Thường xuyên truy cập hocviendautu. để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư Thường xuyên truy cập hocviendautu.edu.vn để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư

CHUYÊN GIA HỖ TRỢ:

Facebook: Lê Nguyên

Zalo: 0765. 84 85 86

Bank – Chứng – Thép không đồng thuận, VN-Index lùi về dưới vạch xuất phát

Nhóm cổ phiếu chứng khoán vẫn là động lực chính của thị trường, nhưng với áp lực bán gia tăng khiến dòng bank và các mã thép đua nhau chỉnh nhẹ, đã đẩy VN-Index về dưới vạch xuất phát.

Các nhóm cổ phiếu trụ cột vẫn đang xoay vòng và làm tốt nhiệm vụ hỗ trợ cho thị trường. Sau dòng bank và nhóm cổ phiếu thép, trong phiên sáng 17/1, các cổ phiếu chứng khoán đua nhau nổi sóng giúp VN-Index nhanh chóng bật tăng tích cực sau thời gian đầu phiên rung lắc.

Những tưởng thị trường sẽ lặp lại kịch bản tích cực như phiên hôm qua nhờ sóng mới ở nhóm cổ phiếu chứng khoán, nhưng áp lực bán dần gia tăng ngay khi bước vào phiên giao dịch chiều đã khiến VN-Index giật lùi.

Chỉ số VN-Index biến động giằng co và liên tục đổi sắc với trạng thái thị trường chung phân hóa mạnh. Thanh khoản là điểm tích cực nhờ dòng tiền chảy mạnh vào nhóm cổ phiếu chứng khoán.

Trong đó, VIX giao dịch đột biến với khối lượng khớp lệnh lên tới gần 52,83 triệu đơn vị và đóng cửa tăng 2,3% lên mức giá 17.450 đồng/CP, là mức giá và mức thanh khoản cao nhất của cổ phiếu này trong hơn 1 tháng qua. Đồng thời, VIX cũng là 1 trong 2 mã chứng khoán được khối ngoại mua ròng mạnh nhất, đạt gần 1,5 triệu đơn vị; chỉ thua APG được mua ròng gần 2,14 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 4,5% lên 12.750 đồng/CP.

Ngoài VIX, các mã khác cũng có thanh khoản cao là SSI và VND lần lượt khớp 26,22 triệu đơn vị và 22,71 triệu đơn vị, cùng đóng cửa tăng nhẹ trên dưới 0,5%. Tuy nhiên, BSI vẫn là cổ phiếu tăng mạnh nhất nhóm khi đóng cửa giữ vững đà tăng trần lên mức 50.600 đồng/CP và khớp lệnh hơn 3 triệu đơn vị.

Kết thúc phiên hôm nay, nhóm chứng khoán vẫn là một trong 3 nhóm tăng tốt nhất thị trường, với sự góp mặt của nhóm dịch vụ lưu trú, ăn uống, giải trí và nhóm bán lẻ.

Tuy nhiên, giao dịch khởi sắc của các cổ phiếu chứng khoán không đủ sức để giúp thị trường thắng được sự níu kéo của nhóm cổ phiếu ngân hàng. Trong nhóm cổ phiếu ngân hàng, sắc đỏ đang lan rộng toàn ngành, chỉ còn một vài mã ngược dòng thành công.

Điểm sáng nhất dòng bank vẫn là anh cả VCB khi đóng cửa giữ vững mức tăng 1%, lên mức cao nhất trong khoảng 4,5 tháng kể từ cuối tháng 7/2023 đến nay, đạt mức 90.900 đồng/CP. Ngoài ra, một số mã khác đóng cửa trong sắc xanh là SSB, LPB BAB, hay MBB và ACB giữ được mốc tham chiếu.

Ngược lại, SHB đảo chiều giảm 1,6%, đóng cửa ở mức giá thấp nhất ngày 12.000 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh hơn 37,16 triệu đơn vị; STB, VPB, EIB, TPB, HDB, CTG, MSB, VIB… đều giảm nhẹ nhưng cũng là mức giá thấp nhất hoặc gần thấp nhất trong ngày.

Bên cạnh đó, các cổ phiếu thép cũng đi lùi. Trong đó, HPG đóng cửa giảm 0,5% xuống mức thấp nhất ngày 27.650 đồng/CP và khớp 23,41 triệu đơn vị, HSG giảm 1,3% xuống 22.600 đồng/CP và khớp 12,9 triệu đơn vị, NKG giảm nhẹ 0,2% xuống 24.850 đồng/CP và khớp 12,45 triệu đơn vị.

Đóng cửa, sàn HOSE khá cân bằng với 233 mã tăng và 241 mã giảm, VN-Index giảm 0,59 điểm (-0,05%) xuống 1.162,53 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 769,8 triệu đơn vị, giá trị gần 16.727 tỷ đồng, tăng 25,9% về khối lượng và 27,4% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 75,7 triệu đơn vị, giá trị 1.663 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, sự đuối sức của nhóm HNX30 cùng diễn biến phân hóa của thị trường, cũng đẩy HNX-Index về mốc tham chiếu.

Chốt phiên, sàn HNX có 89 mã tăng và 69 mã giảm, HNX-Index đứng giá tham chiếu 229,5 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 74,94 triệu đơn vị, giá trị 1.388,73 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm gần 3 triệu đơn vị, giá trị 46,7 tỷ đồng.

Dù không giữ được phong độ như phiên sáng nhưng các cổ phiếu chứng khoán trên sàn HNX vẫn là động lực chính của thị trường. Trong đó, SHS đóng cửa tăng 1,1% lên 18.600 đồng/CP và khớp lệnh 25,44 triệu đơn vị; tiếp theo là MBS khớp 8,44 triệu đơn vị và đóng cửa tăng 1,7% lên 23.700 đồng/CP.

Các mã chứng khoán khác như APS tăng 1,5%, BVS tăng 1,6%, VIG tăng 2,6%, VFS tăng nhẹ 0,6%, EVS tăng 1,2%, PSI đứng giá tham chiếu…

Bên cạnh đó, nhiều mã trong rổ HNX30 kém khả quan hơn như HUT giảm 1,5% xuống mức giá thấp nhất trong ngày, CEO và PVS cùng lùi về mốc tham chiếu, IDC đảo chiều điều chỉnh nhẹ…

Ở nhóm cổ phiếu nóng, TKG đã không có thêm phiên trần nhưng giao dịch có phần ổn định hơn. Đóng cửa, TKG tăng 4,5% lên 13.800 đồng/CP và khớp lệnh hơn nửa triệu đơn vị.

Trên UPCoM, thị trường duy trì đà giảm nhẹ trong suốt cả phiên chiều.

Chốt phiên, UPCoM-Index giảm 0,07 điểm (-0,08%) xuống 86,96 điểm với 143 mã tăng và 90 mã giảm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 24,15 triệu đơn vị, giá trị 340 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 1,97 triệu đơn vị, giá trị 44 tỷ đồng.

Trong top 5 mã thanh khoản dẫn đầu, điểm sáng là cặp đôi chứng khoán gồm SBS khớp 1,78 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 2,8% và AAS khớp 1,25 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 2,4%.

Cổ phiếu sôi động nhất thị trường vẫn là BSR khớp 2,95 triệu đơn vị, đóng cửa tiếp tục giữ đà tăng nhẹ 0,5% lên 18.400 đồng/CP.

Mã mới giao dịch vào tháng 12/2023 là BCR tiếp tục giật lùi, đóng cửa giảm 5,3% xuống mức 7.100 đồng/CP với khối lượng giao dịch đạt 1,83 triệu đơn vị.

Trên thị trường phái sinh, có 3 hợp đồng tương lai chỉ số VN30 giảm và 1 hợp đồng tăng, trong đó VN30F2401 sẽ đáo hạn vào ngày mai giảm 6 điểm, tương đương -0,5% xuống 1.166 điểm, khớp lệnh hơn 228.000 đơn vị, khối lượng mở gần 48.350 đơn vị.

Trên thị trường chứng quyền, giao dịch cũng phần hóa, trong đó CHPG2325 tiếp tục có thanh khoản cao nhất đạt gần 4,34 triệu đơn vị khớp lệnh và đóng cửa tăng 9,1% lên 240 đồng/cq, theo sau là CVHM2302 khớp 4,19 triệu đơn vị và đóng cửa tăng 5,9% lên 900 đồng/cq.

Theo tinnhanhchungkhoan.vn


CÔNG TY THÀNH VIÊN

© HOCVIENDAUTU.EDU.VN ALL RIGHTS RESERVED
GIAO DỊCH FOREX
GIAO DỊCH CRYPTO