Trong lĩnh vực tiền ảo, lending không phải là một từ quá xa lạ với dân đầu tư. Luôn xuất hiện các cụm từ như lừa đảo, scam… Nó thực sự bùng nổ vào tháng 9, tháng 10 năm 2017 với sự ra đời liên tục của các dự án như Regalcoin, Hextracoin, IFan, Etherbanking… Bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về Lending cũng như có nên đầu tư tiền ảo lending hay không để các bạn không bị lúng túng khi tham gia thị trường Crypto này.
Lending là gì?
Lending chính là hình thức dùng một đồng Coin chính thống để mua một đồng Crypto có sơ chế Lending (thường được gọi là đồng Base, đồng cơ sở, đồng trung gian…). Sau khi nhận được đồng Crypto bạn có thể chờ tăng giá hoặc nhận Lending lãi hàng tháng. Nếu chọn giữ đồng Crypto với mục đích chờ tăng giá. Bạn chỉ việc giữ nó, mang nó lên sàn và rao bán khi thấy giá phù hợp hoặc lệnh được khớp.
Nếu chọn nhận lãi hàng tháng, bạn sẽ nhận được mức chia lợi nhuận theo ngày, tuần hoặc tháng dựa trên lượng USD quy đổi. Thường thì mức lãi dao động khoảng 30 đến 50%/tháng, hoàn vốn sau 2 đến 4 tháng. Ngoài ra bạn có thể Lending theo cả hai cách.
Tại sao giá các Lending Crypto thời gian đầu luôn tăng?
Việc tăng giá các đồng coin lending này thuộc chủ yếu vào nguyên tắc CUNG – CẦU.
_Khi bạn tham gia mô hình Lending, các nhà đầu tư nhận tiền đều đặn từ chủ dự án trong một khoảng thời gian nhất định và có khuynh hướng chia sẻ cho bạn bè, người thân để mua vào. Điều này giúp tăng cầu, đồng coin lending sẽ tăng giá không ngừng.
_Việc áp dụng mô hình MLM/Affiliate vào việc phát triển thị trường là một động thái vô cùng thông minh, giúp chủ dự án chủ động kiểm soát và liên tục phát triển lượng cầu, duy trì lực mua lớn. Ngược lại, các nhà đầu cơ có khuynh hướng bán đồng coin đó khi nó đạt ngưỡng lợi nhuận phù hợp, tạo lực bán lớn khiến đồng coin này bị giảm giá.
Xem thêm:
- Tiền kỹ thuật số là gì? Sự khác biệt với tiền ảo và tiền điện tử
- Cách đầu tư tiền ảo phổ biến và đơn giản nhất
Các chủ dự án đầu tư Lending lấy tiền đâu để trả lãi định kì cho nhà đầu tư?
Lending coin tương tự như bạn đem tiền nhàn rỗi của mình vào gửi ngân hàng và nhận lãi suất. Vậy ngân hàng sẽ dùng số tiền đó làm gì để có tiền lãi trả lại cho người gửi? Câu trả lời là ngân hàng sẽ cho vay lại, hoặc đem vốn đi đầu tư, kinh doanh các hoạt động khác. Từ đó, lấy tiền lãi trả cho người gửi tiền.
Cơ chế hoạt động của các sàn lending tiền ảo cũng vậy. Sàn huy động số coin nhàn rỗi của người dùng để cho vay lại người cần, cho margin và nhiều hoạt đồng cần vốn khác của sàn. Từ đó, sàn làm ăn có lời và trả lãi lại cho người cho vay.
Nhưng thực ra không có Lending Coin nào tự động phát sinh lãi cho bạn cả. Vậy chủ dự án lấy lãi ở đâu ra, mà còn ở mức lãi đến hơn 30%/tháng (trong khi lãi suất ngân hàng chỉ duy trì được mức 6-7%/năm)?
Câu trả lời chính là “chênh lệch tỉ giá”. Ví dụ:
- Tháng 1: Bạn dùng 1 BTC (1.500 đô la) mua 1.500 đồng Coin Lending (1$/1 đồng). Sau đó bạn cho chủ dự án vay lại 1.500 đồng coin lending này. Số đồng Lending sẽ được quy đổi sang USD, và bạn nhận lãi bằng USD trên đúng số tiền được quy đổi.
- Tháng 2: Giá BTC tăng từ 1.500 lên 3.000 đô la. Số tiền lãi bạn nhận được tháng đầu tiên là 1.500 USD x 30% = 500 USD
- Tháng 3: Giá BTC tăng từ 3.000 lên 6.000 đô la. Bạn vẫn nhận lãi đều đặn: 1.500 x 30% = 500 USD
Vậy lãi/lợi nhuận cố định bạn nhận được lấy từ vốn gốc của bạn và từ lợi nhuận tăng trưởng của đồng coin base mà đúng ra bạn được hưởng, nhưng bạn từ chối, giao nó cho sàn Lending và được họ trích lại một phần (mà đúng ra toàn phần là của mình).
Những rủi ro có thể phát sinh trong mô hình Lending là gì?
Chúng ta không nhắc đến những rủi ro về mặt pháp lý, kỹ thuật. Hôm nay chúng ta sẽ điểm danh các rủi ro có thể phát sinh trong mô hình Lending như sau:
Tâm của chủ sàn
Rủi ro đầu tiên bạn có thể gặp phải xuất phát từ cái tâm của chủ sàn đầu tư. Nếu họ nghiêm túc thì không sao nhưng nếu họ có ý đồ xấu ngay từ đầu thì bạn sẽ gặp rắc rối lớn.
Chẳng hạn như họ có thể đánh sập sàn khi đạt mức lợi nhuận như dự kiến. Họ sẽ biến mất, kết thúc mọi thứ bỏ mặc những hệ lụy phát sinh sau đó. Lúc này người gánh chịu hậu quả là các nhà đầu tư.
Mặt khác, chủ sàn có thể tung chiêu “xả mạnh” để tạo nên lạm phát đẩy mức giá đồng tiền xuống thấp. Các nhà đầu tư gặp rủi ro trong khi chủ sàn vẫn chủ động kiểm soát với tỷ lệ sở hữu lớn.
Biến động tỷ giá
Các mô hình Lending có thể trụ vững trong thời gian dài là nhờ vào sóng tăng trưởng của thị trường Crypto. Thế nhưng, ở phía ngược lại các sàn Lending ở tỉ giá rất cao khi có sự tham gia của đông đảo các nhà đầu tư mới.
Nếu giá trị các đồng Base suy giảm trong thời gian dài có thể khiến tính thanh khoản mất cân đối. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến cơ cấu tài chính và mô hình Lending.
Có nên chơi Lending tiền ảo không?
Có chơi Lending tiền ảo không? Câu trả lời nằm ở chính bạn. Trước khi đưa ra quyết định bạn hãy xem xét thật kỹ các vấn đề sau:
- Khi chơi Lending phải mất đến 3-4 tháng bạn mới được trả lại đầy đủ phần tiền gốc. Điều này đồng nghĩa với việc bạn đang đánh đổi rủi ro để đổi lấy cơ hội. Bạn nên chuẩn bị sẵn sàng tâm lý cho những rủi ro, hãy chắc rằng những mất mát đó không ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.
- Khi quyết định chơi Lending bạn hãy tự đặt câu hỏi “Nên tự mua đồng Base hay đầu tư Lending?”. Cân nhắc cẩn thận! Xét kỹ cả 2 khía cạnh về lợi nhuận và rủi ro. Nếu lợi nhuận ít hơn một chút thì rủi ro thấp hơn một chút, bạn nghĩ sao?
- Mặt khác, sân chơi Lending cũng không dành cho những người tìm kiếm vận may. Đừng xem nó như một canh bạc nếu không bạn sẽ là nạn nhân. Thiếu kiến thức đầu tư Lending chính là đánh bạc. Nếu có kiến thức về lĩnh vực này, Lending cũng là một cách để bạn đầu tư.
Qua bài viết trên, chắc hẳn các bạn có câu trả lời cho Lending là gì và những vấn đề liên quan đến chủ đề này. Hy vọng, những thông tin trên có thể cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích để chọn lọc những dự án scam, không rõ ràng. Từ đó có quyết định sáng suốt hơn. Chúc các bạn thành công!
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Sàn giao dịch hàng đầu Việt Nam và Thế Giới
- Cách kiếm tiền Bitcoin miễn phí. Bí mật 2020 chưa ai nói với bạn
- Satoshi Nakamoto là ai? Nhân vật bí ẩn nhất thế kỷ 21