VN-Index lên trên 1.120 điểm; Lãi suất giảm, dòng tiền vẫn chưa chuyển hướng; Giảm dần áp lực trái phiếu; Cho vay margin tăng nhiệt trở lại; Dòng tiền dẫn sóng ngược nhóm; Cuộc chiến chống lạm phát của Fed có thể dẫn đến suy thoái toàn cầu…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay 13/6 giảm 50.000 đồng/lượng so với ngày cuối tuần trước, thì vào cuối ngày đã tăng trở lại 50.000 đồng/lượng và hiện đứng ở mức 66,50 – 67,12 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ giảm nhẹ 3,2 USD xuống 1.957,5 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng hồi phục dần và lên trên 1.960 USD/ounce vào cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 103,27 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 13/6 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.699 đồng/USD, giảm nhẹ 1 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.320 – 23.660 đồng/USD.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua đứng tại 25.800 USD, thì sang phiên hôm nay đã nhích nhẹ và lên trên 26.100 USD/BTC vào cuối ngày.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,81 USD (+1,21%), lên 67,93 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 1,15 USD (+1,60%), lên 72,99 USD/thùng.
VN-Index tăng lên trên 1.120 điểm
Về diễn biến thị trường, sau phiên sáng giao dịch sôi động và dòng tiền lan tỏa tốt, thị trường bước vào phiên chiều vẫn rất tích cực dù điểm số VN-Index gần như ít thay đổi khi chỉ giằng co nhẹ quanh ngưỡng cản 1.120 điểm. Tuy nhiên, ở những phút cuối, với sự trợ giúp của một số mã lớn như VCB, VHM đã giúp chỉ số bật hẳn lên mốc điểm trên.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 11,77 triệu đơn vị, với tổng giá trị là mua ròng 224,64 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 13/6: VN-Index tăng 6,44 điểm (+0,58%), lên 1.122,46 điểm; HNX-Index tăng 0,88 điểm (+0,38%), lên 230,25 điểm; UpCoM-Index tăng 0,48 điểm (+0,57%), lên 85,00 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Hai chỉ số S&P 500 và Nasdaq trên Phố Wall đã tăng điểm trong phiên thứ Hai (12/6) lên mức đóng cửa cao nhất kể từ tháng 4/2022, trong bối cảnh giới đầu tư chờ đợi dữ liệu CPI và quyết định của Fed về lãi suất trong tuần này.
Thị trường đã kỳ vọng rằng Fed sẽ bỏ qua việc nâng lãi suất trong cuộc họp tuần này, với nhà đầu tư dự báo khả năng khoảng 72% sẽ không có quyết định nâng lãi suất nào, theo công cụ FedWatch của CME Group.
Kết thúc phiên 12/6, chỉ số Dow Jones tăng 189,55 điểm (+0,56%), lên 34.066,33 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 40,07 điểm (+0,93%), lên 4.338,93 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 202,78 điểm (+1,53%), lên 13.461,92 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản đã tăng, đóng cửa hơn 33.000 điểm lần đầu tiên sau 33 năm, dẫn đầu bởi cổ phiếu công nghệ do kỳ vọng đầu tư ồ ạt vào các công ty liên quan đến chip.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng tăng 1,83% lên 33.018,65 điểm, đóng cửa trên ngưỡng tâm lý quan trọng 33.000 điểm lần đầu tiên kể từ tháng 1/1990. Chỉ số Topix tăng 1,16% lên 2.264,79 điểm.
Cổ phiếu lớn SoftBank Group Corp tăng 5,25% sau khi có báo cáo rằng họ có thể hợp tác trong một liên doanh AI với nhà điều hành ChatGPT OpenAI và đơn vị bán dẫn Arm của họ đang đàm phán đầu tư với Intel Corp.
Cổ phiếu Toyota Motor Corp tăng 4,99% sau khi nhà sản xuất ô tô công bố kế hoạch tiếp thị xe điện tử pin (EV) thế hệ tiếp theo từ năm 2026.
Chứng khoán Trung Quốc tăng, sau khi ngân hàng trung ương hạ lãi suất cho vay chính sách ngắn hạn trong nỗ lực khôi phục niềm tin của thị trường, mặc dù những lo lắng về kinh tế và rủi ro địa chính trị đã hạn chế đà đi lên.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,15% lên 3.233,67 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,53% lên 3.864,91 điểm.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã cắt giảm lãi suất repo đảo ngược bảy ngày thêm 10 điểm cơ bản xuống 1,90% từ mức 2% vào thứ Ba, để khôi phục niềm tin thị trường và hỗ trợ sự phục hồi bị đình trệ sau đại dịch. Đây là lần đầu tiên PBOC cắt giảm lãi suất cho vay ngắn hạn trong 10 tháng.
Dữ liệu kinh tế gần đây về nhu cầu giảm và tâm lý nhà đầu tư yếu hơn làm tăng kỳ vọng rằng các nhà chức trách sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ để duy trì tăng trưởng.
“Việc cắt giảm lãi suất sẽ giúp giảm bớt áp lực kinh tế và hỗ trợ nhu cầu phục hồi, nhưng vẫn chưa đủ”, Rocky Fan, nhà kinh tế tại Guolian Securities, cho biết. Ông cho biết Trung Quốc cần kích thích tài khóa nhiều hơn và có thể nới lỏng hạn chế bất động sản.
“Tăng tốc tăng trưởng tín dụng vẫn khó xảy ra và sự phục hồi sẽ tiếp tục phụ thuộc chủ yếu vào lĩnh vực dịch vụ”, Julian Evans-Pritchard, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu kinh tế Trung Quốc tại Capital Economics cho biết.
Bloomberg đưa tin hôm thứ Ba, trích dẫn các nguồn giấu tên, rằng Trung Quốc đang xem xét ít nhất một chục biện pháp kích thích, bao gồm cắt giảm lãi suất để hỗ trợ các lĩnh vực như bất động sản và nhu cầu trong nước.
Trái lại, Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với hơn một chục cá nhân và thực thể ở Trung Quốc, Hồng Kông và Iran, bao gồm cả tùy viên quốc phòng Iran tại Bắc Kinh, vì cáo buộc họ đã giúp mua các bộ phận và công nghệ cho các tác nhân chính trong việc phát triển tên lửa đạn đạo của Iran.
Chứng khoán Hồng Kông tiếp tục được nâng đỡ bởi nhóm cổ phiếu công nghệ cũng như kỳ vọng về nhiều chính sách nới lỏng hơn từ Đại lục.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,60% lên 19.521,42 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,5% lên 6.618,29 điểm.
Cổ phiếu các gã khổng lồ công nghệ tăng 2,4%, với Alibaba và Tencent tăng lần lượt 2% và 1,9%.
Cổ phiếu nhà sản xuất ô tô Xpeng tăng 3,4%, sau khi tiết lộ đơn đặt hàng trước cho mẫu EV mới ra mắt, trong khi công ty đối thủ Nio tăng 5,8% sau khi giảm giá tất cả các mẫu xe của mình ở Trung Quốc Đại lục để phục hồi doanh số.
Chứng khoán Hàn Quốc tăng, được hỗ trợ bởi các nhà sản xuất chip lớn, ngay cả khi các nhà đầu tư duy trì lập trường thận trọng trước dữ liệu lạm phát của Mỹ và quyết định chính sách tiền tệ của Fed trong tuần này.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI đóng cửa tăng 8,60 điểm, tương đương 0,33%, lên 2.637,95 điểm.
Nhà sản xuất chip Samsung Electronics tăng 1,41% và SK Hynix tăng 4,09%, nhờ hiệu ứng từ chỉ số bán dẫn Philadelphia tăng 3,31% phiên đêm qua.
“Hai cổ phiếu bán dẫn về cơ bản chiếm toàn bộ mức tăng trên chỉ số chuẩn, với lực mua nước ngoài tập trung vào lĩnh vực này”, nhà phân tích Lee Kyoung-min tại Daishin Securities cho biết.
Kết thúc phiên 13/6: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 584,65 điểm (+1,80%), lên 33.018,65 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 4,84 điểm (+0,15%), lên 3.233,67 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 117,11 điểm (+0,60%), lên 19.521,42 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 8,60 điểm (+0,33%), lên 2.637,95 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
– Lãi suất giảm, dòng tiền vẫn chưa chuyển hướng
Mặt bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm đang trong xu hướng giảm, nhưng điều này dường như là chưa đủ để dòng tiền chuyển hướng sang các kênh đầu tư khác như chứng khoán, bất động sản… khi kinh tế còn khó khăn..>> Chi tiết
– Giảm dần áp lực trái phiếu
Sàn giao dịch trái phiếu doanh nghiệp chuẩn bị đưa vào vận hành, trái phiếu mới bắt đầu phát hành trở lại, trái phiếu cũ được gia hạn thanh toán hoặc mua lại trước hạn… Những yếu tố này đang giúp giảm sức ép trái phiếu doanh nghiệp nói chung, trái phiếu địa ốc nói riêng..>> Chi tiết
– Cho vay margin tăng nhiệt trở lại
Cuối quý I, dư nợ margin ở nhiều công ty chứng khoán đã rơi sâu sau 1 năm thị trường trầm lắng, nhưng vốn margin hiện trở lại tích cực, đóng góp cho sự sôi động các tuần gần đây..>> Chi tiết
– Dòng tiền dẫn sóng ngược nhóm
Khác với những đợt sóng trước, dòng tiền vừa qua bắt đầu bùng nổ từ nhóm cổ phiếu nhỏ, sau đó chuyển nhanh sang nhóm vốn hóa trung bình, rồi mới đến các cổ phiếu vốn hóa lớn..>> Chi tiết
– Cuộc chiến chống lạm phát của Fed chưa gây suy thoái ở Mỹ nhưng có thể dẫn đến suy thoái toàn cầu
Những nỗ lực của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhằm kiểm soát lạm phát vẫn chưa gây ra suy thoái kinh tế ở Mỹ, nhưng một báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, các hành động của Fed có thể gây ra những hậu quả kinh tế vượt ra ngoài biên giới nước này..>> Chi tiết
Theo tinnhanhchungkhoan.vn