Ngày 6/7/2023, Vinamilk bất ngờ công bố bộ nhận diện thương hiệu mới, mang lại hiệu ứng truyền thông rất lớn. Phía sau ‘màu áo mới’, những câu chuyện nào đáng kỳ vọng trong thời gian tới? Đáp án sẽ có trong hội thảo Kết nối Nhà đầu tư (C2C) ngày 31.08.2023 với chủ đề “Vinamilk: Trình làng thế giới mới”.
Tại sao các nhãn hàng phải thay đổi Logo?
Thay đổi logo cũng giống như việc doanh nghiệp cởi bỏ một chiếc áo cũ để khoác lên cho mình một chiếc áo mới phù hợp và ấn tượng hơn. Dù đã có chỗ đứng vững mạnh trên thị trường, nhiều thương hiệu lớn ở Việt Nam cũng như trên thế giới vẫn lựa chọn thay đổi bộ nhận diện thương hiệu, có thể kể tới như ngân hàng Quân Đội – MB (2019), Viettel (2021), hay gần đây nhất là Pepsico, Vinamilk (2023). Đi theo xu hướng của các Logo mới là hiện đại, táo bạo hơn với phông chữ đậm nét, phù hợp với với thế hệ tương lai GenZ, X, Alpha, lần “thay áo mới” mới đây của Vinamilk đã tạo nên một trào lưu được đông đảo người dùng mạng xã hội hưởng ứng.
Ngay sau khi Logo mới được “trình làng”, giá trị thương hiệu của Vinamilk đã tăng lên mốc 3 tỷ USD từ con số 2.8 tỷ USD năm trước (dữ liệu Brand Finance, 2023), khẳng định vị trí số 1 trong các thương hiệu thực phẩm tại Việt Nam, đồng thời là thương hiệu sữa lớn thứ 6 trên thế giới.
Giá trị thương hiệu Vinamilk 2023 đạt mốc 3 tỷ USD
Có rất nhiều nguyên nhân đằng sau việc “thay áo” của doanh nghiệp: có thể nhằm phát triển các mảng kinh doanh mới, cũng có thể để thích ứng với sự thay đổi người tiêu dùng, phù hợp hơn với thị hiếu của khách hàng. Sự kiện “thay áo” là một dấu mốc quan trọng, mở ra một thời kỳ phát triển mới cho doanh nghiệp khi kéo theo đó là việc định hình lại tập khách hàng, tạo dấu ấn với cấu trúc các sản phẩm mới.
Những giai đoạn tăng trưởng chững lại như năm 2012 cũng nhanh chóng được vượt qua với chiến lược mở rộng từ thành phố lớn ra các tỉnh và nông thôn có thu nhập gia tăng. Tuy vậy, những năm gần đây, người khổng lồ Vinamilk vẫn chưa thực sự tìm lại được những bước đi dài trước kia, tăng trưởng vẫn là bài toán khó đối với Vinamilk, đặc biệt là trong những tháng ngày khó khăn do Covid, chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng, giá nguyên vật liệu tăng, nhu cầu sụt giảm và phải cạnh tranh ngày càng nhiều với các thương hiệu ngoại nhập. Thời điểm này chính là cơ hội để Vinamilk định hình lại chiến lược và tạo ra những thay đổi cần thiết và mang tính toàn diện, bắt đầu từ việc “trình làng” bộ nhận diện thương hiệu mới.
Kỳ vọng gì từ “thế giới mới” của người khổng lồ Vinamilk
Việc thay đổi bộ nhận diện thương hiệu là kết quả sau một năm chuẩn bị kỹ càng và hợp tác chặt chẽ giữa Vinamilk với đội ngũ hùng hậu gồm 55 chuyên gia về thương hiệu, sáng tạo hàng đầu thế giới. Sự kiện này đã để lại dấu ấn lớn đối với người tiêu dùng với định vị mới – Vinamilk không chỉ là sữa, mà còn là đa dạng thực phẩm; không chỉ chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng mà còn là đời sống tinh thần.
Bước đi quan trọng này được thực hiện ngay tại thời điểm mấu chốt: “thiên thời – địa lợi” – kinh tế đang dần hồi phục – thị trường tiêu dùng tăng trưởng trở lại, thị trường nguyên liệu bột sữa giảm giá (Hình 2). Điều này cũng sẽ là một trong những động lực hỗ trợ sự hồi phục tỷ suất lợi nhuận gộp của doanh nghiệp trong nửa cuối năm 2023 và 2024; cho phép doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động quảng bá thương hiệu và sản phẩm mới tới người tiêu dùng để giành lại thị phần.
Giá sữa bột nguyên kem giảm trong vòng 1 năm qua. Nguồn: Global Dairy Trade
Trên phương diện đầu tư, Vinamilk được đánh giá là một doanh nghiệp tăng trưởng không ngừng từ khi gia nhập thị trường chứng khoán năm 2006, là cổ phiếu không thể thiếu trong bất kỳ danh mục đầu tư nào. Câu chuyện về doanh nghiệp sữa với các chỉ số tài chính vượt trội và ổn định cùng với khả năng chi trả cổ tức bằng tiền mặt cao trong suốt những năm niêm yết khiến cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp luôn dành nhiều sự quan tâm.
Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2023 của Vinamilk đã bắt đầu có những chuyển biến tích cực với tâm điểm ở quý 2 đã xuất hiện tín hiệu đảo chiều rõ nét khi doanh thu thuần đạt 15.200 tỷ đồng (tăng 1,6% so với cùng kỳ và 8,6% so với quý trước) và lợi nhuận đạt 2.220 tỷ đồng (tăng 5,6% so với cùng kỳ và 16,5% so với quý trước). Đây là quý đầu tiên VNM công bố lợi nhuận tăng trưởng sau 5 quý sụt giảm liên tiếp.
Trước bối cảnh đó, HSC sẽ tổ chức hội thảo C2C – Connecting to Customers vào ngày 31.08.2023 với sự góp mặt của các khách mời HSC và Vinamilk cùng thảo luận về chủ đề “Vinamilk: Trình làng thế giới mới” và làm rõ các triển vọng của ngành và doanh nghiệp trong tương lai.
Nhà đầu tư đăng ký tham dự Hội thảo tại: https://event.hsc.com.vn/c2c_VNM/
Mở tài khoản đầu tư tại HSC trong 3 phút tại đây: https://online.hsc.com.vn/mo-tai-khoan.html
Theo Cafef