Thường xuyên truy cập hocviendautu. để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư Thường xuyên truy cập hocviendautu.edu.vn để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư

CHUYÊN GIA HỖ TRỢ:

Facebook: Lê Nguyên

Zalo: 0765. 84 85 86

Lực bán gia tăng, thị trường đánh rơi gần 15 điểm

Lực bán chủ động chốt lời, cũng như cặp đôi VIC-VHM lao dốc đã tạo áp lực lớn khiến thị trường có một phiên giảm khá sâu và cộng với phiên giảm hôm qua đã lấy đi gần hết những gì có đạt được trong phiên khởi sắc ngày thứ Ba.

Sau phiên sáng với những tín hiệu bán có phần mạnh hơn, thị trường bước vào phiên chiều với xu hướng tiếp tục đi xuống và có thời điểm đẩy VN-Index về dưới 1.225 điểm và bật lên 1.235 điểm từ ngưỡng điểm này.

Tuy nhiên, cũng như trong phiên sáng, khi lực cung mạnh đã quay trở lại tại ngưỡng điểm trên, cộng thêm việc cặp đôi VIC và VHM bị bán rất mạnh đã khiến VN-Index chịu thêm áp lực và đảo chiều đi xuống, đánh rơi gần 15 điểm khi đóng cửa.

Chốt phiên, sàn HOSE có 99 mã tăng và 409 mã giảm, VN-Index giảm 14,58 điểm (-1,18%), xuống 1.223,81 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 1,22 tỷ đơn vị, giá trị 26.989,2 tỷ đồng, giảm nhẹ hơn 3% về khối lượng và 9% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 67,5 triệu đơn vị, giá trị 1.743 tỷ đồng.

Hai cổ phiếu lớn nhà Vin là VIC và VHM là những bluechip giảm sâu nhất và ảnh hưởng nặng nề nhất đối với chỉ số khi chiếm gần một nửa số điểm tiêu cực.

Theo đó, VIC giảm tới 6,3% xuống 55.500 đồng, VHM -6% xuống 49.000 đồng, đều là mức giá thấp nhất ngày của cặp đôi này, khớp lệnh lần lượt có 26,8 triệu và 11,6 triệu đơn vị.

Một số mã bluechip khác cũng nới thêm đôi chút đà giảm, khiến VN-Index càng thêm khó như SSB -3,1% xuống 26.300 đồng, FPT -2,1% xuống 95.900 đồng, HPG -2,1% xuống 27.800 đồng, MSN -1,9% xuống 78.600 đồng. Các mã giảm khác chỉ mất điểm nhẹ như MWG, ACB, STB, BID, PLX, BCM, TPB, GVR…với mức giảm chỉ từ 0,3% đến 1,3%.

Ở chiều ngược lại, hai cổ phiếu ngân hàng VIB và CTG, cùng SAB đứng vững, nhưng như vậy là chưa đủ giúp thị trường bớt tiêu cực hơn, với VIB +3,3% lên 21.700 đồng, khớp 21,4 triệu đơn vị, CTG +2% lên 33.200 đồng, khớp 14,9 triệu đơn vị và SAB +2,2% lên 85.200 đồng.

Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, vẫn là ba cái tên từ phiên sáng tăng tốt đã giữ vững mức giá trần khi đóng cửa là BCM, TCO và APG, khớp lệnh APG cao nhất với hơn 6,33 triệu đơn vị.

Tăng tích cực không còn quá nhiều, với HHV, TVS, CIG, AGR, EVG nhích từ 2% đến gần 3%…

Trái lại, một số vẫn bị bán mạnh, với những cái tên chuẩn bị đến ngày giao dịch cuối cùng trước khi bị đình chỉ niêm yết là HPX, TGG, AGM, IBC, với giá cổ phiếu đều giảm sàn.

Đáng chú ý là nhiều nhà đầu tư đã chọn mua bắt đáy HPX, khi khối lượng khớp lệnh lên tới hơn 83,2 triệu đơn vị, cao nhất thị trường, nhưng vẫn còn tới hơn 12,6 triệu cổ phiếu giá sàn chưa được hấp thụ.

Trong khi đó, IBC vẫn còn dư bán sàn hơn 9,6 triệu đơn vị, TGG dư bán sàn hơn 1,6 triệu đơn vị, AGM dư bán sàn hơn 1,92 triệu đơn vị.

Cổ phiếu QCG bị chốt lời mạnh sau tuần khởi sắc trước đó và giảm sàn -6,9% xuống 13.500 đồng, khớp 2,37 triệu đơn vị.

Giảm mạnh khác còn có HTN -6,6% xuống 19.150 đồng, TSC -6,4% xuống 4.830 đồng, OGC -5,7% xuống 7.310 đồng, NVL -6,3% xuống 18.700 đồng, khớp lệnh chỉ đứng sau HPX với gần 77 triệu đơn vị.

Các cổ phiếu giảm mạnh khác phần lớn đều ở nhóm bất động sản, xây dựng với DIG, HBC, ITC, FIT, CRE, BCG, LDG, DRH, SGR, PHC, LGL, TDC, GEX, DLG, KHG, với mức giảm từ 4% đến hơn 5%.

Các cổ phiếu nguyên vật liệu, thép, dịch vụ, công ty chứng khoán, bất động sản, bán lẻ như TLH, ITA, DGW, PDR, HSG, HQC, HCM, VCG, TDH, SCR, CII, NLG, NKG, VIX giảm 3% đến hơn 3,5%.

Trên sàn HNX, nhiều cổ phiếu nới rộng đà giảm cũng đã khiến HNX-Index dần lùi bước vào đóng cửa ở mức thấp nhất ngày.

Chốt phiên, sàn HNX có 55 mã tăng và 147 mã giảm, HNX-Index giảm 4,25 điểm (-1,66%), xuống 251,86 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 121,7 triệu đơn vị, giá trị 2.563,8 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 9 triệu đơn vị, giá trị 231,3 tỷ đồng.

Phiên này, cổ phiếu CMS đã trở thành điểm sáng lớn khi trở lại giá trần khi kết phiên +9,8% lên 24.700 đồng, khớp 1,67 triệu đơn vị.

Nhích lên còn có MBS +2,6% lên 23.600 đồng, PVB +5,7% lên 22.300 đồng, PVS +1,9% lên 37.900 đồng.

Còn lại đều mất điểm, với SHS, CEO, HUT, IDJ, TNG, NRC, TAR, LIG, MST giảm từ hơn 3% đến hơn 6%. Trong đó, SHS -3,4% xuống 19.600 đồng, khớp lệnh cao nhất sàn khi có hơn 26,7 triệu đơn vị.

Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index cũng đuối sức trong phiên chiều và chỉ kịp thu hẹp đôi chút đà giảm ở những phút cuối.

Đóng cửa, UpCoM-Index giảm 0,53 điểm (-0,57%), xuống 93,65 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 61,9 triệu đơn vị, giá trị 959,2 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,36 triệu đơn vị, giá trị 23,8 tỷ đồng.

Lác đác vài sắc xanh nhạt ở các cổ phiếu thanh khoản cao như VAB, G36, NAB, CEN, ngoại trừ MSR khi tăng khá +5,6% lên 19.000 đồng, khớp 1,66 triệu đơn vị.

Các cổ phiếu còn lại đều giảm, với SBS, AAS, DDV giảm 2% đến hơn 3%, khớp 2,1 triệu đến 6 triệu đơn vị.

Cổ phiếu BSR khớp 13,3 triệu đơn vị, cao nhất UpCoM và giảm 2,3% xuống 21.500 đồng.

Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đều giảm từ hơn 6 đến gần 11 điểm. Trong đó, VN30F2309 giảm 10 điểm, tương đương -0,8% xuống 1.235 điểm, khớp lệnh hơn 286.800 đơn vị, khối lượng mở hơn 44.500 đơn vị.

Trên thị trường chứng quyền, sắc đỏ chiếm lĩnh, với CVPB2307 phiên này khớp lệnh tốt nhất khi có 2,3 triệu đơn vị, giá giảm 1,6% xuống 630 đồng/cq. Theo sau là CVHM2309 với hơn 2 triệu đơn vị, giá giảm mạnh gần 32% xuống 280 đồng/cq.

Theo tinnhanhchungkhoan.vn


CÔNG TY THÀNH VIÊN

© HOCVIENDAUTU.EDU.VN ALL RIGHTS RESERVED
GIAO DỊCH FOREX
GIAO DỊCH CRYPTO