Ngoài Bitcoin thì Ethereum, là đồng tiền lớn thứ 2 được khá nhiều nhà đầu tư tiền ảo trên thế giới quan tâm. Ethereum ra đời đã đưa một hướng đi mới, một hơi thở mới trong việc ứng dụng công nghệ blockchain. Nó cũng đã giúp không ít người kiếm được lợi từ những giá trị đầy tiềm năng của nó. Bài viết sau đây, sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về Ethereum coin, cũng như giải đáp được các thắc mắc về những vấn đề có liên quan đến Ethereum hiện nay.
Ethereum là gì?
Ethereum là một nền tảng điện toán phi tập trung, ứng dụng công nghệ blockchain. Cho phép các nhà phát triển xây dựng và triển khai những ứng dụng dựa trên hệ sinh thái phân tán. Mã nguồn của nó là mã nguồn mở. Ra đời nhằm mục đích cho phép các nhà phát triển triển khai các ứng dụng phi tập trung (dApps), hợp đồng thông minh (Smart Contract), và tổ chức tự trị phi tập trung (decentralized autonomous organizations) dựa trên công nghệ Blockchain. Ether hay ETH là đơn vị tiền tệ đã được mã hóa (Cryptocurrentcy) được sử dụng trong giao dịch mua bán trên hệ thống mạng lưới Ethereum.
Có thể hiểu, Ethereum là một nền tảng cốt lõi thông qua đó các nhà phát triển có thể tạo nên một hệ sinh thái kinh tế phi tập trung. Đồng tiền cơ bản của hệ sinh thái này chính là đồng Ether (ETH).
Xem thêm:
Những điều cần biết Ethereum
_Lịch sử phát triển của Ethereum
Bước ngoặc đầu tiên cho ý tưởng tạo ra Ethereum được đề xuất bởi Vitalik Buterin vào tháng 10 năm 2013 như là một giải pháp để cải tiến cho dự án Mastercoin (nay là OmniLayer). Bản đề xuất này hết sức ấn tượng nhưng nó không được Mastercoin ứng dụng. Mặc dù vậy Vitalik Buterin vẫn tiếp tục nghiên cứu và nhận ra rằng có thể khái quát hóa hoàn toàn các Smart Contract.
- Vào tháng 11/2013, lần đầu tiên Vitalik chia sẻ bản whitepaper của Ethereum. Whitepaper chính là tài liệu giới thiệu rõ nhất cho cộng đồng biết Ethereum là gì.
- Tháng 06/2015 khối block đầu tiên của Ethereum đã được khai thác, đánh dấu sự hình thành chính thức của blockchain Ethereum.
_Ethereum dùng để làm gì?
Mặc dù là đồng tiền kỹ thuật số thuộc top đầu nhưng mục đích mà Ethereum nhắm đến không phải là tiền tệ. Công nghệ Blockchain của Ethereum tập trung tạo ra các ứng dụng hoạt động dựa trên Smart contract nhằm giải quyết mọi giao dịch một cách dễ dàng, nhanh chóng, tiết kiệm, an toàn và công khai.
Hiện nay, các dịch vụ trung gian đang tồn tại đều có nhiều vấn đề bất cập về bảo mật, pháp lý, kiểm duyệt hay gian lận có thể gây ra những tổn thất lớn về tiền bạc, thời gian và nhân lực. Và Ethereum có thể giúp mọi việc trở nên dễ dàng hơn mà không cần sự can thiệp của bên trung gian nào cả, điều này rõ ràng sẽ mang đến nhiều giá trị tuyệt vời cho đa dạng các lĩnh vực công nghiệp trên toàn thế giới.
_Ưu điểm của Ethereum là gì?
- Tốc độ giao dịch nhanh
Ưu điểm đầu tiên mà Ethereum mang lại đó chính là tốc độ giao dịch rất nhanh. Thông thường, từ khi người chuyển bắt đầu chuyển ETH thì trong vòng ít phút là người nhận có thể nhận được ETH.
- Phí giao dịch thấp
Phí giao dịch sẽ thay đổi tùy thuộc vào trạng thái hiện tại của mạng. Tuy nhiên nó thường dao động quanh mức 0.1$.
- Có thể phát triển token riêng trên nền tảng Ethereum
Ethereum ra đời với mục đích là tạo một blockchain nền tảng qua đó có thể hình thành nên mộ hệ sinh thái kinh tế phi tập trung riêng.
Vì vậy việc tạo token trên nền tảng Ethereum rất dễ. Hiện tại có Ethereum có các chuẩn token như ERC-20, ERC-721…
_Cần bao nhiêu tiền để đầu tư Ethereum?
Để đầu tư Ethereum bạn không cần phải có quá nhiều tiền bởi vì bạn không bắt buộc phải mua 1 ETH mà có thể mua theo các đơn vị nhỏ hơn của nó. Giả sử giá 1 ETH là $294.16, quy ra là khoảng 6.7000.000 VND thì khi đầu tư bạn có thể mua 0.1 ETH (tức là khoảng tầm 670.000 VND) hay 0.01 ETH (tức là 67.000 VND).
Do đó, nếu bạn có số vốn ít thì vẫn có thể đầu tư Ethereum được và để tính số lượng ETH ra tiền Việt Nam, bạn có thể áp dụng theo công thức sau: Số lượng ETH x tỷ giá VND của ETH hiện tại = VND.
_Ethereum và Bitcoin có những điểm khác biệt nào?
- Không chỉ làm được những gì mà Bitcoin đã làm được trước đó, Ethereum còn có nhiều cải tiến đầy mới mẻ nên đã làm cho nó thành công vang dội ở thời điểm này và đầy hứa hẹn trong tương lai. Ưu điểm của Ethereum so với bitcoin có thể kể đến như có khả năng tạo khối cực nhanh (khoảng 14 giây), việc giao dịch được diễn ra rất nhanh chóng cùng với đó là số lượng Ether không giới hạn.
- Ngoài ra, phí giao dịch của Ethereum được trả bằng Gas (có thể quy đổi được ra ether), được tính toán dựa trên độ phức tạp của thuật toán, có mức độ sử dụng băng thông và nhu cầu lưu trữ. Trong khi đó phí giao dịch Bitcoin bị cạnh tranh bình đẳng với nhau để vào được khối của Bitcoin. Những người đầu tiên đào Bitcoin nắm giữ lượng lớn số Bitcoin đang phát hành còn với Ethereum thì có 13% số ETH được bán cho những người đã tài trợ dự án lúc đầu.
- Ethereum còn chống lại việc sử dụng ASIC và chống lại việc đào mỏ tập trung bằng cách sử dụng giao thức Ghost. Tuy nhiên, Ethereum lại phải chịu nhiều rủi ro tấn công hơn Bitcoin bởi vì Ethereum cho phép chạy mã Turing-complete.
_Có nên đầu tư vào Ethereum không?
Phần lớn vẫn còn phụ thuộc vào quan điểm và kinh tế của mỗi người. Bất cứ việc đầu tư nào cũng tiềm ẩn những rủi ro riêng của nó và đối với Ethereum cũng vậy nhưng nếu chúng ta có chiến lược cũng như mục tiêu rõ ràng cho mình trong cuộc chơi này thì Ethereum là đồng coin chứa đựng khá nhiều tiềm năng cho sự bứt phá trong tương lai của bạn.
Nhìn vào lịch sử hình thành và phát triển của Ethereum ta có thể thấy được những bước chuyển mình mạnh mẽ của nó từ lúc mới bắt đầu cho đến giai đoạn hiện tại. Ethereum hiện là đồng tiền kỹ thuật số lớn thứ 2 chỉ sau Bitcoin và theo nhiều chuyên gia nhận định thì nó còn có nhiều ưu điểm nổi trội hơn cả Bitcoin. So với Bitcoin thì ngày càng có nhiều quốc gia chấp nhận Ethereum như là một thanh toán hợp lệ.
Bạn có thể cân nhắc để đầu tư vào Ethereum với số tiền không ảnh hưởng nhiều đến tài chính của mình thì nếu xảy ra trường hợp xấu nhất bạn cũng không bị mất sạch hoặc trong trường hợp Ethereum vẫn tiếp tục tăng giá thì đây quả là một dự án đầu tư tuyệt vời.
_Đầu tư Ethereum như thế nào?
Có 2 cách đầu tư chơi Ethereum thường được áp dụng đó là mua bán Ethereum kiếm lời và mua máy đào Ethereum. Trong đó, cách đầu tư mua máy đào Ethereum là bỏ tiền ra mua dàn máy để đào lấy Ethereum, mỗi dàn máy có giá khoảng từ 40 đến 60 triệu, nếu máy cũ thì có thể rẻ hơn. Tuy nhiên, cách thức này khá khó và không phù hợp lắm với những người mới tham gia vào lĩnh vực này vì nó yêu cầu kiến thức về các thuật toán đào Ethereum cũng như am hiểu về phần cứng máy tính.
Lời khuyên cho những ai mới bắt đầu là nên chọn cách đầu tư mua bán Ethereum kiếm lời. Với cách này thì bạn có thể tiến hành đầu tư ngắn hạn hay dài hạn. So với đầu tư ngắn hạn thì đầu tư Ethereum dài hạn được nhiều người thực hiện hơn vì nó khá đơn giản và độ an toàn cao.
Đầu tư Ethereum dài hạn được hiểu đơn giản là khi bạn mua giá tốt và đợi giá lên cao rồi bán đi kiếm lời. Trước tiên, bạn cần tạo một chiếc ví để lưu trữ ETH rồi mua ETH chuyển vào ví là xong. Tiếp theo chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn thông tin về cách tạo ví lưu trữ ETH và mua ETH trên các sàn giao dịch.
_Tạo ví lưu trữ Ethereum
Có 2 hình thức lưu trữ Ethereum đó là ví online và ví offline. Đối với ví online thì bạn có thể sử dụng freewallet.com, coinbase.com, myetherwallet.com… Còn với ví offline thì trezor, ledger hay ứng dụng trên nền Windows, Mac, Linux là những lựa chọn tuyệt vời.
Đây đều là những loại ví lưu trữ Ethereum an toàn và bảo đảm nhất hiện nay mà bạn có thể yên tâm khi sử dụng.
Thực sự những gì mà Ethereum định hướng và phát triển, nếu được ứng dụng vào cuộc sống một cách rộng rãi sẽ thay đổi toàn bộ bộ mặt của thế giới. Nó sẽ tác động đến từng ngõ ngách, vì vậy tiềm năng của nó là rất lớn. Mình mong rằng những thông tin trên sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức về Ethereum. Qua đó, bạn sẽ có một nền tảng vững chắc để những luôn có cho mình những quyết định đầu tư đúng đắn. Chúc các bạn thành công!
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Sàn giao dịch hàng đầu Việt Nam và Thế Giới
- Cách kiếm tiền Bitcoin miễn phí. Bí mật 2020 chưa ai nói với bạn
- Satoshi Nakamoto là ai? Nhân vật bí ẩn nhất thế kỷ 21