Thường xuyên truy cập hocviendautu. để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư Thường xuyên truy cập hocviendautu.edu.vn để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư

CHUYÊN GIA HỖ TRỢ:

Facebook: Lê Nguyên

Zalo: 0765. 84 85 86

PVS ước lãi quý 2 tăng 96% so với cùng kỳ

PVS cũng đang triển khai định hướng phát triển lĩnh vực mới là năng lượng tái tạo ngoài khơi song song với các lĩnh vực dầu khí truyền thống.

PVS:

Giá hiện tại

Thay đổi

Xem hồ sơ doanh nghiệp

Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC – mã PVS) vừa tổ chức sơ kết 6 tháng đầu năm với doanh thu hợp nhất ước đạt 7.300 tỷ đồng, giảm 7% so với thực hiện cùng kỳ nhưng lợi nhuận trước thuế hợp nhất ước tăng 7% lên mức 400 tỷ đồng. Với kết quả đạt được, PVS đã hoàn thành 55% kế hoạch doanh thu và 51% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm 2023.

Uớc tính quý 2, doanh thu của PVS khoảng 3.595 tỷ đồng, giảm 5% và lợi nhuận trước thuế 133 tỷ, tăng 96% so với cùng kỳ năm ngoái. Cần phải lưu ý rằng, nền so sánh quý 2 năm ngoái là rất thấp với lợi nhuận trước thuế thấp nhất kể từ quý 1/2020.

PVS ước lãi quý 2 tăng 96% so với cùng kỳ - Ảnh 1.

 Năm 2023, PVS đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 13.200 tỷ và lợi nhuận hợp nhất trước thuế 780 tỷ đồng. Kế hoạch này được ban lãnh đạo đặt ra dựa trên kỳ vọng ngành dầu khí sẽ phục hồi trong năm 2023 với giá dầu duy trì ở mức cao (dự kiến ổn định ở mức 80 USD/thùng), sẽ hỗ trợ phát triển các mỏ khí trong nước như Lô B, Sư Tử Trắng – Giai đoạn 2B và Lạc Đà Vàng, từ đó mang lại nhiều cơ hội việc làm cho các công ty dầu khí thượng nguồn như PVS.

PVS cũng đang triển khai định hướng phát triển lĩnh vực mới là năng lượng tái tạo ngoài khơi song song với các lĩnh vực dầu khí truyền thống. Lãnh đạo nhận định công ty năm nay có thể vượt kế hoạch với hoạt động đầu tư mảng điện gió ngoài khơi sẽ tăng trưởng, trong khi lĩnh vực dịch vụ truyền thống sẽ có những khó khăn nhất định.

Trước đó, sau buổi gặp gỡ nhà đầu tư hồi tháng 5 , Chứng khoán VietCap cũng đã cập nhật tình hình một số mảng hoạt động của PVS:

Với mảng M&C dầu khí và LNG , tại thị trường trong nước, PVS đã nộp hồ sơ dự thầu tất cả các gói thầu chính của dự án Lô B Ô Môn và đang chờ công bố kết quả đấu thầu. Ban lãnh đạo cho biết hiện dự án Lô B (vốn đầu tư 10 tỷ USD) đang chịu áp lực phải khởi công càng sớm càng tốt do Việt Nam đang trong tình trạng thiếu điện/thiếu khí và cần một thời gian dài để năng lượng tái tạo thay thế các nguồn năng lượng truyền thống.

Mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã có buổi làm việc với Công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí Mitsui (MOECO) của Nhật Bản về việc phát triển dự án Lô B. VietCap giả định hợp đồng của PVS tại dự án Lô B trị giá 500 triệu USD và bắt đầu đóng góp vào doanh thu của PVS từ năm 2024. Trong khi đó, PVS ước tính giá trị hợp đồng Lô B là khoảng 1 tỷ USD và bắt đầu ghi nhận doanh thu trong năm nay.

Ngoài ra, PVS kỳ vọng vào các việc làm từ các dự án dầu khí và LNG khác trong nước (Lạc Đà Vàng, Sư Tử Trắng, cảng LNG Thị Vải giai đoạn 2) từ năm 2024. Tại thị trường nước ngoài, PVS cho rằng Trung Đông và Malaysia là thị trường tiềm năng do sự phục hồi mạnh mẽ của ngành dầu khí toàn cầu.

Với mảng M&C điện gió ngoài khơi , PVS đã giành được hợp đồng M&C để sản xuất 33 chân đế cho các trang trại điện gió ngoài khơi Greater Changhua 2b và Greater Changhua 4 cho Orsted Taiwan Limited – công ty con của Orsted. VietCap ước tính hợp đồng này trị giá khoảng 300 triệu USD. Bên cạnh đó, PVS còn đấu thầu thêm một số dự án M&C điện gió ngoài khơi.

Theo VietCap, PVS có khả năng giành được các hợp đồng M&C điện gió ngoài khơi trị giá khoảng 4,5 tỷ USD trong giai đoạn 2023-2030. CTCK này thận trọng đưa khoảng 60% giá trị backlog tiềm năng vào dự báo, bao gồm 1,7 tỷ USD cho giai đoạn 2023-2027 và 1,0 tỷ USD cho giai đoạn 2028-2030.

Vì sao khối ngoại “quay xe” mua ròng cổ phiếu Hòa Phát 8 tháng liên tiếp?

Theo Cafef


CÔNG TY THÀNH VIÊN

© HOCVIENDAUTU.EDU.VN ALL RIGHTS RESERVED
GIAO DỊCH FOREX
GIAO DỊCH CRYPTO