Thường xuyên truy cập hocviendautu. để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư Thường xuyên truy cập hocviendautu.edu.vn để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư

CHUYÊN GIA HỖ TRỢ:

Facebook: Lê Nguyên

Zalo: 0765. 84 85 86

Đằng sau cuộc chiến giá rẻ: “Ông lớn” khởi xướng và thế cục xoay chuyển ra sao sau gần 2 tháng tham chiến? (Kỳ 1)

Trong khi Thế Giới Di Động xoay trục sang chiến lược giá rẻ để khiến các đối thủ “rên xiết” thì những đơn vị vốn lâu nay cạnh tranh bằng giá rẻ như Di Động Việt lại xoay qua thông điệp “chuyển giao giá trị vượt trội cho khách hàng”.

“Cuộc chiến” giá rẻ giữa các nhà bán lẻ hàng điện tử (ICT) và điện máy (CE) dù đã bước đầu khiến thị trường thiết lập một mặt bằng giá mới nhưng vẫn chưa thể “hạ nhiệt” khi “ông lớn” đầu ngành tiếp tục khởi xướng chiến lược bán độc quyền.

Thiết lập mặt bằng giá mới và cuộc chuyển giao giá trị

Là chuỗi bán lẻ đầu ngành, Thế Giới Di Động từng có lúc bán các sản phẩm Apple cao hơn đối thủ tới vài triệu đồng. Thế nhưng khi thị trường bán lẻ sụt giảm do sức mua yếu, Thế Giới Di Động cũng buộc phải “xoay trục” sang chiến lược giá rẻ để cạnh tranh với các đối thủ.

Động thái “xoay trục” của Thế Giới Di Động ngay lập tức khiến các đối thủ không thể đứng ngoài cuộc.

Cuối tháng 4/2023, không lâu sau tuyên bố của Chủ tịch Thế Giới Di Động Nguyễn Đức Tài rằng sẽ sớm chấm dứt thời kỳ bán giá cao hơn đối thủ và bắt đầu một cuộc chiến dài hơi khiến đối thủ phải “rên xiết”, Thế Giới Di Động đã mở màn chiến lược quảng cáo với thông điệp “Giá rẻ quá”. Trong đó, tivi, hàng điện gia dụng giảm sốc đến 50%, đồng thời cũng giảm giá mạnh các sản phẩm công nghệ, đặc biệt là các dòng sản phẩm iPhone.

Động thái “xoay trục” này của Thế Giới Di Động ngay lập tức khiến các đối thủ không thể đứng ngoài cuộc. Theo đó, dù khẳng định “về bản chất, cuộc chiến về giá không phải là cuộc chiến hay trong giai đoạn này”, nhưng để giữ khách, lãnh đạo FPT Retail cho biết “doanh nghiệp sẽ phải thích ứng”. Để chứng minh, FPT Shop đã nhanh chóng “đáp trả” bằng chiến dịch “Rẻ hơn cả rẻ quá”.

Không lâu sau đó “cuộc chiến” giá rẻ có thêm sự gia nhập của các chuỗi bán lẻ nhỏ hơn, vốn lâu nay đã bán rẻ hơn hai “ông lớn” đầu ngành như Di Động Việt với chiến dịch “Rẻ hơn các loại rẻ” hay Hoàng Hà Mobile với thông điệp “Rẻ hết cỡ”.

Đằng sau cuộc chiến giá rẻ: "Ông lớn" khởi xướng và thế cục xoay chuyển ra sao sau gần 2 tháng tham chiến? (Kỳ 1) - Ảnh 1.

Thế Giới Di Động khơi mào “cuộc chiến” giá rẻ thông qua chiến dịch “Giá rẻ quá”, FPT Retail “phản công” ngay bằng chiến dịch “Rẻ hơn cả rẻ quá”

Việc hàng loạt nhà bán lẻ đồng loạt hạ giá bán và so kè nhau từ vài chục nghìn đồng đến vài trăm nghìn đồng/sản phẩm đã khiến thị trường bán lẻ điện tử, điện máy thiết lập một mặt bằng giá mới. Đơn cử như dòng sản phẩm iPhone 14 Pro Max 128 GB màu đen sau khi được Thế Giới Di Động hạ giá bán xuống 26,44 triệu đồng vào giữa tháng 5, đến nay đã nâng lên đôi chút thành 26,68 triệu đồng nhưng chỉ áp dụng ở một số cửa hàng tại TP. Hồ Chí Minh.

Trong khi đó, FPT Shop bán với giá 26,58 triệu đồng, Viettel Store bán giá 26,45 triệu đồng, CellphoneS bán giá 26,99 triệu đồng, và Hoàng Hà Mobile, Di Động Việt đưa ra mức giá thấp hơn đôi chút, lần lượt là 26,39 triệu đồng và 26,19 triệu đồng.

Việc hàng loạt nhà bán lẻ đồng loạt hạ giá bán và so kè nhau từ vài chục nghìn đồng đến vài trăm nghìn đồng/sản phẩm đã khiến thị trường bán lẻ điện tử, điện máy thiết lập một mặt bằng giá mới.

Như vậy, sau gần 2 tháng tham gia cuộc chiến giá rẻ, giá bán iPhone tại Thế Giới Di Động và FPT Shop đã gần như ngang bằng các đơn vị vốn trước nay bán rẻ hơn cả triệu đồng. Thậm chí, với dòng sản phẩm iPhone 14 Pro Max 512 GB màu đen, Thế Giới Di Động và FPT Shop đang bán với giá 35,99 triệu đồng, rẻ hơn mức giá 36,19 triệu đồng mà CellphoneS đang niêm yết.

Đáng chú ý, sau khi mạnh tay giảm giá các sản phẩm để thu hút khách hàng, các nhà bán lẻ dường như không thể giảm tiếp được nữa. Theo đại diện Di Động Việt, giá bán của hệ thống không chỉ đến từ yếu tố chính thống, phân phối chính hãng, mà còn bao gồm các dịch vụ, hậu mãi đi kèm trong suốt hành trình mua hàng. Cho nên, nếu mức giá rẻ hơn nữa, người dùng có thể mua nhầm hàng nhái, hàng giả, hàng không chính thống và có thể bị cắt xén chất lượng dịch vụ hậu mãi.

Cũng vì lẽ đó, mà để tăng khả năng cạnh tranh khi không còn lợi thế giá rẻ, chuỗi bán lẻ này đã tung ra nhận diện mới với thông điệp “Chuyển giao giá trị vượt trội cho khách hàng” và nhấn mạnh chủ trương không cạnh tranh bằng giá, mà bằng giá trị vượt trội.

Thế Giới Di Động tiếp tục “dìm” đối thủ bằng chiến lược “độc quyền”?

Giữa lúc cuộc chiến giá rẻ tưởng chừng có dấu hiệu “hạ nhiệt” thì với quyết tâm khiến đối thủ “rên xiết” Thế Giới Di Động lại tiếp tục chuyển hướng với chiêu bài mới mang tên “mở bán đặc biệt”.

Trước đó, trong báo cáo về kết quả kinh doanh tháng 4/2023, Thế Giới Di Động cho biết, doanh thu tháng 4 của công ty đạt 9.700 tỷ đồng, tăng 20% so với tháng trước đó. Trong đó, doanh thu của chuỗi Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh hồi phục 30% so với tháng trước, đạt 7.000 tỷ đồng, chủ yếu nhờ nhu cầu điều hòa do yếu tố thời tiết.

Giữa lúc cuộc chiến giá rẻ tưởng chừng có dấu hiệu “hạ nhiệt” thì với quyết tâm khiến đối thủ “rên xiết” Thế Giới Di Động lại tiếp tục chuyển hướng với chiêu bài mới mang tên “mở bán đặc biệt”.

Cùng với chiến lược giá cạnh tranh và mẫu mã độc quyền (nhờ năng lực thương thảo tốt với các nhãn hàng), Thế Giới Di Động kỳ vọng tăng trưởng doanh thu điều hòa sẽ vượt thị trường chung.

Từ thành công của việc độc quyền một số mẫu điều hòa, Thế Giới Di Động đang mở rộng chiến lược độc quyền sang nhiều sản phẩm khác.

Thực tế, từ đầu tháng 6, “ông lớn” bán lẻ này liên tục ký kết hợp tác và “mở bán đặc biệt” với hàng loạt mẫu smartphone mới ra mắt trên thị trường như realme C53, vivo Y36, Xiaomi Redmi 12.

Trong các sự kiện ra mắt, ký kết giữa Thế Giới Di Động và các hãng sử dụng câu “ký kết hợp tác chiến lược và mở bán đặc biệt” thay vì “độc quyền”. Tuy nhiên, quảng cáo về các sản phẩm này trên website của Thế Giới Di Động đều gán mác “độc quyền” và theo khảo sát hiện các sản phẩm này cũng chỉ được bán tại hệ thống của Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh.

Đằng sau cuộc chiến giá rẻ: "Ông lớn" khởi xướng và thế cục xoay chuyển ra sao sau gần 2 tháng tham chiến? (Kỳ 1) - Ảnh 2.

Sau chiến lược giá rẻ, Thế Giới Di Động đang chuyển hướng sang chiến lược “mở bán đặc biệt”

Việc chuyển hướng sang các dòng smartphone này theo lãnh đạo Thế Giới Di Động là do nhận thấy sức mua của người dùng đối với dòng smartphone giá rẻ và tầm trung đang quay trở lại, khi các nhân viên văn phòng, học sinh, sinh viên mua sắm nhiều. Hiện số lượng và doanh số của các dòng smartphone thuộc phân khúc này đang tăng đều theo từng ngày.

Đại diện Thế Giới Di Động cũng cho biết việc hợp tác chiến lược sẽ giúp Thế Giới Di Động có thể gia tăng doanh thu và thị phần trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay.

Tuy nhiên, chiến lược mới của Thế Giới Di Động lại đang gây sức ép lớn đến hàng loạt nhà bán lẻ khác vì không thể bán các smartphone giá rẻ và tầm trung mới. Điều này có thể giúp Thế Giới Di Động giành được thị trường và tăng doanh số nhưng lại khiến các nhà bán lẻ khác ngày càng gặp khó khăn.

Về lâu dài, nếu tỷ lệ độc quyền các sản phẩm tại Thế Giới Di Động ngày càng tăng, giá bán các sản phẩm sẽ lệ thuộc vào Thế Giới Di Động nhiều hơn và cuối cùng người tiêu dùng có thể sẽ phải mua sản phẩm với mức giá cao hơn.

(Còn tiếp…)

Một doanh nghiệp bất động sản muốn chào bán riêng lẻ 100 triệu cổ phiếu với giá cao hơn gấp đôi thị giá

Theo Cafef


CÔNG TY THÀNH VIÊN

© HOCVIENDAUTU.EDU.VN ALL RIGHTS RESERVED
GIAO DỊCH FOREX
GIAO DỊCH CRYPTO