Giá trị thị trường của Stablecoin thường được gắn chặt với giá của một tài sản cố định giống như USD. Stablecoin là một loại tiền điện tử có mức giá cố định. Ngoài ra, Stablecoin còn có tính toàn cầu, ít biến động và không phụ thuộc vào một ngân hàng trung ương nào.Vậy Stablecoin là gì? Có những loại Stable coin nào? Ưu và nhược điểm ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này nào!
Stablecoin là gì?
Stablecoin hay còn được gọi đồng ổn định giá, là một loại tiền điện tử được phát triển dựa trên nền tảng của Blockchain với mục đích giảm thiểu tối đa sự ảnh hưởng của biến động giá. Giá của Stablecoin được neo vào một tài sản ổn định khác như vàng hay tiền pháp định (USD, EUR, VNĐ). Đồng thời Stablecoin còn có tính toàn cầu, ít biến động và không phụ thuộc vào một ngân hàng trung ương nào.
Thông thường các Stablecoin sẽ cố định giá của mình theo giá USD (Ví dụ: 1 Stablecoin = 1USD) hoặc một số đồng tiền pháp định mạnh khác như EUR, JPY, CNY, HKUS… hoặc một chỉ số giá tiêu dùng nào đó.
Xem thêm:
- Token vs coin – Cái nào tốt hơn cho việc phát triển hoặc đầu tư?
- Những điều cần biết về top xu hướng blockchain năm 2020
Các đặc tính cần thiết của một Stablecoin:
- Giá cả phải ổn định
- Có khả năng mở rộng
- Tính bảo mật cao
- Phi tập trung
- Được bảo trợ và kiểm tra nghiêm ngặt
Hiện tại, trên thị trường tiền điện tử chưa có đồng tiền nào đáp ứng được các tiêu chí trên, nhưng có khá nhiều dự án đang phát triển để hướng đến đạt được những đặc tính này.
Hiện tại Tether (USDT) là đồng Stablecoin phổ biến nhất, hầu hết các sàn giao dịch đều sử dụng USDT như một đồng coin giao dịch – ngang hàng với Bitcoin & Ethereum. Tính về vốn hóa thị trường thì Tether đứng thứ 5 trên CoinMarketCap. Tuy nhiên chính Tether cũng đã gây ra nhiều tranh cãi về việc nó có phải là một Stablecoin tốt nhất hay không, khi sự phát triển của đồng tiền này đã từng có thời gian tăng liên tục và nhiều người cho rằng sự sụt giảm của thị trường phần lớn là do tác động của Tether.
Tại sao thị trường lại cần Stablecoin?
Bitcoin và Ethereum là 2 Cryptocurrencies phổ biến nhất thời điểm hiện tại, nhưng giá của chúng biến động liên tục hằng ngày. Sự biến động của Cryptocurrencies có thể tốt cho những nhà đầu tư và cả đầu cơ, nhưng trong dài hạn nó sẽ cản trở sự đón nhận của thế giới đối với loại tiền tệ mới này. Đây là một vấn đề lớn trong thị trường tiền điện tử, Stablecoin xuất hiện để có thể giải quyết vấn này.
Đối với trader hay investor họ có thể chuyển tài sản sang stablecoin để tránh khỏi sự biến động của tiền điện tử mà không cần nhất thiết phải đổi sang Fiat. Stablecoin được ví như một chiếc cầu nối giữa thị trường tiền điện tử với thị trường tài chính truyền thống. Việc chuyển đổi từ Fiat sang tiền điện tử được dễ dàng hơn rất nhiều khi có sự xuất hiện của Stablecoin.
Có những loại Stablecoin nào?
Hiện tại trên thị trường có 3 loại Stable coin chính, mỗi loại có cánh ổn định giá theo cách khác nhau như sau:
Stablecoin – tài sản nợ
Có nghĩa là phát hành tài sản nợ do một bên thứ ba trung gian uy tín đứng ra bảo lãnh, bên trung gian này sẽ đảm bảo quy đổi 1 đồng Stablecoin sang 1 tài sản khác theo tỷ lệ cố định. Ví dụ như Tether được công ty Tether Limited bảo đảm đổi sang USD theo tỷ lệ 1:1.
_Ưu điểm
- 100% cố định giá
- Đơn giản
- Tránh được các rủi ro về hack, bởi vì các tài sản đảm bảo không tồn tại trên Blockchain
- Miễn nhiễm với các biến động trên thị trường vì được đảm bảo bằng một lượng tiền pháp định đang lưu trữ trong ngân hàng
_Nhược điểm
- Tập trung — cần sự tin tưởng vào một trung tâm lưu trữ ( sẽ có các rủi ro về trộm cắp, rủi ro đạo đức )
- Quá trình chuyển đổi chậm và tốn nhiều chi phí
- Cần một kiểm toán để đảm bảo sự minh bạch
Một số đồng Stablecoin điển hình: Tether, TrueUSD, Stably, Arccy,…
Stablecoin – tài sản thế chấp bởi crypto
Stablecoin thế chấp bởi crypto chỉ khác loại stablecoin thế chấp bởi tiền pháp định ở chỗ, chúng ta sử dụng một đồng cryptocurrency làm tài sản đảm bảo, thay vì dùng USD, EUR,… hay Vàng. Khi làm theo kiểu này thì mọi thứ đều diễn ra trên blockchain, không cần tới sự xuất hiện của tiền pháp định, ngân hàng hay một trung tâm lưu trữ tập trung.
Một số đồng Stablecoin điển hình: BitShares, Maker, Havven, Sweetbridge, Augmint
_Ưu điểm
- Phi tập trung
- Rất minh bạch
- Có thể sử dụng làm đòn bẩy
- Có thể chuyển đổi Stablecoin sang tài sản Crypto thế chấp một cách nhanh chóng và tiết kiệm chi phí
_Nhược điểm
- Sẽ tự động thanh lý Stablecoin khi giá tài sản thế chấp giảm vượt ngưỡng cho phép
- Biến động giá cao hơn hình thức thế chấp bằng Fiat
- Bị ràng buộc vào giá trị của một đồng Crypto
- Không đạt được hiệu quả trong sử dụng vốn
- Phức tạp với nhiều người
Stablecoin – không được thế chấp
Có nghĩa là đồng tiền có cơ chế điều tiết cung cầu. Cơ chế hoạt động là khi giá giảm nó sẽ giảm lượng cung để giá tăng lên, ngược lại khi giá tăng thì nó giảm lượng cung để giá giảm xuống.
Một số đồng Stablecoin điển hình: Basecoin, Carbon, Fragments, Kowala
Ưu điểm
- Không cần tài sản đảm bảo
- Phi tập trung và độc lập
Nhược điểm
- Yêu cầu sự tăng trưởng đều đặn
- Dễ bị tổn thương nhất khi thị trường suy giảm
- Khó để phân tích sự an toàn của hệ thống
- Quá phức tạp
Vậy Stablecoin sẽ ảnh hưởng thế nào tới thị trường Việt Nam?
Giống như cuộc cạnh tranh trong thị trường gọi xe, nếu chỉ có mỗi Grab thì Grab sẽ độc quyền,…và làm tất cả những gì mình muốn. Nhưng khi có sự xuất hiện của Go-Viet, Bee, hay Uber,… thị trường sẽ có sự canh tranh. Đồng thời người dùng được hưởng những ưu đãi khuyến mãi nhiều hơn, giá cả hợp lý hơn. Và trong crypto cũng thế, BitcoinVN News tin rằng khi xuất hiện nhiều Stablecoin thì nhà đầu tư sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn. Bên cạnh đó sẽ giúp cho khoản đầu tư của họ dễ dàng thanh khoản hơn. Sự minh bạch rõ ràng từ các đồng uy tín sẽ bảo vệ được nhà đầu tư khỏi những tác động tiêu cực.
Trên đây là những thông tin về đồng Stablecoin. Hy vọng rằng bài này có thể giúp ích cho các bạn, đặc biệt là đối với những người mới bắt đầu tham gia vào thị trường tiền điện tử. Chúc các bạn có những quyết định sáng suốt và thành công!
Xem thêm nội dung liên quan:
- Mất bao nhiêu lâu để bạn trở thành một nhà đầu tư thực thụ?
- Satoshi Nakamoto là ai? Nhân vật bí ẩn nhất thế kỷ 21
- Sàn giao dịch hàng đầu Việt Nam và Thế Giới