Thường xuyên truy cập hocviendautu. để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư Thường xuyên truy cập hocviendautu.edu.vn để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư

CHUYÊN GIA HỖ TRỢ:

Facebook: Lê Nguyên

Zalo: 0765. 84 85 86

Cú “đảo hàng” kinh điển của người Thái từ Nhựa Tiền Phong sang Nhựa Bình Minh: Cổ phiếu tăng vọt, cổ tức “sòn sòn” hàng trăm tỷ mỗi năm

Sau hơn một thập kỷ thăng trầm, NTP và SCG đã “đường ai nấy đi”, còn BMP lại trở thành “con gà đẻ trứng vàng” cho người Thái.

BMP&NTP:

Giá hiện tại

Thay đổi

Xem hồ sơ doanh nghiệp

Cách đây hơn 11 năm, The Siam Cement Group (SCG) – “gã khổng lồ” đến từ Thái Lan đã ghi dấu những bước chân đầu tiên trên con đường thâu tóm chuỗi giá trị ngành nhựa Việt Nam. Thời điểm đó, The Nawaplastic Industries (Saraburi) Co., Ltd – thành viên của SCG gây bất ngờ khi trở thành cổ đông lớn của cả Nhựa Bình Minh (BMP) Nhựa Tiền Phong (NTP) đầu năm 2012.

Sau hơn một thập kỷ thăng trầm, NTP và SCG đã “đường ai nấy đi” còn BMP lại trở thành “con gà đẻ trứng vàng” cho người Thái. Bước ngoặt đến vào cuối năm 2017 khi Nawaplastic quyết định thoái toàn bộ gần 24% vốn của NTP, kết thúc gần 6 năm đồng hành. Tổ chức này sau đó nhảy sang “ôm” trọn lô 24,13 triệu cổ phiếu BMP từ SCIC trong đợt đấu giá cổ phần tháng 3/2018 và nhanh chóng tiến đến chi phối.

Cú “đảo hàng” kinh điển của người Thái từ Nhựa Tiền Phong sang Nhựa Bình Minh: Cổ phiếu tăng vọt, cổ tức “sòn sòn” hàng trăm tỷ mỗi năm - Ảnh 1.

Sau cú thoái vốn NTP gần đỉnh, thương vụ thâu tóm BMP của người Thái lại có thời điểm tưởng chừng như bị mua “hớ”. Đến đáy Covid vào cuối tháng 3/2020, cả 2 cổ phiếu trên đều “bốc hơi” khoảng 50% thị giá so với thời điểm cổ đông Thái Lan “đảo hàng”. Từ đây, NTP liên tục tăng tốc trong khi BMP lại có phần “lững thững” hơn.

Tuy nhiên, sau khi tăng gấp hơn 3 lần từ đáy lên lập đỉnh mới vào đầu năm 2022, NTP đã quay xe chóng vánh và có thời điểm đánh mất toàn bộ thành quả tăng giá của năm 2021 trước đó. Cổ phiếu này hiện đã hồi lại đôi chút nhưng cũng chỉ tương đương vùng giá Nawaplastic thoái vốn (đã điều chỉnh). Tức là nếu cổ đông Thái Lan nắm giữ đến giờ cũng chưa có lãi với khoản đầu tư này, bù lại có thể thu về khoảng 330 tỷ từ cổ tức nếu không thay đổi tỷ lệ sở hữu .

Trong khi đó, “đại gia” Thái Lan lãi đơn, lãi kép với BMP khi cổ phiếu này đang trên đỉnh lịch sử, cao hơn đến 60% so với giai đoạn vung tiền để chi phối. Khoản đầu tư này của Nawaplastic ước tính đang tạm lãi khoảng 750 tỷ đồng, chưa kể cổ tức . Từ khi tổ chức này trở thành cổ đông lớn đầu năm 2012, chưa năm nào BMP quên chia cổ tức bằng tiền. Những năm gần đây, BMP thường chia cổ tức tỷ lệ rất cao, điển hình như năm 2022 lên đến 84%. Tổng số tiền cổ tức của BMP đổ vào túi cổ đông Thái Lan từ trước đến nay có thể lên đến hơn 1.400 tỷ đồng .

Biên lãi gộp BMP vượt NTP sau nhiều năm

Nhựa Bình Minh và Nhựa Tiền Phong đều là các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất nhựa của Việt Nam. Cách đây hơn thập kỷ, cả 2 doanh nghiệp đã tạo ra hàng nghìn tỷ doanh thu mỗi năm. Trong suốt nhiều năm, doanh thu của NTP luôn cao hơn cho đến trước khi bị BMP bắt kịp và vượt qua vào năm 2020.

Đà tăng của BMP bị chặn đứng năm 2021 khi hầu hết các hoạt động kinh tế bị gián đoạn do ảnh hưởng của Covid-19 trong khi NTP bất ngờ tăng trưởng cao. Sang năm 2022, sau khi trở lại trạng thái bình thường, doanh thu của BMP đã tăng vọt trở lại và tiếp tục so kè sòng phẳng với NTP. Cả 2 doanh nghiệp đều lập kỷ lục doanh thu với hơn 5.800 tỷ đồng.

Cú “đảo hàng” kinh điển của người Thái từ Nhựa Tiền Phong sang Nhựa Bình Minh: Cổ phiếu tăng vọt, cổ tức “sòn sòn” hàng trăm tỷ mỗi năm - Ảnh 2.

Cú “đảo hàng” kinh điển của người Thái từ Nhựa Tiền Phong sang Nhựa Bình Minh: Cổ phiếu tăng vọt, cổ tức “sòn sòn” hàng trăm tỷ mỗi năm - Ảnh 3.

Không chỉ doanh thu tăng trưởng mạnh, biên lãi gộp của BMP (28%) cũng vượt NTP (24%) sau rất nhiều năm. Nếu không có sự gián đoạn bởi Covid, kết quả này có thể đã diễn ra sớm hơn khi BMP liêu tục cải thiện biên lãi gộp kể từ sau khi người Thái nắm quyền chi phối còn NTP vẫn nằm trong “downtrend” kéo dài từ năm 2016.

Lợi nhuận sau thuế năm 2022 của BMP cũng lập kỷ lục mới với 694 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần năm 2021. Trong khi đó, lãi ròng của NTP chỉ nhích nhẹ so với năm trước lên mức 480 tỷ đồng. Con số này thập chí vẫn còn thấp hơn đôi chút so với đỉnh đạt được vào năm 2017 – thời điểm người Thái vẫn nắm cổ phần.

Cú “đảo hàng” kinh điển của người Thái từ Nhựa Tiền Phong sang Nhựa Bình Minh: Cổ phiếu tăng vọt, cổ tức “sòn sòn” hàng trăm tỷ mỗi năm - Ảnh 4.

Năm 2023 không dễ dàng

Sau một năm tăng trưởng đột phá, Nhựa Bình Minh lên kế hoạch kinh doanh cho năm 2023 khá thận trọng với mục tiêu doanh thu đạt 6.357 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ. Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế thậm chí còn giảm 6% so với năm trước, xuống còn 651 tỷ đồng. Kế hoạch của BMP có phần hơi “rón rén” khi kết quả kinh doanh quý đầu năm của doanh nghiệp này tiếp tục khởi sắc.

Quý 1/2023, BMP ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.440 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế tăng hơn gấp đôi cùng kỳ lên mức 281 tỷ đồng và là mức lãi trong một quý cao nhất mà doanh nghiệp này từng đạt được. Với kết quả đạt được, công ty đã hoàn thành 23% kế hoạch doanh thu và 43% chỉ tiêu lợi nhuận sau quý đầu năm.

Ngược lại, lợi nhuận sau thuế quý 1 của Nhựa Tiền Phong giảm 21% xuống 118 tỷ đồng dù doanh thu vẫn tăng 20% so với cùng kỳ lên gần 1.300 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do các chi phí phát sinh trong kỳ tăng cao, đặc biệt là chi phí bán hàng. Với kết quả đạt được, công ty đã thực hiện 25% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.

NTP dự đoán ngành nhựa năm 2023 còn nhiều khó khăn do thị trường bất động sản chưa thể phục hồi ngay. Do đó, công ty lên kế hoạch kinh doanh năm 2023 với mục tiêu doanh thu đạt 5.875 tỷ đồng, tăng nhẹ 3% nhưng chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế lại giảm 5% so với cùng kỳ xuống mức 535 tỷ đồng.

Theo NTP, tình hình giá nguyên liệu chính như bột PVC, hạt HDPE, hạt PPR đang ở mức thấp như hiện nay và xu hướng khó có thể tăng. Công ty đánh giá việc tăng doanh thu do tác động của tăng giá bán trong năm 2023 sẽ không còn. Đồng thời, nếu giá nguyên liệu chính giữ ở mức hiện tại, công ty có thể phải tính phương án giảm giá một số dòng sản phẩm cho phù hợp với tình hình cạnh tranh trên thị trường.

Bình quân mỗi ngày hai nhà bán lẻ xăng dầu lớn nhất cả nước Petrolimex và PV Oil thu về gần nghìn tỷ

Theo Cafef


CÔNG TY THÀNH VIÊN

© HOCVIENDAUTU.EDU.VN ALL RIGHTS RESERVED
GIAO DỊCH FOREX
GIAO DỊCH CRYPTO