Thường xuyên truy cập hocviendautu. để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư Thường xuyên truy cập hocviendautu.edu.vn để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư

CHUYÊN GIA HỖ TRỢ:

Facebook: Lê Nguyên

Zalo: 0765. 84 85 86

Những thông tin về quỹ đầu tư bất động sản

 

Quỹ đầu tư bất động sản (BĐS)  là một trong số các loại hình quỹ đầu tư nằm trong định hướng phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) trong giai đoạn tái cấu trúc thị trường từ năm 2011 – 2020.

 

Tìm hiểu về quỹ đầu tư bất động sản

Quỹ đầu tư BĐS là gì?

Quỹ đầu tư BĐS là một loại hình đầu tư vào BĐS căn cứ trên tài sản hoặc tài sản thế chấp và được giao dịch trên các SGDCK như các CCQ thông thường. Quỹ này cung cấp cho các nhà đầu tư một chứng khoán có tính lỏng cao khi đầu tư vào BĐS. Nhà đầu tư tham gia vào quỹ này thường nhận được các khoản  ưu đãi thuế đặc biệt và mức lợi tức thu được cao.

Quỹ đầu tư BĐS có thể so sánh với một quỹ tương hỗ, cho phép các nhà đầu tư nhỏ lẻ có thể tham gia vào các dự án BĐS, sở hữu các BĐS thương mại như khu căn hộ, bệnh viện, cao ốc, văn phòng, thậm chí cả khách sạn hay các trung tâm thương mại.

Tại Việt Nam, theo quy định tại Thông tư 228, quỹ đầu tư BĐS là một loại hình quỹ đóng, thực hiện chào bán CCQ ra công chúng và không được mua lại theo yêu cầu của nhà đầu tư, với mục đích chủ yếu đầu tư vào các BĐS theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều 91 Nghị định 58/2012/NĐ-CP (Nghị định 58). Theo đó, BĐS phải ở Việt Nam với mục đích cho thuê hoặc để khai thác nhằm thu lợi tức ổn định. Quỹ đầu tư BĐS phải dành tối thiểu 90% lợi nhuận được thực hiện trong năm để chi trả lợi tức cho nhà đầu tư. Lợi tức có thể được thanh toán bằng tiền hoặc CCQ phát hành thêm.

Quy định về tỷ lệ chi trả lợi tức cao khiến quỹ đầu tư BĐS trở thành kênh thu hút các nhà đầu tư bđs trên thị trường. Quỹ đầu tư BĐS dựa trên cơ chế chi trả cổ tức này có thể tránh được các khoản thuế cho quỹ mặc dù các nhà đầu tư của quỹ vẫn phải nộp thuế thu nhập trên khoản cổ tức mà họ nhận được.

Quỹ đầu tư BĐS mang lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư và nền kinh tế nói chung như: (1) Mở rộng danh mục đầu tư đối với nhóm tài sản BĐS với chi phí thấp hơn; (2) Cung cấp  cách tiếp cận dễ dàng đối với nhóm tài sản và tạo cơ hội cho nhà đầu tư nhỏ lẻ có thể đầu tư vào các dự án BĐS quy mô lớn; (3) Thu hút tối đa các nguồn tiết kiệm từ công chúng và định hướng các khoản đầu tư vào các dự án BĐS và các dự án cơ sở hạ tầng; (4) Thúc đẩy kinh tế và tăng cường sự tài trợ cho các dự án BĐS và dự án phát triển của khu vực tư nhân hơn là khu vực Nhà nước.

Cùng với các nhóm lợi ích mà quỹ BĐS mang lại, có thể kể đến một số rủi ro của quỹ BĐS như rủi ro thị trường (bao gồm thị trường BĐS và TTCK), rủi ro tín dụng, rủi ro đa dạng hóa, rủi ro pháp lý bđs và quản lý, rủi ro đòn bẩy và rủi ro tiền tệ.

Xem thêm:

 

Quy định và một số điều kiện ảnh hướng đến quỹ đầu tư bất động sản

Quy định chung về quỹ đầu tư bất động sản:

– Quỹ đầu tư bất động sản được tổ chức và hoạt động dưới hình thức quỹ đầu tư chứng khoán đại chúng, hoặc công ty đầu tư chứng khoán đại chúng (gọi là công ty đầu tư chứng khoán bất động sản).

– Quỹ phải được quản lý bởi một công ty quản lý quỹ. Hoạt động quản lý vốn và tài sản của quỹ phải được giám sát bởi ngân hàng giám sát.

– Tài sản của quỹ sản phải được lưu ký tại ngân hàng giám sát.

– Chứng chỉ quỹ đầu tư bất động sản phải niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán.

– Việc huy động vốn, chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng của quỹ do công ty quản lý quỹ thực hiện và phải đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Một số điều kiện ảnh hưởng đến khả năng phát triển quỹ đầu tư BĐS tại Việt Nam:

Thị trường BĐS phát triển tạo hàng hóa cơ sở và động lực cho sự ra đời của các quỹ đầu tư BĐS. Đây được coi là nhân tố mang tính quyết định tới sự hình thành của quỹ đầu tư BĐS. Bởi theo thông lệ chung, các quỹ đầu tư BĐS phải đầu tư danh mục bao gồm 60 – 70% giá trị tài sản ròng vào các tài sản là BĐS.

Hành lang pháp lý đảm bảo cho sự hình thành và phát triển của quỹ đầu tư BĐS về cơ bản đã được hoàn thành. Cùng với Thông tư 228, Nghị định 58 và Nghị định 60/2015/NĐ-CP (Nghị định 60) đã bổ sung những nội dung khá chặt chẽ trong việc hình thành các quỹ đầu tư BĐS tại Việt Nam.

Nhận thức của nhà đầu tư về quỹ đầu tư BĐS sẽ định hướng nhu cầu đầu tư vào loại tài sản này. Đây là mô hình quỹ đầu tư mới đối với đại bộ phận nhà đầu tư tham gia thị trường. Mặc dù nằm trong nỗ lực đa dạng hóa hàng hóa trên TTCK nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu đầu tư của các nhà đầu tư, nhưng cho đến nay, quỹ đầu tư BĐS vẫn chưa thực sự tiếp cận được nhà đầu tư, đặc biệt là nhóm nhà đầu tư nhỏ lẻ trên thị trường.

Dư nợ tín dụng BĐS tác động tới nguồn cung tiền cho thị trường BĐS. Nguồn tài chính cho phát triển BĐS luôn là vấn đề lớn ở Việt Nam. Các nguồn tài chính cho thị trường BĐS chủ yếu vẫn là từ nguồn tín dụng của các ngân hàng thương mại (NHTM) hay nguồn góp vốn của người mua BĐS theo phương thức mua – bán BĐS và nguồn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI).

Tìm hiểu thêm:

CÔNG TY THÀNH VIÊN

© HOCVIENDAUTU.EDU.VN ALL RIGHTS RESERVED
GIAO DỊCH FOREX
GIAO DỊCH CRYPTO