Bài toán chuyển đổi trên
GPR
-1.25%
Thêm/Gỡ bỏ từ một Danh Mục
Thêm vào danh mục theo dõi
Thêm Lệnh
Đã thêm vị thế thành công vào:
Vui lòng đặt tên cho danh mục đầu tư của bạn
MUA
Bán
1:1
1:10
1:25
1:50
1:100
1:200
1:400
1:500
1:1000
Tạo một danh sách theo dõi mới
Khởi tạo
Tạo một danh mục đầu tư mới
Thêm vào
Khởi tạo
+ Một vị thế khác
Đóng
Thị trường taxi Việt Nam chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt kể từ năm 2014 khi taxi công nghệ chính thức gia nhập cuộc chơi. Mới đây, việc VinFast cũng gia nhập đường đua tiếp tục đẩy các hãng taxi truyền thống vào tình thế phải thay đổi. Những năm qua, thị trường vận tải taxi Việt Nam có nhiều biến động bởi sự tác động mạnh mẽ của taxi công nghệ và đại dịch COVID-19 cùng vấn đề cung ứng năng lượng cũng như xu hướng sử dụng xe điện taxi. Trong bối cảnh đó, taxi truyền thống liên tục có sự đổi mới để phát triển.
Thị trường taxi từng mất cân bằng vì “tân binh” xe công nghệ
Sự có mặt của taxi công nghệ đã nhanh chóng đẩy cuộc đua tranh thị phần vận tải taxi trở nên gay gắt, đặc biệt là ở Hà Nội, TP. HCM và 6 tỉnh thực hiện mô hình thí điểm xe hợp đồng điện tử dưới 9 chỗ.
Khi mới tham gia sân chơi, taxi công nghệ có nhiều lợi thế như gọi xe nhanh hơn, giá cước rẻ hơn, được sử dụng xe của cá nhân kết nối với các công ty công nghệ, xe không lắp đồng hồ tính tiền, không phải niêm yết giá, không phải xin phù hiệu taxi, không phải có bộ phận điều hành, theo dõi về ATGT như các đơn vị taxi truyền thống… nên đã thu hút một lượng lớn khách hàng và các chủ xe cá nhân tham gia chở khách.
Theo nhiều ý kiến phản ánh, một số lợi thế mà taxi công nghệ có được là chưa phù hợp chưa bình đẳng trên sân chơi chung.
Với việc ban hành các quy định quản lý taxi công nghệ chặt chẽ, bảo đảm sự bình đẳng, các doanh nghiệp taxi truyền thống đã có sự cạnh tranh lành mạnh, dần phục hồi, lấy lại thị phần. Nhất là trong bối cảnh, taxi công nghệ cũng bộc lộ một số tồn tại liên quan đến cách tính giá cước, mức phí, mức chiết khấu…
Xu hướng sử dụng phương tiện vận tải thân thiện với môi trường và những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 khiến nhu cầu sử dụng xe ô tô điện trở thành xu thế tất yếu.
Trước tình hình đó, Hiệp hội Taxi Hà Nội vừa tổ chức hội nghị nghiên cứu áp dụng và thử nghiệm dùng xe điện của các nhà cung cấp làm taxi, thay các loại xe taxi đang sử dụng xăng, dầu hiện nay.
Theo phân tích của các chuyên gia và lãnh đạo các doanh nghiệp taxi dự hội thảo, ô tô điện sẽ là tương lai của nền công nghiệp ô tô thế giới.
Phương tiện này không những giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường mà còn tiện dụng hơn rất nhiều so với các dòng xe chạy bằng xăng dầu như: Nạp năng lượng dễ dàng; không cần thay nhớt, nước làm mát; giảm tần suất bảo dưỡng định kỳ; độ an toàn cao; không có tiếng ồn động cơ…
Bên cạnh đó, giá xăng dầu tăng nhanh và nguồn cung khó khăn trong khi giá điện lại tương đối ổn định. Nếu so sánh việc sử dụng xe ô tô điện, người dùng và các doanh nghiệp vận tải taxi sẽ tiết kiệm được một khoản lớn chi phí khi vận hành, không chỉ làm lợi cho doanh nghiệp mà cả khách hàng.
Những rào cản của bước qua của taxi truyền thống
Mặc dù vậy, khi thực hiện chuyển đổi sang taxi điện ở Việt Nam sẽ vấp phải hai rào cản chính.
Thứ nhất là câu chuyện hạ tầng trạm sạc. Nếu người dùng ô tô điện cá nhân thiếu trạm sạc một phần thì doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ taxi điện “khát” trạm sạc gấp hàng chục lần.
Xe taxi nói riêng hay các xe kinh doanh vận tải nói chung có những đặc thù riêng biệt. Đối với ô tô cá nhân đa số chủ xe có thể sạc đầy pin vào ban đêm để sử dụng cho cả ngày hôm sau. Còn đối với xe taxi, thời gian hoạt động là 24/7, quãng đường di chuyển dài, phải dừng, đỗ, đón trả khách tại nhiều địa điểm trong một ngày dẫn đến cần nạp năng lượng nhiều lần và tại nhiều địa điểm.
Rào cản thứ hai là vấn đề tài chính của doanh nghiệp. Tại Việt Nam, giá một chiếc ô tô điện còn khá đắt đỏ, gấp 1,5 – 3 lần giá một chiếc ô tô thông thường được dùng để hoạt động taxi.
Để mua xe với số lượng lớn, các hãng taxi buộc phải vay ngân hàng. Tuy nhiên, trong bối cảnh các tổ chức tín dụng liên tục tăng lãi suất thì khả năng tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp càng khó khăn.
Do đó, việc đầu tư chuyển đổi sang taxi điện ở thời điểm hiện tại không thể làm nhanh mà cần tiến hành từ từ, kết hợp tính toán khả năng lợi nhuận và hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất.
Theo investing.com