Thường xuyên truy cập hocviendautu. để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư         Thường xuyên truy cập hocviendautu.edu.vn để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư

Chứng khoán có quý thứ 3 phục hồi liên tiếp, bộ ba quỹ nhà Dragon Capital thắng lớn, vẫn có những “cá mập” ngược dòng thua lỗ

Không bất ngờ khi hầu hết các tổ chức lớn trên thị trường đều ghi nhận hiệu suất hoạt động dương trong cả quý 3 cũng như 9 tháng đầu năm 2023.

Mặc dù xuất hiện nhịp chỉnh vào giai đoạn cuối tháng 9 song chỉ số VN-Index vẫn kịp phục hồi để ghi nhận mức tăng tổng cộng hơn 3% trong quý 3. Dòng tiền chảy mạnh mẽ giúp thị trường giao dịch sôi động, thanh khoản nhiều phiên đạt ngưỡng tỷ đô. Đây cũng là quý thứ 3 liên tiếp thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận tăng so với quý trước. Không bất ngờ khi hầu hết các tổ chức lớn trên thị trường đều ghi nhận hiệu suất hoạt động dương trong cả quý 3 cũng như 9 tháng đầu năm 2023.

Các đại diện nhà Dragon Capital ghi nhận diễn biến xuất sắc nhất quý 3, vẫn có quỹ báo thua lỗ

Trong số các quỹ lớn được thống kê giai đoạn quý 3, mức hiệu suất tốt nhất ghi nhận tại bộ đôi nhà Dragon Capital là DCVFM VNMidcap ETF và DCVFM VNDiamond ETF với hiệu suất lần lượt đạt 11,93% và 11,06%. Con số này thậm chí gấp gần 4 lần đà tăng của VN-Index.

Chứng khoán có quý thứ 3 phục hồi liên tiếp, bộ ba quỹ nhà Dragon Capital thắng lớn, vẫn có những “cá mập” ngược dòng thua lỗ - Ảnh 1.

Trong 3 tháng vừa qua, dòng tiền bên cạnh việc tập trung tại nhóm vốn hoá vừa và nhỏ đã phân hóa và chuyển hướng sang nhiều cổ phiếu trụ bao gồm rổ VNDiamond. Danh mục của VNMidcap ETF gồm EIB, LPB, MSB, PNJ, VND, DGC, KBC, KDH,…chiếm tỷ trọng lớn. Trong khi đó, quỹ ETF nhà Dragon Capital lấy chỉ số Diamond làm tham chiếu nắm trong danh mục FPT, MWG, PNJ, TCB, GMD, MBB…, quy mô quỹ hiện vượt mức 18.800 tỷ đồng.

Chứng khoán có quý thứ 3 phục hồi liên tiếp, bộ ba quỹ nhà Dragon Capital thắng lớn, vẫn có những “cá mập” ngược dòng thua lỗ - Ảnh 2.

SSIAM VNFinlead ETF, DCVFM VN30 ETF đồng loạt đạt mức hiệu suất trên 4% trong quý 3 vừa qua, vượt đà tăng của Index. Các cái tên còn lại dù vẫn ghi nhận hiệu suất dương song thấp hơn so với mức tăng của thị trường chung là các quỹ ETF ngoại VNM ETF (2,5%) và Fubon ETF(2%).

Thực tế, các quỹ thụ động ETFs đều lựa chọn các chỉ số lớn trên thị trường làm tham chiếu và danh mục có trọng số lớn đặt vào các cổ phiếu hàng đầu. Thị trường khởi sắc và hầu hết các cổ phiếu đều hồi phục mạnh giúp hiệu suất của các ETFs tăng tốt.

Không chỉ ETFs, các quỹ chủ động như DCDS, KIM Vietnam Korea, LionGlobal Vietnam Fund, Ballad Fund hay JPMorgan VOF đều ghi nhận hiệu suất dương. Trong đó quỹ DCDS bất ngờ với mức hiệu suất 10,4%, gấp hơn 3 lần VN-Index. DCDS tên đầy đủ là quỹ Đầu tư Chứng khoán Năng động DC với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận dài hạn từ tăng trưởng vốn gốc và thu nhập thông qua việc đầu tư vào cổ phiếu tăng trưởng. Tại thời điểm 31/8/2023, danh mục quỹ nắm giữ những cổ phiếu như FPT, VCB, DGC, MWG, STB, VHM,..

Chứng khoán có quý thứ 3 phục hồi liên tiếp, bộ ba quỹ nhà Dragon Capital thắng lớn, vẫn có những “cá mập” ngược dòng thua lỗ - Ảnh 3.

Danh mục DCDS tại ngày 30/8/2023

Tuy nhiên, đáng thất vọng nhất phải kể tới hai cái tên là FTSE Vietnam ETF và Pyn Elite Fund khi ngược dòng thị trường với mức hiệu suất âm trong quý 3 vừa qua. Quỹ ngoại FTSE Vietnam ETF âm 1,4% trong khi quỹ Pyn Elite ghi nhận hiệu suất âm 4,3%. Ngay trong quý 2 trước đó, Pyn Elite Fund cũng là cái tên có mức hiệu suất “khiêm tốn” nhất danh sách thống kê.

Loạt ETFs vượt trội sau 9 tháng đầu năm 2023

Tính chung sau 3 quý đầu năm, 6/8 cái tên có hiệu suất hoạt động vượt đà tăng của VN-Index đều là các quỹ ETF. Trong đó, SSIAM VNFinlead ETF bứt phá với hiệu suất dương gần 31%, gấp đôi mức tăng của thị trường chung. Quỹ ETF này sử dụng chỉ số tham chiếu là VNFinLead Index – nơi có đến 90% là cổ phiếu ngân hàng. DCVFM VNMidcap ETF, DCVFM VNDiamond ETF và DCVFM VN30 ETF cũng nổi bật với mức hiệu suất đạt lần lượt 26%, 19% và 17% sau 9 tháng.

Bên cạnh đó, hai quỹ ngoại là Fubon ETF hay VNM ETF vượt trội so với thị trường với mức hiệu suất 21% và 16% kể từ đầu năm, phần lớn nhờ hiệu suất tốt trong những tháng đầu năm. Riêng Fubon ETF, dòng vốn bất ngờ trở lại ETF này trong khoảng thời gian cuối tháng 9 sau nhiều tháng ròng rã rút ròng. Quỹ phát hành ròng gần 18 triệu chứng chỉ quỹ, tương ứng hút ròng gần 7 triệu USD và toàn bộ số tiền này được giải ngân mua cổ phiếu Việt Nam.

Nhiều quỹ đầu tư như DCDS, KIM Vietnam Korea cũng tăng trưởng tốt hơn mức tăng tốt hơn VN-Index. Trong khi đó, hiệu suất kém tích cực trong liên tiếp nhiều tháng gần đây khiến “cá mập” Pyn Elite Fund chỉ đạt mức hiệu suất hơn 4% sau 9 tháng.

Chứng khoán có quý thứ 3 phục hồi liên tiếp, bộ ba quỹ nhà Dragon Capital thắng lớn, vẫn có những “cá mập” ngược dòng thua lỗ - Ảnh 4.

Niềm tin vào triển vọng tươi sáng của thị trường chứng khoán

Các tổ chức nước ngoài giữ vững quan điểm tích cực về triển vọng của thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong thư gửi nhà đầu tư mới đây, ông Petri Deryng – người đứng đầu Pyn Elite Fund cho rằng động lực tăng trưởng của TTCK Việt Nam đang có phần hạ nhiệt trong bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu có nhiều biến động tiêu cực. Dù vậy, quỹ ngoại này vẫn tỏ ra tự tin với những khoản đầu tư tại Việt Nam và kỳ vọng chỉ số VN-Index có thể lên ngưỡng là 2.500 điểm vào năm 2025 – 2026 dựa trên mức P/E là 16 lần theo dự báo tăng trưởng lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết.

Theo Pyn Elite Fund, chứng khoán Việt Nam đang tương đối rẻ. VN-Index hiện giao dịch ở mức P/E là 12,3 với kỳ vọng thu nhập vào năm 2023. Thậm chí với mức tăng trưởng lợi nhuận được dự đoán cho năm 2024, tỷ lệ P/E sẽ giảm xuống dưới 10 lần. Trước đó, quỹ từng nhận định các khoản tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng cuối năm 2022 sẽ đáo hạn vào quý 3 năm nay và dòng tiền sẽ được tái phân bổ cho các khoản đầu tư khác, trong đó có cổ phiếu.

Không chỉ các “cá mập” ngoại, giới chuyên gia trong nước cũng bày tỏ niềm tin vào sự tích cực của thị trường chứng khoán Việt Nam. Ngay trong đợt giảm mạnh cuối tháng 9, trong bối cảnh nhà đầu tư nội bán mạnh cổ phiếu, Dragon Capital Việt Nam vẫn nhận định rời khỏi thị trường tại thời điểm khi đó có thể không phải là quyết định tốt. Theo Dragon Capital, sự biến động trong khoảng từ 5% đến 12% trong một chu kỳ tăng giá không phải là điều hiếm gặp, nhà đầu tư nên giữ vững sự bình tĩnh và quan sát trong giai đoạn này.

Chứng khoán VNDirect trong báo cáo chiến lược vừa cập nhật cũng đã dự báo lợi nhuận thị trường sẽ dần được cải thiện trong khoảng thời gian còn lại của năm 2023. VNDirect đánh giá đây là thời điểm thích hợp để đầu tư vào kênh chứng khoán. Theo VNDirect, thị trường còn tiềm tàng nhiều cơ hội khi bức tranh lợi nhuận trong quý 3 dự kiến sẽ tích cực hơn cũng như mặt bằng định giá thị trường đã về vùng hấp dẫn hơn.

Một số chủ điểm đầu tư bao gồm (1) Mũi nhọn đầu tư công nhằm tăng trưởng kinh tế, (2) Triển vọng xuất nhập khẩu đang dần phục hồi, (3) Sự phục hồi của lĩnh vực sản xuất, bán lẻ sẽ phục hồi nhờ sức mua cải thiện; (4) Dòng vốn FDI duy trì tích cực cải thiện triển vọng nhóm BĐS KCN.

Fubon ETF giải ngân mua cổ phiếu Việt Nam trong 2 phiên đầu tháng 10 khi VN-Index giảm sâu

Theo Cafef


CÔNG TY THÀNH VIÊN

© HOCVIENDAUTU.EDU.VN ALL RIGHTS RESERVED
GIAO DỊCH FOREX
GIAO DỊCH CRYPTO