Thường xuyên truy cập hocviendautu. để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư Thường xuyên truy cập hocviendautu.edu.vn để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư

CHUYÊN GIA HỖ TRỢ:

Facebook: Lê Nguyên

Zalo: 0765. 84 85 86

Khởi nghiệp ở Việt Nam có dễ như bạn nghĩ?

 

Khởi nghiệp không phải con đường trải đầy hoa hồng nhưng thành công sẽ đến với người biết kiên định mục tiêu. Theo thống kê, nước ta đang có khoảng 1.500 startup. Xét theo mật độ các công ty khởi nghiệp trên đầu người thì Việt Nam nhiều hơn cả các quốc gia khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia.

 

Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó, nhiều startup Việt cũng đang chọn cho mình theo hướng công nghệ (Tech Startup). Đặc điểm của các startup công nghệ là không cần quá nhiều vốn ban đầu nếu so với các ngành nghề khác và có thể dễ dàng học hỏi từ những mô hình đi trước trên thế giới. Một con số đáng ngạc nhiên, có đến 80% startup Việt không có cơ hội kỷ niệm lần sinh nhật thứ 2; chúng hoặc chết yểu hoặc chỉ tồn tại như một công ty “xác sống”. Vậy đâu là nguyên nhân khiến các startup Việt thất bại?

Sai lầm trong các bước đi

Nhiều bạn trẻ thường nghĩ hai cụm từ “startup” và “Entrepreneur” đều có nghĩa là “người khởi nghiệp”. Tuy nhiên, chúng không phải là một. “Entrepreneur” là cá nhân hay nhóm người tự khởi xướng, tự chủ trong công việc, kinh doanh cho riêng mình không thích làm cho doanh nghiệp. Trong khi đó, để được xem là một startup, cá nhân hoặc doanh nghiệp phải kinh doanh sản phẩm đi kèm với ý tưởng.

 

Ông Robert Trần – Tổng Giám đốc Tập đoàn Tư vấn chiến lược Robenny Khu vực Mỹ, Canada và Châu Á Thái Bình Dương cho biết: “Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đang hiểu nhầm hai khái niệm này. Điều này dẫn đến những chiến lược kinh doanh không phù hợp và đó là một trong những nguyên nhân khiến các startup Việt thất bại”.

Theo ông, một startup cần tuân thủ 6 bước nền tảng bao gồm: Xác định chiến lược -> Xác định mô hình kinh doanh -> Xác định mô hình hoạt động phù hợp với định hướng và mô hình kinh doanh -> Xây dựng cơ cấu tổ chức -> Chuyển đổi văn hóa ->Thực hiện.

 

Nhiều startup Việt Nam vội vàng bắt đầu ngay khi nghĩ ra ý tưởng nhưng chưa xác định rõ ràng mục tiêu kinh doanh. Nhiều trường hợp khi startup gọi vốn, nhà đầu tư nhảy vào nhưng hai bên lại bất đồng về giá trị theo đuổi, trong khi đó các startup này thường đứng trong thế “đi xin vốn” chứ không phải “gọi vốn”, điều này buộc họ phải chiều lòng các nhà đầu tư.

 

Vội vàng bắt đầu ngay khi nghĩ ra ý tưởng nhưng chưa xác định rõ ràng mục tiêu kinh doanh

 

Xem thêm: 

 

Thiếu hiểu biết pháp lý

Việc các nhà sáng lập chưa nhận thức rõ về các vấn đề pháp lý cũng là một trong những nguyên nhân đang khiến nhiều startup thất bại. Không ít nhà sáng lập trẻ chỉ quan tâm đến sự phát triển của startup mà không chú ý nhiều đến các rủi ro liên quan đến yếu tố lựa chọn sai loại hình doanh nghiệp. Hậu quả là startup bị đình trệ, bỏ lỡ các cơ hội tốt; đồng thời, gây sứt mẻ quan hệ giữa những người sáng lập do xuất hiện xung đột lợi ích về vốn, quyền sở hữu tài sản hoặc startup phải bồi thường cho các hợp đồng đã ký kết với đối tác.

 

Bên cạnh đó, vấn đề bản quyền và sở hữu trí tuệ cũng cần được các nhà sáng lập chú trọng. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng tại Việt Nam khi mà vi phạm bản quyền, hàng giả, hàng nhái vẫn đang là vấn nạn gây nhức nhối dư luận và chưa có giải pháp khắc phục hiệu quả. Đây sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để startup có thể nhận được sự bảo hộ từ pháp luật khi cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi về thương hiệu, tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra cho startup.

 

Khi chọn loại hình thương mại điện tử, các startup cần chú ý đến điều khoản sử dụng đối với người dùng khi họ truy cập vào trang web hoặc mạng xã hội của startup. Bởi nếu không, startup có thể gặp phải những rắc rối kiểu như người dùng có thể lợi dụng startup để tuyên truyền thông tin sai sự thật, đả kích gây ảnh hưởng đến bên thứ ba.

Thiếu điều khoản hợp tác, phương thức làm ăn là một thiếu sót thường gặp ở các startup trẻ. Bởi trong giai đoạn đầu, những nhà sáng lập thường gắn kết với nhau bằng đam mê, họ nghĩ đơn giản rằng: Các thành viên chỉ cần góp vốn và công sức đưa startup phát triển. Các thỏa thuận này thường sơ sài và chỉ được xem là thỏa thuận dân sự. Nhưng đến khi dự án khởi nghiệp phát triển tốt và có lợi nhuận, giữa các nhà sáng lập sẽ xảy ra xung đột liên quan đến góp vốn, sử dụng vốn, quyền sở hữu tài sản và phân chia lợi ích. Khi đó, những thỏa thuận miệng không đủ cơ sở pháp lý để giải quyết khiến mâu thuẫn nội bộ dâng cao, ảnh hưởng đến sự sinh tồn của startup.

 

Nhiều startup trẻ do không có đủ nhận thức về vấn đề pháp lý nên làm nảy sinh các mâu thuẫn lợi ích không đáng có khi có vấn đề phát sinh. Nhẹ thì mất công sức, thời gian và chi phí để giải quyết tranh chấp. Nặng thì startup mất các nhân viên tốt, trung thành, thậm chí có thể đối mặt với những kiện tung gây ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp.

Bài toán “gọi vốn”

Theo ông Don Lam, Tổng Giám đốc VinaCapital, Việt Nam rất khó làm Startup bởi vấn đề đầu tiên chính là “tiền đâu ?”. Ngoài ra, Việt Nam còn thiếu hụt một hệ sinh thái bền vững hỗ trợ người trẻ khởi nghiệp. Ông nhấn mạnh: “Startup chính là việc bạn bắt đầu từ con số 0, làm sao vay vốn ngân hàng, chỉ trông chờ vào các quỹ đầu tư chuyên nghiệp, hoặc trông chờ nguồn vốn tư nhân thông qua quen biết… Nhưng nếu không có hệ sinh thái bài bản thì rất khó để gọi vốn đầu tư”.

Vấn đề khởi nghiệp của người trẻ Việt hiện đang gặp quá nhiều khó khăn bởi quy trình ngược với các nước, điều này khiến người Việt Nam khởi nghiệp chậm hơn. Với nhiều điểm hạn chế hiện tại, các chuyên gia cho rằng. Việt Nam nếu muốn xây dựng một quốc gia khởi nghiệp thì phải xây dựng được một hệ sinh thái khởi nghiệp, phải kêu gọi được những nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường. Bởi người Việt Nam không có thói quen mạo hiểm, nên rất khó để họ bỏ vốn đầu tư lĩnh vực này. Phải có các nhà đầu tư nước ngoài tham gia, họ sẽ xác lập cuộc chơi trước, sau đó nhiều nhà đầu tư trong nước mới mạnh dạn tham gia.

Rào cản thủ tục hành chính

Những vấn đề như thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, giấy phép con, khó thoái vốn sau một thời gian đầu tư tại Việt Nam luôn khiến các nhà đầu tư ngoại “chùng chân”. Con số dự án khởi nghiệp trong nước nhận được những khoản đầu tư nước ngoài dừng lại ở mức khá “khiêm tốn”.

 

Theo thống kê hồi năm 2016, tổng giá trị đầu tư vào các startup tại khu vực Đông Nam Á là khoảng 1,5 tỷ USD. Song ở Việt Nam, con số này chỉ là dưới 100 triệu USD, 80% số tiền còn lại đổ vào Indonesia và Singapore bởi chính sách hỗ trợ startup, gọi vốn của họ tốt hơn nhiều so với Việt Nam.

 

Ở Singapore, chỉ 1 tuần là giải quyết xong các thủ tục và giải ngân được vốn đầu tư. Ở Thái Lan là 1 tháng, nhưng ở Việt Nam, thông thường phải mất từ 8 tháng tới 1 năm. Bởi để có một bộ hồ sơ được chấp thuận giải ngân vốn, nhà đầu tư phải cung cấp đầy đủ thông tin về nhà đầu tư gồm hộ chiếu của người đại diện pháp luật, giấy đăng kí kinh doanh, điều lệ công ty… Tất cả đều phải được dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, công chứng. Làm xong bộ hồ sơ trên mất 1 tuần, rồi lại mất thêm vài tháng nữa để xin chữ kí của tất cả các bên liên quan. Đó là với 1 nhà đầu tư, nếu có 3 nhà đầu tư ở 3 nước khác nhau, có lẽ phải chờ tới cả năm.

 

Với những yếu tố như trên thì rõ ràng, khởi nghiệp ở Việt Nam là không hề dễ. Trong thời gian tới, việc xây dựng các hành lang pháp lý và hệ sinh thái khởi nghiệp là thật sự cần thiết để hỗ trợ cho các startup mới bước vào cuộc chơi. Đồng thời, kinh nghiệm từ những người đi trước sẽ giúp doanh nghiệp non trẻ tránh khỏi những “vết xe đổ”, những thất bại không đáng có.

Thực tế, nhiều người luôn nghĩ là làm việc với nhà nước khó khăn và không có nhiều cơ hội, nhưng thực tế lại khác hẳn. Ngân sách để đầu tư về công nghệ thông tin năm 2015 là 5 triệu USD nhưng đến 2017 tăng đến gấp 3 lần. Hiện cơ quan quản lý nhà nước đang rất muốn phát triển TP.Hồ Chí Minh trở thành thành phố thông minh nên rất cần những ý tưởng, sự sáng tạo, đổi mới.

 

Song muốn đạt được thành công cần có sự tham gia của các startup. Ngay với dự án Số hoá quy hoạch chẳng hạn, không phải là lần đầu được thực hiện. Trước đó, tại thành phố cũng có vài lần chương trình được triển khai đều thất bại, nhưng nhờ kiên định với mục tiêu mà TP. Hồ Chí Minh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

 

Theo nhận định của các chuyên gia, rõ ràng ở đâu cũng vậy, nhà nước hay tư nhân, không riêng gì tại Việt Nam, khởi nghiệp (starup) không phải là con đường trải đầy hoa hồng mà luôn có đầy rẫy rủi ro, thất bại.

 

Muốn đứng vững đòi hỏi người làm startup phải kiên trì, tìm ra được nguyên nhân dẫn đến thất bại để không vấp phải lần sau

Trường hợp của Max Scheichenost – nhà đồng sáng lập 15 startup tại Việt Nam và trên thế giới khẳng định, có rất nhiều lý do để mọi người biện minh cho sự thất bại, từ nhân viên, thời điểm không phù hợp hay lỗi đến từ khách hàng… song đó không phải là tất cả. Quan trọng chính là ở ý tưởng cũng như sự kiên định khi theo đuổi mục tiêu.

 

Bởi, rất nhiều nhà sáng lập, khởi nghiệp thành công trên thế giới cũng đã bắt đầu chỉ với một công ty startup có khi chỉ tồn tại trong vài tháng, thua lỗ mất sạch vốn để rồi lại phải bắt đầu từ con số không.

Bàn về vấn đề này, ông Edward Jung – người sáng lập và là Tổng giám đốc của Xinova cho biết, bản thân cũng là một nhà khởi nghiệp với dự án đầu tiên thất bại, dự án thứ 2 đạt kết quả trung bình và dự án thứ 3 thành công, kết quả là Edward Jung đã bán công ty với trị giá 4 triệu USD ở tuổi 23.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc khởi nghiệp tại Việt Nam ở trong giai đoạn hiện nay thuận lợi hơn rất nhiều so với các quốc gia khác. Ông Edward Jung nhận xét, trên bản đồ startup, Việt Nam đang rất cạnh tranh so với các nước khác và các bạn trẻ cò nhiều điều kiện thuận lợi để mở công ty. Thêm đó, thị trường startup Việt quy mô vẫn còn nhỏ nên các cơ hội cho người khởi nghiệp sẽ nhiều hơn, trong khi đó ở những quốc gia đông dân như Trung Quốc, Ấn Độ… cùng một ý tưởng lại có trùng lặp với nhiều startup khác.

 

Một số chuyên gia nước ngoài cho biết thêm, thị trường Việt Nam đang ở thời điểm bùng nổ, với nhiều cơ hội như ở châu Âu giai đoạn 2010 – 2011. Vì thế người khởi nghiệp tại Việt Nam cần tận dụng hệ sinh thái đang được hỗ trợ từ nhiều phía làm bàn đạp.

Đồng thời DN nhỏ, mới có thể sử dụng quyền trợ giúp từ những công ty startup thành công để tránh được sai lầm cũng như nhận được sự trợ giúp về nguồn lực cũng như cách thức tiến hành đạt hiệu quả tốt nhất. Các DN khởi nghiệp hãy bắt đầu từ cái nhỏ với thị trường mục tiêu, sau đó mới phát triển lớn và mở rộng hơn.

 

Có thể bạn quan tâm:

 


CÔNG TY THÀNH VIÊN

© HOCVIENDAUTU.EDU.VN ALL RIGHTS RESERVED
GIAO DỊCH FOREX
GIAO DỊCH CRYPTO