Thường xuyên truy cập hocviendautu. để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư Thường xuyên truy cập hocviendautu.edu.vn để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư

CHUYÊN GIA HỖ TRỢ:

Facebook: Lê Nguyên

Zalo: 0765. 84 85 86

Hà Nội: Nhiều khu đất nông nghiệp thành nơi xây nhà hàng

Kết quả tổng kiểm tra rà soát vi phạm về đất nông nghiệp do Sở TN&MT Hà Nội thực hiện tại 30 quận, huyện, thị từ năm 2020 đến nay đã phát hiện 62.624 vụ vi phạm, trong đó có nhiều khu vực đất bãi bồi ven sông bị lấn chiếm xây dựng nhà hàng, khu vui chơi, thậm chí là nhà kiên cố…

Tại phiên chất vấn do Thường trực HĐND thành phố Hà Nội tổ chức ngày 12/5, đại biểu Nguyễn Ngọc Anh (quận Bắc Từ Liêm) đặt câu hỏi, tình trạng vi phạm trên đất nông nghiệp, đất bãi bồi ven sông như làm nhà hàng, khu vui chơi, thậm chí là nhà kiên cố diễn ra đã lâu. Vậy, trách nhiệm của các đơn vị quản lý nhà nước như thế nào, xử lý ra sao?

Giám đốc Sở TN&MT Hà Nội Nguyễn Huy Cường cho biết riêng năm 2020 đã xử lý được 40.130 trường hợp vi phạm với tổng diện tích hơn 1.300ha. “Hiện nay những trường hợp vi phạm này được liên tục đôn đốc, xử lý”, ông Cường thông tin.

Trả lời về vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch UBND Quận Long Biên thừa nhận đã phát hiện nhiều vi phạm liên quan đến đất nông nghiệp, đất bãi bồi ven sông trên địa bàn quận, với tổng diện tích 1.224 ha. Trong đó, vi phạm trên đất nông nghiệp gần 900, đất bãi bồi hơn 300ha, xảy ra tại 8 phường của quận. Tại phường Cự Khối (quận Long Biên), trước đây UBND quận đã tổ chức đầu thầu, khai thác nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng bãi. Trong quá trình triển khai, vẫn còn vi phạm, sử dụng chưa đúng mục đích, UBND quận và UBND các phường cương quyết tháo dỡ các công trình vi phạm.

Hà Nội: Nhiều khu đất nông nghiệp thành nơi xây nhà hàng - Ảnh 1.

Phiên chất vấn của Thường trực HĐND TP Hà Nội ngày 12/5.

Hiện nay, UBND quận Long Biên cũng đã triển khai nhiều giải pháp, như lập quy hoạch 1/2000 và 1/5000 và đã được duyệt; kiên quyết xử lý vi phạm, quyết tâm không để xảy ra vi phạm mới. Ngoài ra, UBND quận Long Biên đã hoàn thành quy hoạch đoạn sông Hồng, Sông Đuống chảy qua địa phận với gần 1.000ha và một số quy hoạch khác với diện tích 400ha. Trên cơ sở quy hoạch này, quận đã chủ động rà soát, đề xuất Thành ủy, UBND thành phố các phương án triển khai và khai thác hiệu quả diện tích nông nghiệp, đất bãi bồi, vùng bãi bồi. “Đối với đất nông nghiệp chia theo Nghị định 64 thì người dân hợp tác với doanh nghiệp và phải lập đề án, quy hoạch. Đối với đất vùng bãi bồi ven sông thì phân ra tổ chức đấu giá theo quy định. Dự kiến, năm 2023 quận Long Biên sẽ tổ chức 4 phiên đấu giá với trên 1.00ha đã được duyệt”, ông Hà thông tin.

Tại phiên chất vấn, Phó Chủ tịch phụ trách UBND huyện Phúc Thọ khẳng định, trên địa bàn hầu như không có các công trình vi phạm xây dựng trên đất nông nghiệp. Tuy nhiên, khi Thường trực HĐND thành phố yêu cầu làm rõ dự án Vườn thái Phúc Thọ Hoa Bay (xã Hiệp Thuận, huyện Phúc Thọ) có vi phạm như phóng sự của Thường trực thực hiện hay không, vị lãnh đạo này trả lời vòng vo. Vì thế, Thường trực HĐND thành phố đề nghị UBND TP Hà Nội tổ chức thanh tra ngay dự án này. Việc Thanh tra cần thực hiện ngay trong tháng 5/2023 dưới sự giám sát của Thường trực HĐND thành phố.

Gần 63.000 trường hợp vi phạm về đất đai

Liên quan công tác quản lý đất nông nghiệp của Hà Nội, ông Nguyễn Huy Cường, Giám đốc Sở TN&MT Hà Nội cho biết, những năm qua, các cấp, chính quyền thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản để xử lý các vi phạm. Từ năm 2018, Sở TN&MT đã thành lập 3 đoàn thành tra để thanh tra các sai phạm trên đất nông nghiệp. Sau khi thanh tra 30 quận huyện đã phát hiện 62.624 trường hợp vi phạm, trên tổng diện tích 1.892ha.

Về giải pháp tháo gỡ khó khăn, ông Cường cho biết tùy thuộc vào từng loại đất nông nghiệp để có hướng xử lý phù hợp. Cụ thể, đối với các dự án đã được nhà nước giao cho chủ đầu tư, cơ quan chức năng đã rà soát 404 dự án chậm triển khai sau đó bổ sung thêm một số dự án. Sau rà soát, đã chấm dứt hoạt động 15 dự án. Các bãi bồi được xác định là đất công và giao cho sở, ngành, ban quản lý dự án quản lý. Nếu địa phương có phương án, lập quy hoạch thì chuyển giao cho địa phương quản lý các bãi bồi này. Ngoài ra, với các quỹ đất chưa giao cho nhà đầu tư mà có kênh mương, bãi bồi thì người dân có thể tận dụng sản xuất.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Sỹ Thanh cho rằng, việc xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp là vấn đề bức xúc trên cả nước, chứ không phải chỉ riêng Hà Nội. Hiện Quốc hội đang thực hiện sửa đổi Luật Đất đai để quy định rõ hơn việc đất nông nghiệp sẽ được và không được xây những hạng mục công trình nào. Đồng thời, nghiên cứu, đánh giá, tiếp thu ý kiến của chuyên gia để đưa nền nông nghiệp thủ đô đi đúng hướng.

Đối với xử lý sai phạm trong đất nông nghiệp, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Sỹ Thanh cho biết, đã chỉ đạo Chánh văn phòng UBND TP. Hà Nội sử dụng flycam kiểm tra toàn bộ 6 huyện ven sông để phát hiện vi phạm. Đồng thời, gửi thông tin sai phạm, cả những sai phạm lấn chiếm, san lấp lòng sông về chủ tịch các huyện để xử lý. “Chúng tôi đã chủ động cho cán bộ cho flycam bay kiểm tra, kiên quyết xử lý nghiêm nhưng không gây ồn ào, lấy thành tích”,ông Thanh nói.

Đề xuất thí điểm đổi đất nông nghiệp lấy đất ở

Theo Cafef


CÔNG TY THÀNH VIÊN

© HOCVIENDAUTU.EDU.VN ALL RIGHTS RESERVED
GIAO DỊCH FOREX
GIAO DỊCH CRYPTO