Thường xuyên truy cập hocviendautu. để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư         Thường xuyên truy cập hocviendautu.edu.vn để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư

3 quỹ ETF có tổng quy mô hơn 2 tỷ USD bán ròng hàng nghìn tỷ đồng cổ phiếu Việt Nam từ đầu tháng 8

Fubon ETF, DCVFM VNDiamond ETF và DCVFM VN30 ETF đều bị rút ròng mạnh từ đầu tháng 8, với giá trị lần lượt 680 tỷ, 380 tỷ và 670 tỷ đồng.

Sau khi mua ròng mạnh trong giai đoạn quý 4/2022 đến quý 1/2023, khối ngoại đã “quay xe” bán ròng triền miên từ đầu tháng 4 với tổng giá trị lên đến hơn 8.700 tỷ đồng trên HoSE. Chỉ tính riêng từ đầu tháng 8 đến nay, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng gần 1.700 tỷ đồng.

3 quỹ ETF có tổng quy mô hơn 2 tỷ USD bán ròng hàng nghìn tỷ đồng cổ phiếu Việt Nam từ đầu tháng 8 - Ảnh 1.

Dòng vốn ngoại đảo chiều có một phần nguyên nhân đến từ việc các quỹ ETF bị rút vốn mạnh thời gian qua, đặc biệt là Fubon ETF. Quỹ ngoại đến từ Đài Loan (Trung Quốc) đã bất ngờ bị rút vốn 3 tháng liên tiếp với giá trị tăng dần. Tính từ đầu tháng 8 đến nay, quỹ đã bị rút ròng 28,5 triệu USD (~680 tỷ đồng). Kể từ khi rót vốn vào thị trường Việt Nam từ tháng 3/2021, Fubon ETF chưa bao giờ trải qua giai đoạn bị rút vốn mạnh như hiện nay.

Hiện tại, Fubon ETF đang là quỹ ETF có quy mô lớn nhất đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam với NAV lên đến 28,1 tỷ TWD (~872 triệu USD, tương đương 21.000 tỷ đồng). Fubon ETF đầu tư vào cổ phiếu Việt Nam theo chỉ số tham chiếu là FTSE Vietnam 30 Index gồm 30 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất HoSE (điều kiện còn room ngoại).

3 quỹ ETF có tổng quy mô hơn 2 tỷ USD bán ròng hàng nghìn tỷ đồng cổ phiếu Việt Nam từ đầu tháng 8 - Ảnh 2.

Tương tự, 2 ETF nội lớn nhất thị trường là DCVFM VNDiamond ETF và DCVFM VN30 ETF với NAV lần lượt 19.800 tỷ và 8.000 tỷ đồng, cũng đều bị rút vốn mạnh kể từ đầu tháng 8. Quỹ mô phỏng chỉ số VNDiamond bị rút ròng 380 tỷ từ đầu tháng 8 và 630 tỷ đồng luỹ kế từ đầu năm trong khi con số này với quỹ mô phỏng VN30 lần lượt là 670 tỷ và 770 tỷ đồng.

DCVFM VN30 ETF bị rút vốn không còn quá xa lạ với nhà đầu tư nhưng DCVFM VNDiamond ETF cũng bị rút ròng là một điều khá bất ngờ. Quỹ tham chiếu theo rổ VNDiamond gồm toàn cổ phiếu hết room, từng là thỏi nam châm hút vốn rất mạnh trong năm ngoái với giá trị hơn 7.300 tỷ đồng, chỉ sau Fubon ETF.

3 quỹ ETF có tổng quy mô hơn 2 tỷ USD bán ròng hàng nghìn tỷ đồng cổ phiếu Việt Nam từ đầu tháng 8 - Ảnh 3.

Việc bộ đôi ETF của DCVFM bị rút vốn mạnh thời gian gần đây phần nào đó đến từ việc nhà đầu tư Thái Lan giảm sở hữu qua kênh chứng chỉ lưu ký (DR). Lượng DR dựa trên chứng chỉ quỹ FUEVFVND của DCVFM VNDiamond ETF đã giảm gần 7 triệu đơn vị từ đầu tháng 8 và hiện đang ở mức thấp nhất trong vòng hơn 2 tháng.

Tương tự, lượng DR dựa trên chứng chỉ quỹ E1VFVN30 của DCVFM VN30 ETF cũng giảm gần 7 triệu đơn vị từ đầu tháng 8 và hiện đang ở mức thấp nhất trong vòng 10 tháng, kể từ giữa tháng 10 năm ngoái. Tỷ lệ chuyển đổi giữa DR và chứng chỉ quỹ cơ sở là 1:1 đồng nghĩa với việc người Thái đã bán ra lượng lớn 2 chứng chỉ quỹ ETF của Việt Nam từ đầu tháng 8 đến nay.

3 quỹ ETF có tổng quy mô hơn 2 tỷ USD bán ròng hàng nghìn tỷ đồng cổ phiếu Việt Nam từ đầu tháng 8 - Ảnh 4.

Như vậy, 3 quỹ ETF hàng đầu thị trường với tổng quy mô danh mục lên đến gần 50.000 tỷ (~2 tỷ USD) đã bị rút ròng hơn 1.700 tỷ đồng từ đầu tháng 8. Điều này đồng nghĩa với việc hàng nghìn tỷ đồng cổ phiếu Việt Nam đã bị các quỹ này bán ròng chỉ trong khoảng 3 tuần trở lại đây.

Yếu tố nào ảnh hưởng đến khiến dòng vốn ETF?

Theo giới phân tích, tỷ giá leo thang thời gian qua là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến dòng vốn qua các quỹ ETF. Tỷ giá tăng nhanh khiến các khoản đầu tư bằng VND nếu quy đổi thành USD “vô tình” bị lỗ và điều này có thể ảnh hưởng đến dòng tiền ngoại đổ vào chứng khoán Việt Nam qua các quỹ đầu tư.

Theo nhận định của các chuyên gia, tỷ giá sẽ gặp khá nhiều áp lực trong giai đoạn cuối năm do chênh lệch lãi suất VND và USD. Nhiều dự báo cho rằng Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ ngừng tăng lãi suất những tháng cuối năm, song xu hướng thắt chặt vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt rõ ràng khi chỉ số lạm phát của Mỹ tăng nhẹ trở lại.

Dù vậy, tỷ giá USD/VND vẫn trong tầm kiểm soát do cán cân thương mại và cán cân tài khoản vãng lai hiện tại của việt Nam duy trì thặng dư. Bên cạnh đó, dòng kiều hối cuối năm và các thỏa thuận bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ làm tăng nguồn cung ngoại tệ cho Việt Nam. Tỷ giá có thể biến động nhưng không quá +/-2% trong năm nay.

Bên cạnh vấn đề tỷ giá, định giá thị trường cũng là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến dòng vốn đổ vào chứng khoán Việt Nam qua các quỹ ETF. Nhịp tăng kéo dài từ gần 4 tháng qua đã đẩy P/E của VN-Index lên mức 13,x – tương đương với trung bình 5 năm và cao hơn nhiều so với vùng đáy trước đó. Rất nhiều cổ phiếu cũng đã tăng mạnh khiến định giá không còn quá hấp dẫn và trở thành rào cản thu hút dòng tiền.

3 quỹ ETF có tổng quy mô hơn 2 tỷ USD bán ròng hàng nghìn tỷ đồng cổ phiếu Việt Nam từ đầu tháng 8 - Ảnh 5.

Theo báo cáo mới đây của SSI Research, xu hướng dòng tiền qua các quỹ ETF phụ thuộc khá nhiều vào tâm lý của nhà đầu tư cá nhân. Trong quá khứ, dòng vốn sẽ chỉ vào mạnh khi (1) thị trường có nhịp điều chỉnh mạnh hoặc (2) thị trường xác nhận xu hướng tăng rõ rệt. Cả 2 yếu tố này ở thời điểm hiện tại đều không ủng hộ.

Dù vậy, xu hướng đầu tư vào các quỹ ETF trong dài hạn vẫn khá tích cực nhờ (1) tình hình vĩ mô ổn định, (2) khả năng tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết được đánh giá cao, và (3) triển vọng lạc quan của thị trường chứng khoán Việt Nam với câu chuyện nâng hạng.

Chứng khoán Việt Nam thường biến động ra sao sau những phiên giảm mạnh trên 4%?

Theo Cafef


CÔNG TY THÀNH VIÊN

© HOCVIENDAUTU.EDU.VN ALL RIGHTS RESERVED
GIAO DỊCH FOREX
GIAO DỊCH CRYPTO