Việc Fitch Ratings hạ xếp hạng tín nhiệm đối với nợ của Mỹ trong tháng 8 đã làm thay đổi cấu trúc của thị trường trái phiếu, đưa trái phiếu rác lên dẫn đầu.
Thông qua việc xếp hạng tín nhiệm của Mỹ từ AAA xuống AA+, trái phiếu chính phủ được xếp hạng cao nhất không còn chiếm thị phần danh nghĩa lớn nhất trên thị trường khi tính bằng dư nợ.
Fitch Ratings cho biết rằng, việc cơ quan này hạ xếp hạng mức nợ 33.000 tỷ USD của Mỹ xuống AA+ có nghĩa là chỉ có 5.000 tỷ USD nợ chính phủ trên toàn cầu vẫn được xếp hạng AAA, khiến nợ có xếp hạng AAA trở thành một nhóm nhỏ hơn so với nợ xếp hạng AA+. Tỷ trọng trái phiếu chính phủ được xếp hạng cao nhất đã giảm xuống chỉ còn 6% trên tổng dư nợ, từ mức hơn 40%.
Fitch Ratings cho biết: “‘AAA trước đây luôn là hạng mục xếp hạng quốc gia cao nhất, được đo bằng số dư nợ, bất chấp sự sụt giảm số lượng quốc gia được xếp hạng AAA kể từ cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro”.
Trong khi đó, nợ chính phủ cấp độ đầu cơ (speculative grade) hay còn gọi là “trái phiếu rác” được xếp hạng BB trở xuống, ít thay đổi ở mức khoảng 6.100 tỷ USD, nhưng vẫn đủ để vượt qua thị phần của nhóm nợ AAA đã giảm mạnh.
Úc, Đức, Singapore và Thụy Sĩ nằm trong số ít quốc gia vẫn được Fitch Ratings xếp hạng AAA.
S&P đã hạ xếp hạng tín nhiệm của Mỹ xuống AA+ vào năm 2011. Mỹ vẫn được Moody’s xếp hạng AAA, mặc dù tổ chức này đã cảnh báo vào tháng trước rằng việc chính phủ đóng cửa sẽ là tác động tiêu cực đối với xếp hạng của Mỹ. Một thỏa thuận vào phút cuối đã đạt được để tránh việc đóng cửa vào ngày 1/10, nhưng một thỏa thuận khác có thể sẽ xuất hiện vào tháng tới.
“Theo quan điểm của Fitch Ratings, các tiêu chuẩn quản trị đã ngày càng suy giảm trong 20 năm qua, bao gồm cả các vấn đề tài chính và nợ, bất chấp thỏa thuận lưỡng đảng vào tháng 6 nhằm đình chỉ giới hạn nợ cho đến tháng 1/2025”, Fitch Ratings cho biết vào tháng 8.
Theo tinnhanhchungkhoan.vn