Mô hình Diving Board (Cầu nhảy) là một mô hình ít khi xuất hiện trong giao dịch nhưng lại mang đến xác suất thắng rất cao. Học Viện Đầu Tư sẽ giới thiệu đến các nhà giao dịch mô hình giá Diving Board qua bài viết hôm nay.
Mô hình giá Diving Board (Cầu nhảy) là gì?
Mô hình Diving Board (Cầu nhảy) được hình thành sau một quá trình giá đi ngang, đặc trưng mô hình là một sự giảm mạnh đột ngột sau đó bật lên lại phục hồi. Mô hình này có hình dạng tương tự như một cây cầu nhảy ở bể bơi nên có tên là Diving Board.
Ví dụ của mô hình Diving Board trong giao dịch thực tế trên khung thời gian W1. Giá đã đi ngang tích lũy từ tháng 10/2018 cùng 1 đường hỗ trợ ở dưới. Đến tháng 6/2019, ngưỡng hỗ trợ này bị phá và bắt đầu cú lao dốc. Sau đó, giá phục hồi vào tháng 8/2019 và trở về vị trí khu vực cầu nhảy giúp mô hình Diving Board hoàn thiện. Thời gian diễn ra mô hình khá dài nhưng nếu bạn có sự quan sát và nắm bắt cơ hội tốt thì hoàn toàn có thể kiếm lời hiệu quả.
Ý nghĩa của mô hình giá Diving Board
Một khi thanh giá tuần sau đáy thấp nhất đã hoàn thành và đã tạo đáy cao hơn, một tuần sau đó, nhà giao dịch hãy mua lúc mở cửa.
Bởi vì 64% của sự sụt giảm hồi lại vùng giá của cầu nhảy, thì chốt lời cho lệnh mua ở mức giá cầu nhảy cũng là một lựa chọn, mặc dù Bulkowski (2010) đề nghị các nhà giao dịch là hãy cứ tiếp tục giữ lệnh đó miễn là xu hướng còn đang tăng lên.
Đặc điểm của Diving Board
Mô hình Diving Board bao gồm 3 thành phần sau:
– Phần thứ nhất là “Cầu nhảy” (Diving Board). Đây là một vùng giá đi ngang hay còn gọi là tích luỹ. Lưu ý là vùng này phải có một đường hỗ trợ chạy xuyên suốt thời gian tích lũy của giá, tức là mỗi lần giá chạm vào đường này đều phải bật lên như hình minh họa bên dưới.
– Phần thứ hai là “Sự lao xuống” (The plunge). Đây là một diễn biến bất ngờ của giá theo hướng giảm mạnh xuống dưới, phá vỡ đường hỗ trợ đã được nhắc đến bên trên.
– Phần thứ ba là “Sự phục hồi” (The recovery). Sau khi có một cú lao dốc, giá bắt đầu đổi hướng đi lên.
Ví dụ thực tế của mô hình Diving Board
Dưới đây là một ví dụ về mô hình Diving Board. Mô hình Diving Board được tạo ra trên biểu đồ cổ phiếu MARUTI trên khung thời gian tuần (W1). Bắt đầu từ tháng 10/2018, giá đã đi trong một khu vực tích lũy và tạo ra một đường hỗ trợ vững chắc bên dưới. Ngưỡng hỗ trợ này bị phá vào cuối tháng 6/2019 và tạo thành một “cú nhảy cầu”. Sau đó, đến đầu tháng 8/2019, giá đã phục hồi và tăng lên hướng về khu vực tích lũy ban đầu, mô hình hoàn tất. Có thể thấy, thời gian tạo ra mô hình này là khá dài tuy nhiên nếu bạn nắm bắt được cơ hội, bạn đã có một khoản lợi nhuận kha khá trong khoản thời gian ngắn.
Hướng dẫn giao dịch với mô hình Diving Board
Điểm vào lệnh
Đối với mô hình Diving Board, chúng ta sẽ bắt lấy cơ hội khi giá phục hồi đi lên. Cụ thể, sau khi thị trường phá xuống tạo ra “cú nhảy cầu”, chúng ta sẽ đợi giá tạo đáy để vào lệnh mua. Đáy ở đây là cây nến có giá thấp hơn nến đằng trước và nến đằng sau như hình dưới đây.
Sau khi đáy xuất hiện, chúng ta sẽ vào lệnh ở cây nến tiếp theo.
Tìm hiểu thêm:
- Thông tin mô hình Dead Cat Bounce – Cú Nảy Mèo Chết
- Hệ thống Sonic R- Cách ứng dụng hệ thống Sonic R
- Đôi điều về Giao dịch định lượng (Quantitative trading)
Cách đặt dừng lỗ
Cách đặt điểm dừng lỗ (stop loss) là rất quan trọng. Nếu đặt quá xa, rủi ro sẽ lớn nhưng nếu đặt gần thì lại rất dễ bị chạm. Do đó chúng ta sẽ đặt điểm dừng lỗ ngay bến dưới đáy vừa được tạo thành là hợp lý nhất.
Cách đặt chốt lời
Theo lý thuyết, ngưỡng hỗ trợ sẽ chuyển thành ngưỡng kháng cự sau khi bị phá vỡ. Do đó chúng ta có thể đặt điểm chốt lời tại đường hỗ trợ ở khu vực tích lũy trước đó.Tuy nhiên, cách này không mang đến mức lợi nhuận hấp dẫn cho lắm. Vì thế bạn có thể tiếp tục nắm giữ vị thế cho đến khi xuất hiện các tín hiệu đảo chiều hoặc khi thấy xu hướng tăng đang yếu đi.
Lưu ý quan trọng khi sử dụng mô hình giá Diving Board
Trong mỗi bài viết, mình đều lưu ý các bạn rằng bất kể giao dịch ở thị trường nào cũng có rủi ro rất lớn. Đặc biệt là Forex, khi mà tới 95% người chơi đều cháy túi và lỗ chỏng vó. Vì vậy hãy thật thận trọng trong các giao dịch của mình, để không đem lại rủi ro quá lơn cho bản thân.
Kết luận:
Diving Board là một mô hình giá cổ điển cho tín hiệu mua. Để đạt hiệu quả cao hơn khi giao dịch theo mô hình này, bạn có thể kết hợp thêm các phân tích khác và luôn nhớ đặt dừng lỗ và chốt lời hợp lý. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã biết cách xác định và sử dụng hiệu quả mô hình giá Diving Board. Chúc bạn thành công!
Xem thêm:
- 5 sàn Forex có phí spread thấp nhất thế giới bạn cần biết
- 3 Sàn ECN tốt nhất để giao dịch Forex, chứng khoán
- 5 sàn forex được người dùng ưa chuộng nhất hiện nay