VN-Index tăng nhẹ; Bỏ room tín dụng và công cụ nào thay thế?; Rủi ro gì khi công ty chứng khoán nhận tiền gửi lãi suất cao của nhà đầu tư?; 10.000 USD cho 1 container 40 feet, cước vận tải biển tăng sốc từng giờ; Mỹ và Anh thắt chặt thực thi trần cơ chế trần giá dầu…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay 22/12 tăng 1 triệu đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện đứng ở mức 75,80 – 76,82 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 14,14 USD lên 2.045,92 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tiếp tục tăng và lên lên 2.055 USD/ounce.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 101,65 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 22/12 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.915 đồng/USD, giảm 5 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 24.060 – 24.400 đồng/USD.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua gần như đi ngang quanh 43.700 USD thì sang phiên hôm nay đã có thời điểm vọt lên 44.100 USD, trước khi hạ nhiệt nhẹ về 43.700 USD/BTC vào cuối ngày.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,61 USD (+0,83%), lên 74,50 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,49 USD (+0,62%), lên 79,88 USD/thùng.
VN-Index thêm một phiên tăng nhẹ
Phiên giao dịch tiếp tục duy trì trạng thái khá ảm đạm cùng thanh khoản ở mức thấp, do tâm lý thận trọng của cả bên mua và bên bán, chỉ số chính trên các sàn đều chỉ biến động trong biên độ khá hẹp.
Chỉ số VN-Index kết phiên may mắn giữ được sắc xanh và xác nhận phiên tăng nhẹ thứ 4 liên tiếp với thanh khoản cải thiện không đáng kể sau phiên hôm qua đạt mức thấp nhất trong gần 2 tháng. Đồng thời, thị trường cũng không mấy khả quan khi tiếp diễn trạng thái xanh vỏ đỏ lòng.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 20,57 triệu đơn vị, giá trị bán ròng tương ứng 481,86 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 22/12: VN-Index tăng 0,63 điểm (+0,06%), lên 1.103,06 điểm; HNX-Index giảm 0,21 điểm (-0,09%), xuống 228,27 điểm; UPCoM-Index giảm 0,02 điểm (-0,03%), xuống 86,14 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Chứng khoán Mỹ tăng trong phiên thứ Năm (22/12), nhờ lực mua bắt đáy sau phiên giảm khá mạnh trước đó bởi các chỉ số đã chạm đến vùng quá mua.
Hiện giới đầu tư đang chờ Bộ Thương mại Mỹ công bố báo cáo chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE), thước đo lạm phát của Fed ưa chuộng để dự đoán quyết định về chính sách của Fed.
Kết thúc phiên 21/12: Chỉ số Dow Jones tăng 322,35 điểm (+0,87%), lên 37.404,35 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 48,40 điểm (+1,03%), lên 4.746,75 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 185,92 điểm (+1,26%), lên 14.963,87 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tăng, được hỗ trợ bởi sự phục hồi qua đêm của Phố Wall sau khi dữ liệu của Mỹ cung cấp thêm bằng chứng về “hạ cánh mềm” nền kinh tế.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,09% lên 33.169,05 điểm và tăng 0,6% trong tuần. Chỉ số Topix tăng 0,45% lên 2.336,43 điểm.
Dữ liệu mới cho thấy chỉ số giá tiêu dùng lõi của Nhật Bản tăng với tốc độ chậm nhất trong hơn một năm vào tháng trước một dấu hiệu giảm bớt áp lực chi phí đẩy.
Chứng khoán Trung Quốc giảm, ngay cả khi năm ngân hàng nhà nước lớn đã cắt giảm lãi suất đối với tiền gửi đúng như dự báo trước đó.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,13% xuống 2.914,78 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,19% lên 3.337,23 điểm.
Năm trong số các ngân hàng nhà nước lớn nhất của Trung Quốc, bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc và Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc đã cắt giảm lãi suất đối với một số khoản tiền gửi có kỳ hạn 1, 3 và 5 năm từ 0,1%-0,25%, tạo dư địa để giảm chi phí đi vay khi chính phủ kêu gọi các ngân hàng hỗ trợ nền kinh tế.
“Lãi suất huy động thấp hơn sẽ giúp giảm bớt áp lực lên biên lãi ròng ngân hàng (NIM) và đặt nền móng cho Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBoC) cắt giảm lãi suất cho vay chính sách (OMO và MLF) vào tháng 1/2024”, Ting Lu, nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc tại Nomura cho biết.
Đáng chú ý khác là Trung Quốc có kế hoạch công bố dự thảo quy tắc mới cho lĩnh vực game trực tuyến, áp đặt các quy tắc nghiêm ngặt về chi tiêu của người chơi khi Bắc Kinh tiếp tục thắt chặt các quy định đối với lĩnh vực này.
Chứng khoán Hồng Kông giảm sau khi Trung Quốc ban hành dự thảo quy tắc quản lý trò chơi trực tuyến.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,69% xuống 16.340,41 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 2,33% xuống 5.488,99 điểm.
Cổ phiếu của gã khổng lồ game Tencent và Netease lao dốc, giảm lần lượt 7,2% và 12,2%.
Chứng khoán Hàn Quốc giảm nhẹ, nhưng đã ghi nhận tuần tăng thứ tám liên tiếp, nhờ kỳ vọng Fed sẽ sớm cắt giảm lãi suất.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 0,51 điểm, tương đương 0,02% xuống 2.599,51. Trong tuần, chỉ số này tăng 1,4% và có chuỗi tăng 8 tuần liên tục, chuỗi tăng dài dài nhất kể từ đầu tháng 1/2021.
Trong số các cổ phiếu lớn Samsung Electronics tăng 1,20% và SK Hynix tăng 0,07%, trong khi nhà sản xuất pin LG Energy Solution trượt dốc 0,83%.
Kết thúc phiên 22/12: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 28,58 điểm (+0,08%), lên 33.169,05 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 3,94 điểm (-0,13%), xuống 2.914,78 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 280,72 điểm (-1,69%), xuống 16.340,41 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 0,51 điểm (-0,02%), xuống 2.599,51 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
– Bỏ room tín dụng và công cụ nào thay thế?
Hầu hết nền kinh tế phát triển không còn sử dụng giới hạn (room) tăng trưởng tín dụng để điều hành chính sách tiền tệ, nhưng đây vẫn là công cụ quan trọng tại Việt Nam..>> Chi tiết
– Rủi ro gì khi công ty chứng khoán nhận tiền gửi lãi suất cao của nhà đầu tư?
Dù thị trường chứng khoán trong xu thế điều chỉnh, thanh khoản không cao, nhu cầu margin không lớn, nhưng một số công ty chứng khoán vẫn nhận tiền gửi của nhà đầu tư dưới hình thức vay vốn và trả lãi suất cao..>> Chi tiết
– 10.000 USD cho 1 container 40 feet, cước vận tải biển tăng sốc từng giờ
Các nhà quản lý logistics toàn cầu đang phải đối mặt với cơn bão kép do giá cước vận tải đường biển và đường hàng không cùng tăng vọt trong khi hàng hóa vẫn bị mắc kẹt..>> Chi tiết
– Mỹ và Anh thắt chặt thực thi trần cơ chế trần giá dầu
Anh và Mỹ đang thắt chặt các quy định xung quanh việc vận chuyển dầu của Nga nhằm cố gắng gây khó khăn hơn cho nước này trong việc phá vỡ trần giá..>> Chi tiết
Theo tinnhanhchungkhoan.vn