê mua theo hợp đồng
- Đủ thời hạn 5 năm tính từ thời điểm thanh toán hết tiền mua nhà đến thời điểm thế chấp.
- Người mua, thuê mua nhà đã được cấp Giấy chứng nhận
Thế chấp nhà ở tái định cư
Nếu nhà tái định cư không thuộc loại hình nhà ở xã hội thì sẽ chỉ cần đáp ứng đủ các điều kiện tham gia giao dịch tại quy định tại Điều 118 Luật nhà ở năm 2014 là có thể thế chấp nhà mà không bị hạn chế về mục đích.
Cụ thể các điều kiện để nhà ở tái định cư có thể thế chấp là:
- Có giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, một số trường hợp nhà ở tái định cư không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận.
- Không có các tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện, về quyền sở hữu, nếu nhà ở sở hữu có thời hạn thì phải trong hạn sở hữu.
- Không thuộc đối tượng bị kê biên thi hành án, chấp hành quyết định hành chính có hiệu lực.
- Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.
Xem thêm:
- Những lưu ý khi mua bán nhà đất có sổ hồng chung
- Giải đáp những thắc mắc trước khi mua nhà
- Có được mua bán nhà đất trong diện quy hoạch không?
Đất tái định cư có được tách sổ đỏ không?
Đất tái định cư là đất do nhà nước cấp để hồi thường thu hồi đất và hỗ trợ người dân bị thu hồi đất ổn định cuộc sống. Vì vậy về mặt pháp lý người được cấp đất tái định cư là đất ở có đủ quyền sở hữu.
Do đó đất tái định cư đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì về bán chất người có quyền sử dụng đất hợp pháp này hoàn toàn có các quyền như các loại đất ở thông thường khách. Vì vậy loại đất tái định cư có thể được tách sổ đỏ nếu nó đảm bảo các quy định về điều kiện tách sổ đỏ theo quy định của pháp luật: diện tích tối thiểu, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, làm thủ tục xin tách sổ đỏ…
Đối với trường hợp đất tái định cư chưa có sổ đỏ có thể có các loại giấy tờ sau:
- Biên bản họp xét TĐC cho các hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi.
- Biên bản bốc thăm nền TĐC.
- Biên bản bàn giao nền TĐC ngoài thực địa.
- Quyết định về việc giao nền TĐC.
Tuy nhiên, các loại giấy tờ này không thể là cứ để đất tái định cư chưa có sổ đỏ thì không thể tách sổ được mà chỉ khi người được cấp đất TĐC này được cấp Giấy CNQSDĐ mới có thể làm thủ tục sang, mua bán chuyển nhượng hay tách sổ đỏ, thế chấp.
Tìm hiểu thêm:
- Đặt cọc mua nhà như thế nào để tránh được rủi ro?
- Những điều cần lưu ý khi lần đầu tiên mua nhà
- Kinh nghiệm mua nhà đất chính chủ giá rẻ mà không qua môi giới