Warning: session_start() expects parameter 1 to be array, string given in /home/hocvienQc3b/hocviendautu.edu.vn/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324
Startup là gì? Khởi nghiệp là gì? Startup là gì? Khởi nghiệp là gì? - Học viện đầu tư
Thường xuyên truy cập hocviendautu. để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư Thường xuyên truy cập hocviendautu.edu.vn để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư

CHUYÊN GIA HỖ TRỢ:

Facebook: Lê Nguyên

Zalo: 0765. 84 85 86

Startup là gì? Khởi nghiệp là gì?

 

Khởi nghiệp là gì? Startup là gì? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Nhất là khi phong trào “Quốc Gia Khởi Nghiệp” đang dần được phổ biến rộng khắp. Khởi nghiệp là một tổ chức được thiết kế nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ trong những điều kiện không được chắc chắn nhất.

 

Startup là gì? Khởi nghiệp là gì?

Khởi nghiệp – Startup là bạn có ý định tự mình có một công việc kinh doanh riêng, bạn muốn tự mình làm và quản lý tự kiếm thu nhập cho mình. Bạn cung cấp và phát triển một sản phẩm hay dịch vụ nào đó, mua bán lại một sản phẩm hay cửa hàng đang hoạt động hoặc hoạt động sinh lợi nào đó.

Khởi nghiệp cũng có nghĩa là bạn tạo ra giá trị có lợi cho người cho xã hội hoặc nhóm khởi nghiệp, cho các cổ đông của công ty, cho người lao động, cho cộng đồng và nhà nước. Khởi nghiệp bằng việc thành lập doanh nghiệp sẽ tạo tăng trưởng kinh tế và dưới một góc độ nào đó sẽ tham gia vào việc phát triển kinh tế và xã hội.

Đối với cá nhân startup, việc  theo đuổi việc khởi nghiệp, hoạt động này giúp họ tạo ra công việc, thu nhập cho chính mình mà không phải bắt đầu từ việc đi làm thuê. Startup được tự do trong công việc, và nếu công ty của họ phát triển tốt thì nguồn thu nhập của họ có thể cao gấp nhiều lần so với thu nhập do đi làm thuê mang lại.

Đối với xã hội & nền kinh tế nước nhà thì các công ty khởi nghiệp tạo ra thêm nhiều công ăn việc làm. Điều này giúp đất nước có thể giải quyết tình trạng thất nghiệp, tạo ra nguồn thu nhập cho người lao động nuôi sống bản thân và gia đình.

Khởi nghiệp có thể là bạn tự mở cho mình một cửa hàng như bún bò, phở, xôi sáng, quán cafe, tiệm Internet, cửa hàng mỹ phẩm, cửa hàng tiêu dùng hay mở trang trại trồng cây, chăn nuôi, xưởng sản xuất một mặt hàng nào đó hay đơn giản bạn chỉ thương mại tức mà mua đi bán lại …

Khởi nghiệp là bạn vừa là nhân viên vừa là ông chủ hoặc cao hơn bạn tự thành lập doanh nghiệp riêng cho mình rồi tuyển nhân viên vào cùng làm. Vì vậy khởi nghiệp cũng chính là bạn bắt đầu làm chủ. Và khởi nghiệp cũng chính là một công việc kinh doanh của bạn vì nó liên quan đến việc tạo ra sản phẩm và bán ra thị trường để bạn có thu nhập. Chính vì vậy người ta thường gọi là khởi nghiệp kinh doanh.

 

Định nghĩa Khởi nghiệp | Startup tại Việt Nam

Chúng ta hãy bắt với định nghĩa của “startup” để nắm bắt ý nghĩa tự nhiên thiết yếu của nó, và cố gắng lược bỏ các mối liên hệ cụ thể của hầu hết quá trình startup đáng chú ý.

Khởi nghiệp là một tổ chức của con người được thiết kế nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ trong những điều kiện không chắc chắn nhất.

Hãy giải thích một cách lần lượt. Đầu tiên, tôi muốn nhất mạnh khía cạnh tổ chức con người, bởi điều này hoàn toàn bị bỏ sót trong câu chuyện “2 gã trong nhà để xe”. Từ “thể chế” bao hàm ý nghĩa của chế độ quan liêu, quy trình và thậm chí cả sự thờ ơ. Làm thế nào điều đó có thể là một phần của “startup”. Tuy nhiên, những câu chuyện thật về những sự khởi đầu thành công bao gồm đầy đủ các hoạt động có thể được gọi là xây dựng tổ chức: thuê các nhân viên sáng tạo, phối hợp hoạt động của họ, và tạo ra văn hóa công ty mang lại kết quả. Mặc dù một vài công ty startup có thể tiếp cận các hoạt động này theo những cách cực đoan, nhưng dù sao chúng cũng là những thành phần quan trọng góp phần tạo nên thành công.

Vậy từ “con người” trong khái niệm này là dư thừa? Vậy những hình thức khác của tổ chức là gì?

Chúng ta thường bỏ qua thực tế là startup không phải là sản phấm của chúng, không phải là những đột phá công nghệ, hoặc thậm chí không phải dữ liệu của chúng. Ngay cả đối với các công ty mà chủ yếu chỉ có một sản phẩm, giá trị công ty tạo ra không phải ở sản phẩm đó mà ở con người và tổ chức của họ tạo ra nó. Để có được bằng chứng về điều này, đơn giản chỉ cần quan sát các kết quả của nhiều vụ mua lại các công ty startup. Trong hầu hết các trường hợp, các khía cạnh quan trọng của công ty startup biến mất, ngay cả khi sản phẩm, thương hiệu, và thậm chí cả khi hợp động lao động được lưu trữ.

Cái mới của sản phẩm hay dịch vụ mà công ty startup mang đến cũng là yếu tố quan trọng của khái niệm. Nó cũng là một yếu tố phức tạp. Tôi ưu tiên khái niệm rộng nhất của sản phẩm, bao gồm bất cứ nguồn giá trị nào của tập hợp những người tự nguyện trở thành khách hàng. Điều này cũng đúng với hàng hóa được đóng gói của một cửa hàng tập hóa, một trang web thương mại điện tử, một dịch vụ xã hội phi lợi nhuận hoặc một loạt các chương trình của chính phủ. Trong mọi trường hợp, tổ chức được dành để phát hiện ra nguồn giá trị mới cho khách hàng, và quan tâm đến tác động thực tế của công việc đến khách hàng (trái lại, sự độc quyền hay quan liêu thường không quan tâm đến điều đó và chỉ tìm cách duy trì bản thân).

Điều đó cũng quan trọng khi chúng ta nói về sự sáng tạo, nhưng điều này cũng cần được hiểu một cách rộng rãi. Ngay cả những sáng chế tiên tiến nhất cũng luôn được xây dựng dựa trên các công nghệ cũ. Nhiều công ty startup không sáng chế ở khía cạnh sản phẩm, mà sử dụng các sáng chế khác: điều chỉnh những công nghệ hiện tại cho mục đích mới, đặt ra một mô hình kinh doanh mới để mở ra các giá trị trước đây chưa được tìm ra, hoặc thậm chí mang sản phẩm hay dịch vụ đến một địa điểm mới hoặc nhóm khách hàng trước đây chưa được phục vụ. Trong tất cả các trường hợp này, sự sáng tạo đổi mới là chìa khóa đưa đến thành công cho công ty.

Bởi vì sáng tạo vốn là mạo hiểm, có thể lợi nhuận quá lớn về kinh tế cho các công ty startup có thể tận dụng rủi ro theo một cách mới – nhưng đây không phải là một phần tất yếu của công ty startup. Câu hỏi là: “mức độ của sự sáng tạo mà doanh nghiệp muốn đạt được là gì?”

Phần quan trọng cuối cùng của khái niệm này: bối cảnh của sự sáng tạo.

Hầu hết các doanh nghiệp lớn nhỏ đều bị loại trừ trong bối cảnh này. Các công ty startup được lập ra để đối phố với tình huống bất ngờ nhất. Để mở một doanh nghiệp mới là bản sao chính xác của doanh nghiệp hiện tại, tập trung vào mô hình kinh doanh, giá cả, khách hàng được nhắm tới, và sản phẩm trong nhiều trường hợp là một cách đầu tư kinh tế hấp dẫn. Nhưng nó không phải là công ty startup, bởi vì thành công của nó chỉ phụ thuộc quá nhiều vào cách thực thi tốt đến nỗi thành công này có thể được mô hình hóa với độ chính xác cao. Đó là lý do tại sao nhiều doanh nghiệp nhỏ có thể được tài trợ vốn vay ngân hàng; mức độ rủi ro và không chắc chắn đủ rõ ràng để một nhân viên cho vay sáng suốt có thể đánh giá triển vọng của nó.

Do đó, các công ty startup có một vị trí đặc biệt, khi rủi ro là không có.

Trái với những trường hợp rủi ro khác, như mua cổ phiếu có rủi ro cao. Mặc dù mức chi trả cụ thể của cổ phiếu rủi ro không được biết đến, đầu tư vào các cổ phiếu như vây có thể được mô hình một cách chính xác. Vì vậy mộ nhà tư vấn tài chính giỏi có thể cung cấp cho bạn khoản lợi tức dài hạn một cách chính xác và hợp lý mà các cổ phiếu rủi ro mang lại. Khi “phí rủi ro” tính toán được, chúng ta không còn là startup. Trên thực tế, trước đây, phần lớn các công ty startup là dễ như trở bàn tay. Có lẽ ví dụ nổi tiếng nhất hiện nay là Google: làm thế nào chúng ta có thể sống thiếu nó? Xây dựng một sản phẩm đặc biệt gần như không rủi ro như nó có vẻ vào thời điểm đó; thật ra, theo tôi đó là một suy luận hợp lý để nói rằng nó đã gần như được đảm bảo để thành công. Nó chỉ không khả thi cho ai muốn biết trước tương lai.

 

Các công ty startup được thiết kế cho những tình huống không thể mô hình hóa, không rõ ràng, và độ rủi ro không nhất thiết phải lớn mà chỉ chưa tính toán được. Tôi nhấn mạnh điểm này bởi vì nó cần thiết để thúc đẩy số lượng lớn lý thuyết về “lean startup” (Việc sử dụng các nền tảng được kích hoạt bởi mã nguồn mở và phần mềm miễn phí, tập trung vào khách hàng và ý kiến phản hồi của họ). Về cơ bản, “lean startup” là một phương pháp đối mặt với điều không chắc chắn và chưa được nhận ra với sự linh hoạt, cân bằng và hiệu quả. Nó là một kinh nghiệm khác hẳn với công việc khó thực hiện trong một loại hình kinh doanh truyền thống, và mục tiêu của tôi không phải để hệ thấp những người khác – cuối cùng, hầu hết các công ty startup đều mong muốn sau này không còn là startup.

Những khác biệt này vẫn còn là vấn đề, bởi vì “cách thực hành tốt nhất” được học từ những hoàn cảnh khác không thể áp dụng tốt vào startup. Thật ra sự thất bại đáng kể nhất xảy ra khi bạn không nhận ra mình đang trong tình trạng startup hoặc không nhận ra nó có nghĩa gì.

 

Ai nên bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh?

Hầu như bất cứ người nào cũng có thể khởi nghiệp kinh doanh nếu muốn, không phân biệt già hay trẻ, nam hay nữ, không phân biệt trong hay ở ngoài nước, thành thị hoặc nông thôn; miễn là bạn có một ý tưởng kinh doanh thiết thực hay có thể thực hiện được, có thể đem lại lợi ích cho chính bản thân mình và toàn xã hội.

Tuy nhiên hiện nay những ý tưởng khởi nghiệp được hình thành chủ yếu bởi các bạn đam mê làm giàu và sáng tạo, nhất là những bạn sinh viên đang đi học hoặc vừa ra trường. Những con người trẻ tuổi đang ở độ tuổi tràn đầy nhiệt huyết, họ cũng có đủ sự nhanh nhạy, khả năng nắm bắt những kiến thức & kỹ năng công nghệ mới. Họ có lòng can đảm và khát khao khẳng định bản thân hơn những người đi trước mặc dù những người đi trước lại có nhiều lợi thế về kinh nghiệm hơn.

Vì thế dù bạn còn trẻ và chưa có gì trong tay, đừng lo sợ gì cả, hãy cứ thử nghiệm và thất bại. Khởi nghiệp kinh doanh không bao giờ là sự lựa chọn dễ dàng, nó không dành cho tất cả mọi người. Nhưng nếu người khởi nghiệp trẻ có đủ quyết tâm và lòng kiên trì, đủ dũng cảm để đối mặt với những chông gai thử thách có thể gặp phải trên con đường khởi nghiệp thì có lẽ đây chính là con đường phù hợp với bạn.

Những yếu tố mà người khởi nghiệp cần phải có

Năng lực sáng tạo không giới hạn:

Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất khi bắt đầu con đường làm giàu của mình đó là bản thân người startup phải có một sự sáng tạo vượt bậc. Bởi vì chỉ có sự sáng tạo không giới hạn mới có thể làm nên sự khác biệt giữa bạn và đối thủ, chỉ có sự sáng tạo hơn người mới có thể giúp bạn nhìn thấu toàn bộ thị trường hiện tại, tìm ra những nhu cầu chưa được đáp ứng, từ đó đưa ra kế hoạch kinh doanh đặc biệt riêng cho startup của mình.

Kế hoạch này không nhất thiết phải bao gồm những ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh chưa ai biết đến hay những ý tưởng mới hoàn toàn chưa ai nghĩ đến, mà nó phải tạo nên sự đột phá và lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp của bạn.

Sự khác biệt trong sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp là điểm tựa quan trọng cho bạn trên thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt này. Vậy thì, thay vì tranh giành miếng bánh với các đối thủ lớn trên thị trường ra đời sớm hơn mình, mạnh hơn mình, nhiều kinh nghiệm hơn mình thì chúng ta có thể tự tìm ra một miếng bánh mới – mà tại đó chúng ta chính là người dẫn đầu.

Nguồn vốn khởi nghiệp kinh doanh:

Một trong những yếu tố quan trọng khác khi bạn muốn khởi nghiệp đó là vốn khởi nghiệp kinh doanh. Đây là nguồn nuôi dưỡng cho kế hoạch kinh doanh và là một đòn bẩy cho sự thành công của bạn.

Sự kiên trì – không bỏ cuộc:

Sở dĩ đức tính kiên trì là một yếu tố quan trọng bởi vì trong quá trình khởi nghiệp không phải ai cũng có được thành công trong lần đầu bắt tay vào làm, có những người thất bại rất nhiều lần nhưng họ vẫn không từ bỏ, vẫn tiếp tục đứng dậy để thực hiện ý tưởng của mình. Chính sự quyết tâm và lòng kiên trì trong con người đó đã tạo nên sự thành công – “Thất bại là mẹ thành công” . Thật sự, thực tế đã chứng minh rằng những doanh nhân khởi nghiệp thành công là những người có tinh thần quyết tâm cao hơn những người bình thường để vượt qua những trở ngại, có sự đam mê và kiên trì vượt trội để có thể đứng lên từ những thất bại trong thời gian ngắn.

Kỹ năng nền tảng cơ bản về kiến thức chuyên môn:

Hiện nay muốn làm bất cứ một việc gì trong bất cứ một ngành nghề nào bạn cũng cần phải có kiến thức về ngành nghề đó, vì thế nếu muốn khởi nghiệp kinh doanh trong một lĩnh vực nào đó bạn cũng nên tìm hiểu kĩ các kiến thức xung quanh lĩnh vực đó.

Ví dụ: bạn muốn khởi nghiệp bằng cách mở phòng thu âm chuyên nghiệp, thì bạn cần phải có những kiến thức cơ bản trong thanh nhạc, âm thanh, cách hoà âm – phối khí hoặc cần biết sử dụng một số nhạc cụ phổ thông… Hay bạn muốn trở thành một nhà kinh doanh thời trang lớn bạn cần có những kiến thức cơ bản gu thẩm mỹ, thời trang, nắm được xu hướng thời trang, về bán hàng …

Việc hiểu biết các kiến thức cơ bản, chuyên môn trong lĩnh vực mình hoạt động hay nhiều khía cạnh khác nhau trong doanh nghiệp như sản phẩm, nhân lực, công nghệ, thị trường, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan là một bước đệm quan trọng giúp bạn tránh khỏi sự thất bại trong việc thiếu chuyên môn và những lí do ngoài ý muốn. Vì thế nếu bạn có ý định khởi nghiệp trước tiên hãy trang bị đầy đủ cho mình những kiến thức này.

Kỹ năng tìm hiểu và nghiên cứu thị trường:

Nghiên cứu thị trường tiềm năng sẽ cung cấp cho nhà startup có những thông tin quan trọng về lĩnh vực thị trường mà mình hoạt động. Ngoài ra, việc này giúp khởi nghiệp kinh doanh và phát triển kế hoạch kinh doanh; dể dàng thích ứng với thị trường trong tương lai. Những yếu tố cần được ưu tiên khi nghiên cứu thị trường sẽ là:

  • Xu hướng phát triển thị trường, mức độ hấp dẫn, mức độ cạnh tranh, tốc độ tăng trưởng, xu hướng bán hàng
  • Kiểm tra hồ sơ các đối thủ cạnh tranh trực tiếp – gián tiếp và đối chiếu với doanh nghiệp mình
  • Phân tích nhân khẩu học của khách hàng, vị trí địa lý, khách hàng điển hình, khách hàng tiềm năng.

Kỹ năng quản lý tài chính:

Quản lý tài chính là một kỹ năng cực kỳ quan trọng đối với người khởi nghiệp kinh doanh. Quá trình startup sẽ cần một lượng tiền nhất định để xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư nhân lực trong khi chưa thể hoạt động để có doanh thu ngay được. Do đó, cần có kế hoạch chi tiêu làm sao vừa phải tiết kiệm và vừa cần hợp lý ngay từ giai đoạn đầu cũng như trong suốt quá trình phát triển sau này của doanh nghiệp khởi nghiệp.

Kỹ năng ủy quyền – giao quyền:

Ủy quyền liên quan tới việc phân bổ trách nhiệm cho mọi người để hoành thành công việc. Điều kiện lý tưởng mà bạn muốn đạt được là khi các nhân viên của bạn có thể thực hiện được tất cả các hoạt đồng hàng ngày trong doanh nghiệp mình. Ủy thác một cách hiệu quả sẽ giúp đạt được sự cân bằng giữa hiệu quả quản lý và hiệu quả hoàn thành công việc của mọi người. Nhân tố chìa khóa là biết cách làm sao để doanh nghiệp của bạn làm việc cho mình, chứ không phải là bạn tất bật chạy theo quá trình hoạt động của doanh nghiệp mình.

Kỹ năng lập kế hoạch và xây dựng chiến lược:

Lập kế hoạch và xây dựng chiến lược là một hoạt động rất quan trọng trong kinh doanh. Nó là quá trình xác định chiến lược công ty của bạn hay phương hướng và quyết định việc phân bổ nguồn vốn cũng như nhân sự. Bí quyết ở đây là việc biết làm thế nào để dự kiến được khả năng hoạt động của doanh nghiệp của bạn trong tương lai từ 3 đến 5 năm tới với kế hoạch kinh doanh chi tiết.

Ngoài những yếu tố đã được nêu trên thì các kỹ năng mềm – kỹ năng sống cơ bản của bản thân bạn như quản lý thời gian, quản lý cảm xúc, kỹ năng giao tiếp… cũng là một trong những yếu tố không thể thiếu. Kỹ năng mềm – kỹ năng sống tuy không mang ý nghĩa quyết định đối với sự thành bại của doanh nghiệp nhưng nó là yếu tố hỗ trợ giúp gia tăng khả năng thành công cho quá trình khởi nghiệp của bạn và tạo thế chủ động cho doanh nghiệp của bạn trong các tình huống khó khăn có thể gặp phải.

 

Có thể bạn quan tâm:

 


CÔNG TY THÀNH VIÊN

© HOCVIENDAUTU.EDU.VN ALL RIGHTS RESERVED
GIAO DỊCH FOREX
GIAO DỊCH CRYPTO

Notice: Object of class WP_Error could not be converted to int in /home/hocvienQc3b/hocviendautu.edu.vn/public_html/wp-includes/user.php on line 2573

Notice: Object of class WP_Error could not be converted to int in /home/hocvienQc3b/hocviendautu.edu.vn/public_html/wp-includes/user.php on line 2125