Việc gỡ vướng pháp lý là một phần để giúp lấy lại niềm tin của các nhà đầu tư, khách hàng đối với thị trường bất động sản để họ tham gia thị trường vào thời điểm này.
Câu chuyện “mua nhà để ở, bây giờ hay đợi thêm” vẫn là chủ đề được quan tâm, nhất là trong bối cảnh tâm lý của người mua còn dao động trước nhiều thông tin.
Một số chuyên gia trong ngành đều cùng quan điểm, giai đoạn này “NÊN” mua nhà. Tuy nhiên phải kèm điều kiện “CÓ”. Những lý do nên mua nhà lúc này xuất phát từ một số yếu tố:
Thị trường bất động sản khó giảm giá thêm
Chi phí xây dựng căn hộ chung cư trung bình 12-13 triệu đồng/m2, chưa kể chi phí lãi vay 15-20%, thuế sử dụng đất, chí phí đền bù, giải tỏa. Để một dự án cho ra ngoài thị trường với nhà ở thương mại thấp nhất cũng là 30 triệu đồng/m2 (cả VAT), nhà ở xã hội thì đã tầm 17-18 triệu/m2. Theo ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc phụ trách thị trường phía Nam của Batdongsan.com.vn, việc chờ dự án bất động sản giảm giá trong tương lai là điều “tương đối khó”.
Nhiều người hiện nay đặt câu hỏi: Thị trường khó khăn, chủ đầu tư thiếu vốn, tại sao không giảm giá thêm nữa để tăng thanh khoản. Theo các chuyên gia trong ngành, điều này là khó vì liên quan đến chi phí đầu vào, trong đó có 3 nhóm chi phí lớn là chí phí xây dựng (giá nguyên vật liệu sắt thép, xi măng, gạch,… tăng mạnh), chi phí vận hành doanh nghiệp và nhiều nhất là chi phí tài chính. Cụ thể là lãi vay, 2 năm dự án đứng pháp lý không triển khai được doanh nghiệp cũng phải trả lãi ít cũng 13%/năm trên số vay vay) chưa kể các chi phí khác không liệt kê.
Theo đó, thay vì chờ giá tiếp tục giảm (điều này là khó), nhiều chuyên gia khuyên rằng, người mua nên tận dụng các chính sách kích cầu của chủ đầu tư giai đoạn này về việc kéo dài phương thức thanh toán, hỗ trợ lãi suất,… tuy nhiên người mua phải thẩm định kỹ về giá bán có hợp lý và chấp nhận được vì nhiều chủ đầu tư đưa hết các chi phí này vào giá bán.
Chưa bao giờ thị trường có nhiều chính sách bán hàng tốt như bây giờ
Thực tế, chưa bao giờ trên thị trường lại có nhiều chính sách tốt như vậy dành cho những nhóm mua nhà ở thật, chiết khấu 30-40%, giải ngân thấp có thể ký được hợp đồng dưới 10%, giãn thời gian thanh toán lên 5-7 năm.
Gần đây, thị trường bất động sản xuất hiện loạt chính sách bán hàng của các chủ đầu tư như Vingroup, Nam Long, Kim Oanh, Phú Đông, Hưng Thịnh… gây chú ý trên thị trường.
Mặt bằng giá thứ cấp đã giảm sâu
Ông Võ Hồng Thắng, Giám đốc Mảng dịch vụ Tư vấn & Phát triển dự án của DKRA Group cho biết, thị trường có hai từ khoá đáng chú ý hiện này là: “Giảm giá” và “thiếu vốn”.
Ở thị trường thứ cấp mặt bằng giá bán đã giảm khá sâu. Mức giảm trung bình khoảng 5% – 10% so với giá hợp đồng. Cục bộ một số dự án có mức giảm lớn hơn 20% – 30% nhưng rơi vào nhóm đối tượng khách hàng có vay ngân hàng nhưng đang đuối về tài chính hoặc những dự án có vấn đề pháp lý.
Ở thị trường sơ cấp giá bán gần như không tăng trong 2 năm qua. Một số dự án có mức giảm 3% – 5%. Nhiều chủ đầu tư đã hi sinh lợi nhuận thậm chí chấp nhận “lỗ vốn” để ưu tiên dòng tiền.
Về điều kiện “CÓ” ,
Một số chuyên gia đã dành lời khuyên cho người mua khi quyết định “xuống tiền” ở giai đoạn này.
Thứ nhất: Về pháp lý phải “ĐỦ” đây yếu tố tiên quyết để đảm bảo an toàn
Thứ 2: Đối với dự án đã đủ pháp lý nhưng đang trong quá trình xây dựng phải chọn những chủ đầu tư “CÓ” tài chính, để đảm bảo dự án có đủ khả năng xây dựng và về đích. Đây được xem là “điểm huyệt” khó đoán của thị trường bất động sản. Bởi lẽ, không phải chủ đầu tư nào cũng đảm bảo được dòng tiền và tiến độ dự án trong bối cảnh thị trường biến động.
Thứ 3: Đảm bảo được nguồn tài chính để trả nợ đây yếu tố quan trọng nhất trong điều kiện kinh tế đang gặp khó khăn như hiện nay.
Ngoài ra, thời điểm hiện tại còn là cơ hội đối với người mua mục đích đầu tư khi thị trường dần có những tín hiêu “tạo đáy”. Trong thời gian tới, thị trường nhiều khả năng sẽ có sự hồi phục nhất định ở một số phân khúc. Điển hình như là phân khúc nhà ở vừa túi tiền những khu vực kết nối thuận tiện về trung tâm hay phân khúc đất nền ven các thành phố lớn, hạ tầng giao thông đồng bộ, tiện ích đầy đủ.
Theo Cafef