Các chỉ số đều hồi phục thành công dù VN-Index chưa thể vượt được mốc 1.230 điểm. Nhóm cổ phiếu dầu khí vẫn là điểm sáng của thị trường chung khi nhiều mã xác lập mức giá cao nhất năm nay, thậm chí là xác lập đỉnh lịch sử.
Những tưởng thị trường bỏ qua các dự báo không mấy lạc quan để tìm lại xu hướng tăng khi lực cầu khá tốt xuất hiện ngay từ đầu phiên sáng 15/9 với sự cầm đầu của nhóm cổ phiếu bluechip, nhưng VN-Index đã sớm “trở mặt”. Áp lực bán dần gia tăng và lan rộng hơn về cuối phiên đã khiến chỉ số chung trở nên rung lắc và tạm dừng phiên sáng trong trạng thái điều chỉnh nhẹ.
Bước sang phiên giao dịch chiều, thị trường tiếp tục trong xu hướng điều chỉnh nhẹ. Tuy nhiên, chỉ sau ít phút lùi về mốc 1.220 điểm, lực cầu đã gia tăng để giúp thị trường tìm về điểm cân bằng.
Sau hơn 30 phút rung lắc trong biên độ hẹp, VN-Index đã bật hồi thành công. Tuy nhiên, chỉ số chung vẫn chưa thể vượt thành công được mốc 1.230 điểm và đóng cửa trong trạng thái tăng nhẹ với diễn biến thị trường chung phân hóa mạnh khi số mã tăng giảm khá cân bằng nhau.
Nhóm cổ phiếu dầu khí vẫn là điểm sáng của thị trường dù một số mã trong ngành thu hẹp biên độ tăng đôi chút. Trong đó, GAS là tâm điểm đáng chú ý.
Sau nhịp tăng khá tốt trong phiên sáng, cổ phiếu GAS tiếp tục nới rộng đà tăng trong phiên chiều và xác nhận phiên tăng thứ 4 liên tiếp, đồng thời lập đỉnh mới trong năm nay khi đóng cửa tại mức giá 109.600 đồng/CP.
Thông tin đáng chú ý tại PV GAS là ngày 25/9 tới đây, Công ty sẽ thực hiện chốt danh sách cổ đông để thực hiện quyền nhận cổ phiếu phát hành do thực hiện tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. Theo đó, GAS dự kiến phát hành tối đa gần 383 triệu cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 20%, nguồn phát hành là vốn chủ sở hữu của Công ty tại thời điểm cuối năm 2022 theo BCTC riêng năm 2022 được kiểm toán.
Cổ phiếu PVD dù không giữ được mức giá cao nhất trong ngày nhưng với mức tăng 1,5%, cổ phiếu này cũng xác lập mức giá cao nhất trong năm nay khi đóng cửa tại mức 27.200 đồng/CP.
Một điểm sáng khác trong họ P chính là PVS. Trong phiên hôm nay có thời điểm PVS vượt thành công mức 40.000 đồng/CP và đóng cửa tăng gần 4%, đứng tại mức 39.400 đồng/CP, đây là mức giá đóng cửa cao nhất của cổ phiếu này kể từ khi niêm yết (năm 2007). Đồng thời, thanh khoản của PVS cũng duy trì trạng thái sôi động với hơn 11 triệu đơn vị khớp lệnh, gấp rưỡi mức trung bình của 10 phiên giao dịch gần đây.
Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng có đóng góp tích cực giúp thị trường đảo chiều thành công, trong đó phải kể đến sự hồi phục của mã lớn VCB đã đóng góp gần 1 điểm cho chỉ số chung. Kết phiên VCB tăng 0,8% và đứng tại mức giá cao nhất ngày 89.800 đồng/CP.
Ngoài ra, nhiều mã bank khác cũng tích cực hơn trong phiên chiều như MBB tăng 1,3%, VPB tăng 0,7%, HDB tăng 2,9%… Tuy nhiên, STB vẫn có thanh khoản tốt nhất ngành khi đạt 34,14 triệu đơn vị khớp lệnh; tiếp theo là MBB khớp 26,33 triệu đơn vị.
Ở nhóm bất động sản, trong khi VIC tiếp tục giật lùi và kết phiên giảm 3,42% xuống mức 53.600 đồng/CP, tương ứng giảm tới hơn 29,1% chỉ trong 1 tháng qua, thì VHM lại hồi phục tích cực và đóng cửa tăng 3,1% lên mức giá cao nhất trong ngày 50.500 đồng/CP. Ngoài ra, nhiều mã vừa và nhỏ trong ngành cũng đã đảo chiều tăng nhẹ trở lại như CII, HHV, DXG, NVL…, PDR và KBC tăng tốt trở lại, đạt trên dưới 3%.
Đáng chú ý vẫn là cổ phiếu HPX. Đây là phiên giao dịch cuối cùng trước khi HPX bị đình chỉ giao dịch trên HOSE và những tín hiệu bắt đáy nhập cuộc mạnh mẽ trong phiên hôm qua (ngày 14/9) đã khiến giới đầu tư nuôi hy vọng cổ phiếu này sẽ sớm đón tin được giao dịch trở lại. Điều này khiến HPX có những nhịp hồi trong 2 phiên gần đây với thanh khoản tăng vọt.
Đóng cửa, HPX giảm nhẹ 0,4% xuống 5.460 đồng/CP với thanh khoản vẫn sôi động, đứng thứ 3 trên thị trường, đạt 33,58 triệu đơn vị.
Ở nhóm cổ phiếu chứng khoán, dù vẫn chưa thoát khỏi trạng thái điều chỉnh, nhưng đã có một số mã tìm lại xu hướng tăng. Điển hình là VIX đảo chiều tăng 1,6% và đóng cửa ở vùng giá cao nhất ngày 19.600 đồng/CP, đồng thời thanh khoản dẫn đầu thị trường với gần 34,4 triệu đơn vị.
Chốt phiên, sàn HOSE có 253 mã tăng và 247 mã giảm, VN-Index tăng 3,55 điểm (+0,29%) lên 1.227,36 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 917,36 triệu 1,22 tỷ đơn vị, giá trị 21.678,83 26.989,2 tỷ đồng, giảm nhẹ hơn 3% về khối lượng và 9% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 49,3 triệu đơn vị, giá trị 1.431,56 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, diễn biến tích cực của nhóm HNX30 cũng giúp thị trường tìm lại sắc xanh.
Chốt phiên, sàn HNX có 81 mã tăng và 96 mã giảm, HNX-Index tăng 0,9 điểm (+0,36%) lên 252,76 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 82,27 triệu đơn vị, giá trị 1.807,97 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 6,93 triệu đơn vị, giá trị 108,85 tỷ đồng.
Như đã nói ở trên, cổ phiếu PVS đã có phiên giao dịch đầy ấn tượng. Ngoài ra, cổ phiếu khác trong nhóm P là PVC cũng đóng cửa tăng 3,1% lên mức 19.900 đồng/CP và khớp lệnh 4,19 triệu đơn vị; PVB tăng 4% lên 23.200 đồng/Cp và khớp 1,12 triệu đơn vị; PVG tăng 4,9%.
Tuy nhiên, giao dịch sôi động nhất thị trường vẫn là mã chứng khoán SHS với hơn 15,94 triệu đơn vị khớp lệnh và đóng cửa mã này đứng giá tham chiếu, còn các cổ phiếu khác cùng ngành như MBS giảm 0,8%, APS giảm 1,1%, VIG giảm 1,9%BVS giảm 0,3%, HBS giảm 2,8%…
Bên cạnh cặp đôi PVS và PVC, nhiều mã khác trong rổ HNX30 đã hồi phục sắc xanh như CEO tăng 0,4%, IDC tăng 1,3%, TNG tăng 0,5%…
Trên UPCoM, dù phần lớn thời gian trong phiên chiều thị trường giao dịch dưới mốc tham chiếu nhưng UPCoM-Index đã may mắn thoát hiểm cuối phiên.
Đóng cửa, UPCoM-Index tăng 0,11 điểm (+0,12%) lên 93,76 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 70,66 triệu đơn vị, giá trị 841,98 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,63 triệu đơn vị, giá trị 9,47 tỷ đồng.
Cặp đôi dầu khí vẫn là tâm điểm của thị trường, trong đó BSR kết phiên tăng 1,8% lên 22.100 đồng/CP và thanh khoản dẫn đầu với hơn 11,4 triệu đơn vị; còn OIL tăng 4,5% lên 11.600 đồng/CP với khối lượng giao dịch chỉ thua BSR, đạt 4,92 triệu đơn vị.
Trong khi đó, các cổ phiếu chứng khoán vẫn trong trạng thái mất điểm với SBS giảm 1%, AAS giảm 2,3%, TCI giảm 2,2%…
Một trong những cổ phiếu đáng chú ý là VOC. Sau thông tin chốt quyền chia cổ tức 30% bằng tiền mặt, VOC tiếp tục cuộc hành trình tăng tốc, kết phiên hôm nay tăng 8,9% lên mức 25.800 đồng/CP.
Trên thị trường phái sinh, có 4 hợp đồng tương lai chỉ số VN30 tăng và 1 hợp đồng đứng giá tham chiếu. Trong đó, VN30F2309 tăng 5 điểm, tương đương +0,4% lên 1.240 điểm, khớp lệnh 254.335 đơn vị vị, khối lượng mở hơn 41.660 đơn vị.
Trên thị trường chứng quyền, giao dịch phân hóa, trong đó CMWG2307 có thanh khoản tốt nhất, đạt hơn 3,1 triệu đơn vị, đóng cửa giảm 10,8% xuống mức 1.240 đồng/cq.
Theo tinnhanhchungkhoan.vn