Diễn biến các cổ phiếu thuộc 2 liên doanh Hoa Lư, Vietur đã có biến động ngược chiều hoàn toàn so với hồi đầu tuần.
HBC&CTD&VCG:
Giá hiện tại
Thay đổi
Xem hồ sơ doanh nghiệp
Phiên giao dịch cuối tuần ghi nhận diễn biến khá bất ngờ khi cục diện tại nhóm cổ phiếu của các liên doanh tham gia đấu thầu thi công sân bay Long Thành “xoay tua”.
Cụ thể, cổ phiếu CTD của Xây dựng Coteccons bật tăng hết biên độ lên mức giá 73.600 đồng/cp. Tương tự, HBC của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình ngay khi được giao dịch phiên chiều 28/7 cũng bất ngờ kịch trần lên mức 10.000 đồng/cp. Thậm chí, dư mua giá trần của 2 cổ phiếu trên được đẩy lên tổng cộng gần 3 triệu đơn vị.
Trái chiều, một loạt cổ phiếu như VCG của Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex); HAN Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội – CTCP; CC1 của Tổng Công ty Xây dựng Số 1 (CC1) và PHC của Xây dựng Phục Hưng Holdings đồng loạt giảm khá mạnh trên 3% giá trị, có mã còn giảm sâu tới 6%.
Còn nhớ, ngay trong phiên giao dịch đầu tuần 24/7, các cổ phiếu thuộc nhóm Liên danh Hoa Lư tiêu biểu là HBC và CTD giảm sâu, trong khi liên doanh Vietur VCG, PHC, CC1, HAN đồng loạt tăng trần thì đến phiên hôm nay đã có những biến động trái chiều.
Thời gian qua, thông tin về đại dự án Sân bay Long Thành đang thu hút sự chú ý lớn, đặc biệt là câu chuyện liên quan tới các doanh nghiệp tham gia đấu thầu gói thầu số 5.10 “ Thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình nhà ga hành khách ” với vốn đầu tư hơn 35.000 tỷ đồng.
Trong một báo cáo mới đây, Chứng khoán Vietcap (VCSC) cho rằng cả ba liên danh tham gia dự thầu gói 5.10 đều có kinh nghiệm về cơ sở hạ tầng và các sân bay quốc tế lớn. Liên danh Hoa Lư gồm một số công ty xây dựng hàng đầu trong nước như Coteccons, Hòa Bình, Delta và Unicons với Powerline Engineering PCL từ Thái Lan, đơn vị có kinh nghiệm trong Sân bay Suvarnabhumi. Liên danh CHEC-BCEG-Việt Nam do hai nhà thầu xây dựng hàng đầu Trung Quốc đứng đầu, đã xây dựng nhiều sân bay ở Trung Quốc và nước ngoài. Trong khi đó, Vietur được dẫn dắt bởi IC Istas – nhà thầu top 3 của Thổ Nhĩ Kỳ với kinh nghiệm tại các sân bay quốc tế lớn cùng bóng dáng của cựu Chủ tịch Coteccons và Vinaconex – nhà thầu xây dựng cơ sở hạ tầng hàng đầu với bề dày kinh nghiệm xây dựng các sân bay nội địa.
Việc được trao gói 5.10 sẽ là yếu tố hỗ trợ đáng kể cho các nhà thầu trong nước trong bối cảnh thị trường bất động sản tư nhân trầm lắng. Đặc biệt khi giá trị hợp đồng ký mới bình quân hàng năm của Coteccons và Hòa Bình đã giảm lần lượt 50% và 21% trong khoảng 2019-2022 so với giai đoạn 4 năm trước.
Do đó, gói thầu Long Thành 5.10 trở thành giá trị backlog hấp dẫn khi khối lượng công việc này tương đương với 126% tổng giá trị hợp đồng ký mới hàng năm của Coteccons và Hòa Bình.
Vietcap ước tính tổng lợi nhuận ròng tối đa là 525 tỷ đồng cho một nhà thầu tham gia gói thầu 5.10, trong trường hợp nhà thầu hoàn thành 50% tổng backlog của gói. Mức lợi nhuận này là tương đối đáng kể so với LNST ròng trung bình hàng năm giai đoạn 2019-2022 của Coteccons (264 tỷ đồng), Hòa Bình (lỗ ròng 133 tỷ đồng) hay Vinaconex (866 tỷ đồng).
Thêm một quỹ ETF Singapore quy mô trăm tỷ sắp đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam
Theo Cafef