Xu hướng giảm áp đảo trong tuần VN-Index biến động.
VN-Index ghi nhận tuần giảm sâu với lực bán chủ động gia tăng mạnh ở hầu hết tất cả các nhóm ngành khiến khiến chỉ số “thủng” mốc 1.100 điểm, trước khi phục hồi trở lại trong phiên cuối tuần. Kết tuần, VN-Index đóng cửa tại 1.108 giảm gần 47 điểm, tương đương với 4,04% so với tuần trước.
Xu hướng giảm áp đảo trong tuần VN-Index biến động. Đáng chú ý là nhóm cổ phiếu công ty chứng khoán khi đồng loạt giảm sâu như CTS (-15,69%), AGR (-13,86%), FTS (-12,68%), VCI (-12,03%), TVS (-9,65%), MBS (-9,61%) …
Trên sàn HOSE,
thị trường chung biến động mạnh khiến top 10 cổ phiếu cũng thu hẹp đà tăng, cao nhất là 25% và thấp nhất là 6%.
Cổ phiếu MDG của Công ty cổ phần Miền Đông tăng mạnh nhất HOSE. Với 5 phiên tăng trong tuần, trong đó có 2 phiên tăng trần thị giá MDG đạt 17.400 đồng/cp, tương đương tăng 25% chỉ sau 1 tuần giao dịch.
Tuy nhiên, đà của MDG không đồng thuận với KQKD ảm đạm mới công bố. Theo đó, doanh thu và lợi nhuận sau thuế quý 3.2023 đều giảm lần lượt 44% và 85% về mức 60 tỷ đồng và 700 triệu đồng.
Ở chiều giảm, hàng loạt cổ phiếu trên HOSE cũng ghi nhận mức giảm trên 15%. Áp lực bán tháo xuất hiện tại một loạt cổ phiếu xuất khẩu như CMX, GIL, IDI.
Trên sàn HNX
, top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất cũng chỉ ghi nhận mức tăng từ 10-38%. Những mã tăng điểm chủ yếu là cổ phiếu nhỏ, có tính đầu cơ cao.
Tiêu biểu là VLA của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Công nghệ Văn Lang khi tăng giá 4 phiên trong tuần qua. Thị giá cổ phiếu này tăng 38% lên mức 25.300 đồng/cp, song thanh khoản chỉ vài trăm cổ phiếu khớp lệnh trong phiên.
Ở chiều giảm giá, trong tuần qua nhiều cổ phiếu cũng ghi nhận mức giảm từ 16% – 32% trên HNX.
Trên UPCOM
, biên độ giao dịch rộng hơn nên hàng loạt cổ phiếu cũng tăng từ 24%-70% trong tuần qua.
Nổi bật là H11 của Xây dựng HUD101 với 4 phiên tăng kịch trần trong tuần để đưa thị giá cổ phiếu lên 7.300 đồng. Tính chung cả tuần cổ phiếu này bứt phá gần 70%.
VUA của Công ty cổ phần Chứng khoán Stanley Brothers ngược dòng tăng tốt trong bối cảnh nhóm này đồng loạt giảm sâu. Sau cả tuần tăng điểm, thị giá VUA cán mốc 40.000 đồng/cp, tương đương mức tăng 43% chỉ sau một tuần. Tuy nhiên, thanh khoản của cổ phiếu chứng khoán này chỉ đạt vài chục nghìn đơn vị khớp lệnh mỗi phiên.
Cú bứt tốc ngoạn mục của VUA diễn ra sau khi cổ phiếu này vừa có chuỗi giảm mạnh xấp xỉ 30% sau 2 tháng.
Ngược lại, trong tuần qua nhiều mã trên UPCOM cũng ghi nhận mức giảm từ 20% – 48%.
Theo Cafef