Mọi doanh nghiệp startup lớn nhỏ bắt nguồn từ một ý tưởng khởi nghiệp và bạn phải chuyển ý tưởng đó thành hành động. Lúc đó nhiều người sẽ cảm thấy hết sức choáng ngợp nhưng mọi chuyện hóa ra lại dễ dàng hơn bạn nghĩ.
- Đam mê và niềm tin hai yếu tố cần để khởi nghiệp
- Những yếu tố tưởng đơn giản nhưng quyết định một startup
Giống như bất kỳ mục tiêu lớn nào, nếu bạn bắt đầu bằng việc chia nhỏ các nhiệm vụ, bạn sẽ có thể đạt được các mục tiêu cần thiết để bắt đầu. Dưới đây là 6 cách để bạn chia nhỏ giai đoạn và đơn giản hóa việc bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh riêng.
Viết kế hoạch kinh doanh
Chìa khóa để thành công với một doanh nghiệp nhỏ, đặc biệt là giai đoạn bắt đầu khởi nghiệp, là giữ mọi thứ đơn giản và ít tốn kém chi phí cũng như là thời gian.
Nhiều chủ doanh nghiệp, thường rơi vào cái bẫy trong việc cố gắng để tạo ra những kế hoạch mang tầm vĩ mô. Nếu bạn đang tìm nguồn tài chính hoặc đầu tư bên ngoài, bạn nên thử nghiệm ý tưởng của mình trước khi đầu tư nhiều thời gian và tiền bạc vào kế hoạch đó.
Vì thế trước khi bắt đầu, hãy nghĩ đến những điều đơn giản, một kế hoạch kinh doanh tổng quát về từng mức độ thực hiện để bắt đầu khởi nghiệp.
- Xác định tầm nhìn của bạn: Kết quả cuối cùng của việc kinh doanh của bạn là gì?
- Xác định sứ mệnh của bạn: Khác với tầm nhìn, sứ mệnh giải thích lý do vì sao công ty của bạn được hình thành.
- Xác định mục tiêu của bạn: Câu hỏi bạn sẽ làm gì? và Mục tiêu của bạn là gì? – sẽ giúp bạn đạt được sứ mệnh và tầm nhìn của mình.
- Sơ thảo những chiến lược cơ bản: Bạn sẽ đạt được mục tiêu mà mình đề ra như thế nào?
- Viết một kế hoạch hành động đơn giản: Viết ra các nhiệm vụ nhỏ cần thiết để đạt được mục tiêu đã đề ra.
Chúng có thể dài hơn một trang giấy nhưng chắc chắn sẽ súc tích và chi tiết hơn một kế hoạch hoàn chỉnh phải mất nhiều tuần mới viết xong.
Quyết định dựa vào ngân sách
Bạn nên xác định một mức ngân sách cụ thể là bao nhiêu để bắt đầu và có thể trang trải. Nếu bạn tự đầu tư bằng tiền của mình, hãy thực tế về những con số và bất cứ thứ gì bạn dự đoán ngân sách của bạn cần phải chi.
Bạn muốn thành lập công ty và dự định sẽ sinh lời trong 30 – 90 ngày đầu tiên. Điều này là hoàn toàn khả thi. Nhưng vẫn nên có một ngân sách dự phòng để tồn tại nếu những trường hợp ngoài dự kiến xảy ra.
Quyết định dựa trên các yếu tố pháp lý
Việc chuẩn bị những giấy tờ cần thiết để bắt đầu khởi nghiệp thường tùy thuộc vào chính sách của chính quyền, thông thường việc này tốn khá nhiều tiền. Bạn sẽ cần chi trả cho thành phố, cơ quan cấp phép và các khoản phí đăng ký kinh doanh. Hãy tìm hiểu trước những khoản phí này trước khi bắt đầu thành lập công ty.
Chi tiền hợp lý
Dù công ty bạn kinh doanh gì, hãy tách riêng ngân sách công ty với tài khoản cá nhân ra. Đây là một sai lầm lớn làm cho các khoản thuế và tài chính có thể bị nhầm lẫn. Rất dễ dàng để bạn tại một tài khoản thanh toán miễn phí cho công ty với các dịch vụ tại địa phương. Tất cả những gì bạn cần là điền vào giấy, xác nhận thông tin và chuyển một khoản tiền ứng trước để tạo tài khoản.
Bán hàng thử
Bây giờ bạn đã có đủ nền tảng để thử nghiệm kinh doanh sản phẩm của mình. Hãy lan rộng ra thế giới bằng những cách sáng tạo và ít tốn kém nhất.
Nếu bạn khởi nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ, hãy liên lạc với những văn phòng thương mại ngay và hỏi họ những nguồn có sẵn để bạn giới thiệu và chia sẻ thông tin về công ty mình. Nếu bạn là một doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, hãy kiểm tra mức độ khả thi trong việc kinh doanh sản phẩm ở địa phương, chợ nông sản hoặc những sự kiện cộng đồng.
Xây dựng website
Cho dù công ty của bạn kinh doanh trực tuyến hay không thì bạn sẽ vẫn cần một trang web và đảm bảo 1 URL. Những trang web kinh doanh tên miền phổ biến sẽ giúp bạn lựa chọn tên miền đảm bảo được tiêu chí với mức giá hợp lý.
Nếu bạn bắt đầu kinh doanh trực tuyến, bạn cũng có thể kết hợp tên miền của mình với những giỏ hàng trực tuyến như Shopify với mức phí hàng tháng thấp. Hoặc bạn cũng có thể xây dựng những trang web cơ bản với nền tảng mã nguồn của những dịch vụ có chi phí thấp hoặc miễn phí.
Xem thêm nội dung liên quan:
- Lãi kép là kỳ quan thứ 8 của thế giới, bạn có biết?
- Startup là gì? Khởi nghiệp là gì?
- Hiểu rõ luật khi đầu tư vào Startup