Thường xuyên truy cập hocviendautu. để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư         Thường xuyên truy cập hocviendautu.edu.vn để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư

Nhu cầu thép hạ nguồn vẫn yếu, các nhà sản xuất vật liệu xây dựng trông chờ vào chính sách vĩ mô

Nhu cầu thép hạ nguồn vẫn yếu, các nhà sản xuất vật liệu xây dựng trông chờ vào chính sách vĩ mô
Nhu cầu thép hạ nguồn vẫn yếu, các nhà sản xuất vật liệu xây dựng trông chờ vào chính sách vĩ mô

 

VDS
0.00%

Thêm/Gỡ bỏ từ một Danh Mục

Thêm vào danh mục theo dõi

Thêm Lệnh

Đã thêm vị thế thành công vào:


Vui lòng đặt tên cho danh mục đầu tư của bạn

MUA
Bán

 


1:1
1:10
1:25
1:50
1:100
1:200
1:400
1:500
1:1000


 

Tạo một danh sách theo dõi mới
Khởi tạo

Tạo một danh mục đầu tư mới
Thêm vào
Khởi tạo

+ Một vị thế khác
Đóng

Cơ hội cải thiện lợi nhuận của các nhà sản xuất thép vẫn chưa rõ nét vào thời điểm này, khi sản lượng thấp khiến lợi nhuận bị ăn mòn. Theo báo cáo mới cập nhật tại Chứng khoán Rồng Việt (HM:VDS) (VDSC), với các sản phẩm thép hạ nguồn, hồi phục nhu cầu vẫn chưa rõ ràng. Lũy kế 2T2023, tiêu thụ thép xây dựng đạt 1,7 triệu tấn, giảm 22% so với cùng kỳ, tôn mạ 575.000 tấn, giảm 29% so với cùng kỳ, ống thép đạt 392.000 tấn, giảm 17% so với cùng kỳ.

Ngoại trừ nhóm tôn mạ chịu ảnh hưởng từ thị trường xuất khẩu yếu, giảm 40% so với cùng kỳ, nhu cầu thép xây dựng và ống thép nội địa vẫn là nhân tố chính kéo giảm sản lượng tiêu thụ.

Cơ hội cải thiện lợi nhuận của các nhà sản xuất thép vẫn chưa rõ nét vào thời điểm này, khi sản lượng thấp khiến lợi nhuận bị ăn mòn bởi các loại chi phí cố định như khấu hao, chi phí quản lý-bán hàng, đặc biệt là chi phí tài chính khi mặt bằng lãi suất cao hơn hẳn so với cùng kỳ.

Việc tháo gỡ những khó khăn của thị trường trái phiếu doanh nghiệp là rất cần thiết để dòng tiền vào lĩnh vực Bất động sản- Xây dựng được lưu thông trở lại.

Theo Chuyên viên Kinh tế Vĩ mô tại VDSC, Nghị định 65 sửa đổi sẽ giúp doanh nghiệp đàm phán và thu xếp với trái chủ, phần nào khôi phục tiến độ cho các dự án đang triển khai.

Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng rủi ro mất khả năng thanh toán ở một số nhà phát triển bất động sản lây lan sang các khoản nợ vay ngân hàng của các doanh nghiệp cùng chuỗi giá trị.

Trong khi chờ đợi chính sách tiền tệ, nhu cầu xây lắp trong nước sẽ phụ thuộc vào tiến độ của các dự án đầu tư công về hạ tầng để phần nào bù đắp cho sụt giảm nhu cầu. Giải ngân đầu tư công của năm 2022 ước đến tháng 1/2023 đạt hơn 539 nghìn tỷ động, tương đương 93% kế hoạch và tăng 23% so với năm trước.

Trong đó vốn giải ngân từ Trung ương tăng 30%, là đầu tàu tăng trưởng khi vốn giải ngân từ địa phương tăng yếu hơn. Bộ Giao thông Vận tải chiếm quy mô vốn đầu tư công lớn nhất trong năm 2022, ước giải ngân 53,5 nghìn tỷ đồng, con số này sẽ tăng gấp 1,7 lần trong năm 2023.

Các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng đã được Chính phủ đôn đốc khá quyết liệt như khởi công 12 dự án thành phần của Cao tốc Bắc Nam, tìm nhà thầu cho Sân bay Long Thành, giải phóng mặt bằng cho dự án Vành đai 3 Tp.HCM và Vành đai 4 tại Hà Nội.

Giải ngân từ các dự án này được kỳ vọng sẽ hỗ trợ nhu cầu tiêu thụ thép trong nước trong khi các nhà sản xuất chờ đợi tín hiệu tích cực từ nhóm chủ đầu tư tư nhân và nhu cầu thép thế giới để khôi phục hoàn toàn hoạt động sản xuất – kinh doanh.

Theo investing.com 


CÔNG TY THÀNH VIÊN

© HOCVIENDAUTU.EDU.VN ALL RIGHTS RESERVED
GIAO DỊCH FOREX
GIAO DỊCH CRYPTO