Thường xuyên truy cập hocviendautu. để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư Thường xuyên truy cập hocviendautu.edu.vn để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư

CHUYÊN GIA HỖ TRỢ:

Facebook: Lê Nguyên

Zalo: 0765. 84 85 86

Đơn kiện SCB và Chứng khoán Tân Việt vì “dụ” mua trái phiếu đầu tiên đã được thụ lý

Đơn kiện SCB và Chứng khoán Tân Việt vì “dụ” mua trái phiếu đầu tiên đã được thụ lý
Đơn kiện SCB và Chứng khoán Tân Việt vì “dụ” mua trái phiếu đầu tiên đã được thụ lý

Nguyên đơn yêu cầu toà tuyên 4 hợp đồng ký kết với Chứng khoán Tân Việt là vô hiệu; buộc công ty này liên đới với SCB trả lại hơn 800 triệu đồng cho mình. Theo thông báo của TAND Quận 1, TP. HCM, vụ việc “Tranh chấp hợp đồng mua bán trái phiếu” với đồng bị đơn là CTCP Chứng khoán Tân Việt và Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đã được cơ quan này thụ lý. Trong đó, CTCP Tập đoàn Đầu tư An Đông được xác định có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Nguyên đơn yêu cầu toà tuyên 4 hợp đồng ký kết với Chứng khoán Tân Việt là vô hiệu; buộc công ty này liên đới với SCB trả lại hơn 800 triệu đồng cho mình.

Theo Báo Đầu tư, đơn khởi kiện của nguyên đơn cho biết, tháng 8/2022, bà này đến SCB (phòng giao dịch trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, quận Bình Thạnh) để mua chứng chỉ tiền gửi, tuy nhiên, nhân viên thông báo không còn chứng chỉ tiền gửi và giới thiệu sản phẩm khác của SCB.

Nhân viên tư vấn rằng sản phẩm này giống chứng chỉ tiền gửi nhưng hay hơn, tiện lợi hơn, lãi suất cao hơn (8%), sau 31 ngày khách hàng có thể rút ra bất kỳ lúc nào và vẫn được nhận lãi. Đồng thời, nhân viên còn đưa cho nguyên đơn xem bảng liệt kê về lãi suất tương ứng với số tiền sẽ nhận được tại từng thời điểm.

Theo hướng dẫn của nhân viên ngân hàng, bà ký 4 hợp đồng với tổng số tiền hơn 800 triệu đồng. Nhân viên SCB sau đó làm thủ tục tất toán chuyển toàn bộ số tiền trong các sổ tiết kiệm và chứng chỉ tiền gửi của bà trước đó sang mua sản phẩm “tiết kiệm linh hoạt”.

Đến ngày 7/10/2022, nguyên đơn thấy có nhiều người tập trung tại trụ sở, chi nhánh và các phòng giao dịch của SCB rút tiền, bà gặp nhân viên ngân hàng và hỏi về sản phẩm mình đã mua và mới biết đó không phải là chứng chỉ tiền gửi mà là trái phiếu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) được hợp nhất vào năm 2012 từ ba ngân hàng Đệ Nhất (Ficombank), Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và Sài Gòn (SCB) đều có trụ sở tại TP. HCM.

Tính đến 30/9/2022, SCB có hơn 4.100 cổ đông, gồm 7 cổ đông ngoại sở hữu 27,9%, 11 cổ đông tổ chức trong nước giữ 15,7% và cá nhân trong nước còn lại nắm hơn 56,11% vốn điều lệ. Ngân hàng này cũng đang là một trong số ít các ngân hàng chưa đưa cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán.

Về Chứng khoán Tân Việt (TVSI), năm 2022, công ty chứng khoán này ghi nhận doanh thu hoạt động giảm hơn 24% xuống còn 2,538.3 tỷ đồng. Lãi sau thuế giảm 34% còn 389.1 tỷ đồng.

Tính tới cuối năm 2022, tổng tài sản của TVSI giảm mạnh về mức 4,337.3 tỷ đồng, giảm hơn 35%. Trong đó, tiền mặt ở mức 1,967.3 tỷ đồng, gấp 5.6 lần đầu năm. Song, tiền mặt của Công ty giảm so với mức 3,048 tỷ đồng vào cuối quý 3, giảm gần 35%. Dư nợ cho vay giảm mạnh so với đầu năm xuống còn gần 363 tỷ đồng, giảm tới 93%.

Theo investing.com 


CÔNG TY THÀNH VIÊN

© HOCVIENDAUTU.EDU.VN ALL RIGHTS RESERVED
GIAO DỊCH FOREX
GIAO DỊCH CRYPTO