Thường xuyên truy cập hocviendautu. để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư Thường xuyên truy cập hocviendautu.edu.vn để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư

CHUYÊN GIA HỖ TRỢ:

Facebook: Lê Nguyên

Zalo: 0765. 84 85 86

Nhà đầu tư chùn tay trong phiên đáo hạn phái sinh

Một phiên giao dịch thận trọng có thể hiểu được của nhà đầu tư, khi ngoài cây nến báo hiệu đảo chiều hôm qua thì còn là phiên đáo hạn phái sinh chiều nay càng khiến động lực đứng ngoài thị trường được đẩy lên cao.

Sau phiên sáng rung lắc, nhẹ thị trường tiếp diễn trạng thái giao dịch này trong phiên chiều, VN-Index liên tục đảo chiều quanh tham chiếu với biên độ dao động chỉ lớn hơn đôi chút so với phiên sáng.

Tâm lý nhà đầu tư thận trọng thấy rõ, khi thanh khoản sụt giảm mạnh và áp lực bán luôn chực chờ, nhất là tại nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ cũng như phiên đáo hạn phái sinh càng khiến việc đặt lệnh trở nên khó khăn hơn.

Đóng cửa, sàn HOSE có 151 mã tăng và 261 mã giảm, VN-Index giảm 0,45 điểm (-0,04%), xuống 1.116,97 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 716,8 triệu đơn vị, giá trị 13.265,4 tỷ đồng, giảm 23% về cả khối lượng và giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 41,2 triệu đơn vị, giá trị 1.016 tỷ đồng.

Nhóm bluechip còn vài cổ phiếu tăng hơn 1% là SSI +1,2% lên 25.700 đồng, PDR +2,1% lên 17.300 đồng, GAS +2,1% lên 96.600 đồng. Các sắc xanh khác tại HPG, ACB, PLX, GVR, VCB, CTG giúp VN-Index không giảm sâu hơn.

Nửa kia trong nhóm VN30 mang sắc đỏ, với BCM, VRE, VNM, MSN, POW, SAB giảm mạnh nhất, nhưng cũng chỉ giảm từ 1% đến 1,9%.

Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, áp lực chốt lời gia tăng, nhất là tại những cổ phiếu đã có khoảng thời gian tăng tốt gần đây.

Theo đó, hàng loạt mã như FIT, LGL, RDP, TGG, TSC, TDH, VRC và QCG đều đã giảm sàn và gần như đều trắng bên mua. Trong đó, FIT khớp lệnh cao nhất khi có hơn 8,37 triệu đơn vị, TSC khớp 2,79 triệu đơn vị, TDH khớp hơn 1,2 triệu đơn vị, trong khi đó, QCG chỉ khớp được 0,17 triệu đơn vị và còn dư bán giá sàn hơn 2,74 triệu đơn vị.

Giảm sâu đáng kể khác còn EVG -5,9% xuống 6.890 đồng, MHC -5,3% xuống 5.670 đồng, BKG -5,2% xuống 4.900 đồng, ITC -4,6% xuống 12.500 đồng. Các cổ phiếu PTL, ST8, QBS, VPH, TCO, CRC, TNT, TDG giảm từ 3% đến gần 4%.

Trái lại, một vài cổ phiếu ngược dòng thị trường ấn tượng, đặc biệt là DBC khi tăng kịch trần +6,8% lên 20.300 đồng, khớp được hơn 12,3 triệu đơn vị và còn dư mua giá trần hơn 1,92 triệu đơn vị.

Một cổ phiếu riêng lẻ khác là VDS ở nhóm công ty chứng khoán cũng đã tăng hết biên độ +6,6% lên 12.900 đồng, khớp hơn 1,4 triệu đơn vị.

Tăng tốt khác còn DXS +4,8% lên 8.800 đồng, DC4 +4,7% lên 9.160 đồng, VPG +4,4% lên 19.000 đồng, GSP +4,5% lên 11.650 đồng, PVD +4,3% lên 24.400 đồng…

Nhích hơn 2% đến hơn 3% còn FCN, BMP, VND, NBB, HAG, KMR, EVE, CII, VSC, LSS, VIP, SJF. Trong đó, VND phiên này thanh khoản cao nhất sàn khi có hơn 34,1 triệu đơn vị khớp lệnh, HAG cũng khớp được gần 20 triệu đơn vị, CII khớp 13,3 triệu đơn vị.

Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index rơi sâu hơn dưới tham chiếu khi giao dịch trở lại trong phiên chiều, tuy vậy, việc một số cổ phiếu lớn đảo chiều hoặc nới đà tăng, đặc biệt là PVS đã giúp chỉ số bật lên trên tham chiếu khi kết phiên.

Đóng cửa, sàn HNX có 65 mã tăng và 124 mã giảm, HNX-Index tăng 0,62 điểm (+0,27%), lên 229,53 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 89,3 triệu đơn vị, giá trị 1.555,3 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 2 triệu đơn vị, giá trị 56 tỷ đồng.

Cổ phiếu vốn hóa lớn nhất sàn là PVS có phiên tăng vọt 8,2% lên 33.000 đồng đã nâng đỡ lớn cho chỉ số, khớp lệnh PVS đứng thứ hai trên sàn với hơn 17,5 triệu đơn vị.

Một cổ phiếu dầu khí khác cũng tăng khá là PVC +4,6% lên 18.200 đồng, khớp 2,9 triệu đơn vị. Khớp lệnh thấp hơn, nhưng tăng mạnh ở nhóm này là hai mã PVG và PVB khi chạm giá trần lên 10.200 đồng và 21.700 đồng, khớp lần lượt 0,76 triệu và 0,73 triệu đơn vị.

Phần còn lại ở các mã thanh khoản cao đều phân hóa với biên độ giá biến động nhẹ, với SHS đảo chiều tăng nhẹ 0,8% lên 13.400 đồng, khớp lệnh cao nhất sàn với gần 17 triệu đơn vị.

Trên UpCoM, đà giảm của nhiều cổ phiếu khiến UpCoM-Index nới đà đi xuống trước khi thu hẹp đôi chút đà giảm ở cuối phiên.

Đóng cửa, UpCoM-Index giảm 0,27 điểm (-0,32%), xuống 84,55 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 52,5 triệu đơn vị, giá trị 603,2 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 3,3 triệu đơn vị, giá trị 73,4 tỷ đồng.

Hai cổ phiếu ngành dầu khí BSR và PXS giữ sắc xanh, với BSR +1,2% lên 17.500 đồng, khớp lệnh cao nhất UpCoM với 8,86 triệu đơn vị, PXS +4,8% lên 6.500 đồng, khớp 1,27 triệu đơn vị.

Các cổ phiếu thanh khoản tốt khác đều chìm trong sắc đỏ, với các mã giảm sâu nhất có LMH -8,5% xuống 4.300 đồng, LCM -8,3% xuống 3.300 đồng, PFL -6,1% xuống 4.600 đồng, VHG -5,3% xuống 3.600 đồng.

Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đều giảm, trong đó, VN30F2306 đáo hạn hôm nay đã giảm 2,8 điểm, tương đương -0,25% xuống 1.109,3 điểm, khớp lệnh hơn 149.800 đơn vị, khối lượng mở hơn 28.000 đơn vị.

Trên thị trường chứng quyền, phiên này, CVHM2216 hút giao dịch nhất khi có 1,31 triệu đơn vị khớp lệnh và tăng 4,2% lên 250 đồng/cq, ngược lại thì CVNM2212 khớp lệnh hơn 1,26 triệu đơn vị lại giảm 9,5% xuống 190 đồng/cq.

Theo tinnhanhchungkhoan.vn


CÔNG TY THÀNH VIÊN

© HOCVIENDAUTU.EDU.VN ALL RIGHTS RESERVED
GIAO DỊCH FOREX
GIAO DỊCH CRYPTO