Tỷ lệ giá trên thu nhập (chỉ số P/E) là tỷ số để định giá một công ty đo lường giá cổ phiếu hiện tại của công ty đó so với thu nhập trên mỗi cổ phiếu. Tỷ lệ giá trên thu nhập đôi khi còn được gọi là bội số giá hoặc bội số thu nhập.Ở bài viết sau để tìm hiểu rõ hơn về loại chỉ số này và cách tính chỉ số này ra sao?
Chỉ số P/E là gì?
Chỉ số P/E được nhiều nhà đầu tư và các nhà phân tích sử dụng để xác định giá trị tương đối của cổ phiếu một công ty trong một phép so sánh. Chỉ số này cũng có thể được sử dụng để so sánh một công ty với hồ sơ lịch sử của chính nó hoặc để so sánh các thị trường tổng hợp với nhau hoặc theo thời gian.
Chỉ số P/E được phát triển bởi Benjamin Graham, người được mệnh danh là “Cha đẻ của đầu tư giá trị”. Ông đã đưa ra những ưu điểm của tỷ lệ tài chính này là một trong những cách nhanh nhất và dễ dàng nhất để xác định xem cổ phiếu có được giao dịch trên cơ sở một khoản đầu tư hay cơ sở đầu cơ, sau đó đưa ra một số sửa đổi và làm rõ thêm để có thêm tiện ích khi được xem xét về tốc độ tăng trưởng chung của công ty và khả năng kiếm tiền cơ bản.
Chỉ số P/E là một trong số công cụ được nhà đầu tư sử dụng để có thể xác định xem giá của cổ phiếu được định giá cao hay thấp. Đây cũng là chỉ số được sử dụng phổ biến nhất và đồng thời là công cụ hữu ích nhất thu hẹp các lựa chọn đầu tư.
Ý nghĩa của chỉ số P/E, Chỉ số P/E nói lên điều gì?
Chỉ số P/E được hiểu là nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu tiền cho 1 đồng lợi nhuận.
Ý nghĩa của chỉ số P/E thấp:
- Cổ phiếu đang bị định giá thấp
- Công ty đang gặp vấn đề (tài chính, kinh doanh…)
- Công ty xuất hiện lợi nhuận đột biến, do bán tài sản chẳng hạn
- Công ty ở vùng đỉnh chu kỳ kinh doanh – cổ phiếu theo chu kỳ
Ý nghĩa của chỉ số P/E cao:
- Cổ phiếu đang định giá cao.
- Triển vọng công ty trong tương lai rất tốt.
- Lợi nhuận ít nhưng mang tính tạm thời
- Công ty ở vùng đáy chu kỳ kinh doanh – cổ phiếu theo chu kỳ
Cách tính chỉ số P/E
Để tính chỉ số P/E của doanh nghiệp, bạn cần xác định 2 yếu tố cấu thành nên chỉ số. Đó là: Price và EPS.
- Price là giá thị trường của cổ phiếu.
- EPS là thu nhập (lợi nhuận ròng) của một cổ phiếu.
Trong đó, EPS được coi là biến số quan trọng nhất.
EPS là phần lợi nhuận mà doanh nghiệp phân bổ cho mỗi cổ phần đang lưu hành trên thị trường. Nó thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp.
EPS = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức ưu đãi) / Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành
Trong việc tính toán EPS, sẽ chính xác hơn nếu bạn sử dụng Số lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong kỳ.
Tuy nhiên, để đơn giản hóa, chúng ta thường dùng số cổ phiếu lưu hành vào thời điểm cuối kỳ.
Tìm hiểu thêm:
- Tìm hiểu về đường trung bình động đơn giản SMA (Simple Moving Average)Staking là gì?
- Tìm hiểu về phương pháp đầu tư tiền điện tử gọi là staking
- Tìm hiểu về chiến thuật đa khung thời gian trong Forex
Cách sử dụng chỉ số P/E
- Tỷ lệ chỉ số P/E cao cho thấy trader mong đợi mức thu nhập cao trong tương lai và tăng trưởng sẽ mạnh mẽ. Giá cổ phiếu đã tăng nhanh hơn thu nhập, với kỳ vọng về sự cải thiện hiệu suất
- Còn khi tỷ lệ P/E thấp có thể phát sinh khi giá cổ phiếu giảm trong khi thu nhập vẫn không thay đổi.
Ưu điểm của chỉ số này là cho phép người chơi so sánh các công ty khác nhau chỉ bằng một phép tính đơn giản. Chẳng hạn với hàng ngàn công ty tài chính khác nhau trên thị trường tài chính nhưng khi sử dụng chỉ số P/E giúp người chơi giảm sự lựa chọn xuống nhỏ hơn, giúp người chơi có sự chọn lọc hơn dựa trên một tiêu chí cụ thể.
Đối với một số trader hệ số P/E cao được coi là hấp dẫn, bởi nó cho thấy kỳ vọng cao cho sự tăng trưởng trong tương lai. Tuy nhiên cũng có một số trader ưu tiên lựa chọn tỷ lệ P/E tháp bởi chỉ nó cho thấy kỳ vọng không quá cao và công ty có nhiều khả năng vượt trội hơn dự báo thu nhập.
Vậy chỉ số PE bao nhiêu là phù hợp cho một doanh nghiệp:
Thông thường chỉ số PE sẽ có dao động từ 5 đến 15.
Vậy nếu chỉ số PE cao hơn mức này có nghĩa là :
- Cổ phiếu của doanh nghiệp đang được định mức giá cao
- Doanh nghiệp này đang có rất nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai
- Lợi nhuận có thể là ít nhưng chỉ mang tính chất tạm thời.
- Doanh nghiệp đang ở vùng đáy của chu kì kinh doanh cổ phiếu theo chu kì.
Nếu chỉ số PE thấp hơn mức này có thể thấy rằng:
Cổ phiếu của doanh nghiệp đang bị định giá thấp và doanh nghiệp, công ty đang gặp phải những vấn đề khó khăn về tài chính hay các hoạt động kinh doanh khác. Đồng thời công ty có những khoản lợi nhuận đợt biến có thể là bán tài sản hoặc khác… và doanh nghiệp ở vùng đỉnh chu kì kinh doanh, cổ phiếu theo chu kì.
Trên thực tế chỉ số PE chỉ có tác dụng và có tính chính xác cao nhất khi các doanh nghiệp ở cùng một điều kiện, hoàn cảnh, xong điều này lại không phải dễ dàng. Có rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hệ số PE như: Tốc độ tăng trưởng nhanh hoặc chậm, cạnh tranh, sự rủi ro trong kinh doanh, kinh tế vĩ mô… sẽ đều gây ảnh hưởng đến chỉ số PE.
Vậy các nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán cần:
- So sánh chỉ số PE của các doanh nghiệp và ngành không nên so sánh khác ngành.
- Chú ý đến rủi ro với doanh nghiệp.
- Tính chu kì của doanh nghiệp
Cách ứng dụng chỉ số P/E trong giao dịch
Tỷ lệ P/E được xem là một điểm khởi đầu hữu ích. Chỉ số này không phải là sự khởi đầu và kết thúc của một cuộc điều tra của trader vào một công ty và đây cũng không xem xét các thông tin quan trọng như tỷ suất cổ tức, mức nợ tại một công ty, thay đổi quản lý và một loạt các vấn đề khác.
Việc chọn lọc theo chỉ số P/E có thể giúp người chơi thu hẹp các tùy chọn và có thể dễ dàng tìm hiểu về các công ty cụ thể trong một lĩnh vực nào đó.
Ví dụ về chỉ số P/E trong thị trường chứng khoán
Vào thời điểm phát triển của bong bóng internet/công nghệ những năm 1990, thị trường chứng khoán được đo bằng chỉ số S&P 500 giao dịch với chỉ số P/E gần 40. Tính đến nay, đây là mức cao nhất mọi thời đại cho hệ số P/E.
- Chỉ báo Cái phong bì -Envelopes trong giao dịch IP OptionStaking là gì?
- Tìm hiểu về phương pháp đầu tư tiền điện tử gọi là staking
- Gap là gì? Các dạng Gap phổ biến trên thị trường Forex