Thường xuyên truy cập hocviendautu. để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư         Thường xuyên truy cập hocviendautu.edu.vn để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư

Các mô hình Harmonic phổ biến thường gặp trên thị trường

 

Mô hình Harmonic là các mô hình phức tạp trong thị trường Forex, nó cung cấp cho bạn một hiểu biết hoàn toàn mới về hành động giá. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các mô hình Harmonic thường gặp trên thị trường.

 

Mô hình giá Harmonic là gì? 

Mô hình giá Harmonic được phát triển bởi một nhà phân tích kỹ thuật có tên là Harold M. Gartley (1899 – 1972) vào năm 1932, sau đó, ông đã đưa thành quả của mình vào cuốn sách “Profits in The Stock Markets – Lợi nhuận trên thị trường chứng khoán”, xuất bản lần đầu vào năm 1935, công bố rộng rãi ra công chúng và giới trader khắp thế giới.

 

Mô hình giá Harmonic nguyên thủy của Gartley là một mô hình 5 điểm, như bên dưới:

5 điểm này được nối lại với nhau tạo thành hình dáng giống 2 ngọn núi liền kề nhau (Gartley tăng giá) hoặc 2 ngọn núi đảo ngược (Gartley giảm giá) và chỉ cần đảm bảo các điều kiện sau:

  • Bullish Gartley: điểm C phải thấp hơn điểm A và điểm D phải cao hơn điểm X.
  • Bearish Gartley: điểm C phải cao hơn điểm A và điểm D phải thấp hơn điểm X.

Mô hình Harmonic nguyên thủy được tác giả áp dụng trên thị trường chứng khoán, nhưng vì những đặc tính giống nhau của một thị trường tài chính mà Gartley pattern sau này cũng được sử dụng phổ biến trong các thị trường khác như ngoại hối hay tiền điện tử.

 

Mô hình Harmonic nguyên thủy chỉ đơn giản bao gồm 5 điểm như trên và nó bắt đầu trở nên phức tạp hơn khi các nhà giao dịch, nhà phân tích kỹ thuật khác bắt đầu đưa các con số vào trong nó.

Larry Pesavento đã cải thiện Gartley pattern nguyên thủy bằng các tỷ lệ Fibonacci và thiết lập các quy tắc giao dịch với mô hình này thông qua cuốn sách “Fibonacci Ratios With Pattern Recognition – Tỷ lệ Fibonacci với Nhận diện mẫu”.

 

Bên cạnh đó, các nhà phân tích khác cũng đã kết hợp các tỷ lệ Fibonacci vào trong các biến thể của mô hình giá Harmonic, tạo ra các mẫu hình “động vật” đặc biệt như Crab (Con cua), Bat (Con dơi), Shark (Cá mập), Butterfly (Con bướm)… mà nổi bật nhất trong số đó là 2 nhà phân tích Scott M. Carney và Bryce Gilmore. Trong đó, Scott M. Carney được xem là người có công lao to lớn trong việc phát triển các mô hình giá Harmonic, ông đã bổ sung rất nhiều những kiến thức thực tế vào các quy tắc giao dịch, tính hợp lý của mô hình và cả cách quản lý rủi ro khi giao dịch với mô hình giá này. Tất cả những điều này đã được Carney đưa vào cuốn sách nổi tiếng “Harmonic Trading”.

 

Khái niệm mô hình Harmonic

  • Các tỷ lệ Fibonacci được sử dụng trong mô hình giá Harmonic

Fibonacci là một công cụ phân tích, giao dịch cơ bản và phổ biến trên các thị trường tài chính, được sử dụng để xác định các mức thoái lui hoặc mở rộng của một xu hướng, cung cấp tín hiệu để trader tìm điểm vào lệnh hoặc chốt lời. Các tỷ lệ quan trọng của dãy Fibonacci bao gồm 0.236, 0.382, 0.5, 0.618, 0.764, 1.0, 1.618, 2.618….

 

Trong các mô hình giá Harmonic, ngoài những tỷ lệ quan trọng nói trên thì một số những tỷ lệ khác cũng được đưa vào để xác định mô hình như 0.786, 0.886, 1.27, 2.24, 3.618.

2 công cụ được sử dụng để xác định các tỷ lệ này cũng như nhận diện các mô hình giá Harmonic chính là Fibonacci Retracement và Fibonacci Extension.

Ưu điểm và nhược điểm của mô hình Harmonic

Ưu điểm

  • Cung cấp trước các dự báo và điểm dừng trong tương lai, làm cho chúng trở thành các chỉ số hàng đầu
  • Thường xuyên, lặp lại, đáng tin cậy và tạo ra các thiết lập có khả năng xảy ra cao
  • Các quy tắc giao dịch được tiêu chuẩn hóa tương đối bằng cách sử dụng tỷ lệ Fibonacci
  • Hoạt động tốt với các quy tắc Bối cảnh thị trường, Đối xứng và Động thái được đo lường
  • Làm việc trong mọi khung thời gian và trong tất cả các công cụ thị trường
  • Các lý thuyết chỉ báo khác (CCI, RSI, MACD, DeMark…) có thể được sử dụng cùng với chúng

Nhược điểm

  • Phức tạp và kỹ thuật cao nên khó hiểu
  • Khó xác định chính xác và tự động hóa (mã hóa) các mẫu sóng hài
  • Các dự báo/thoái lui Fibonacci xung đột có thể tạo ra khó khăn trong việc xác định các vùng đảo chiều hoặc vùng chiếu
  • Sự phức tạp nảy sinh khi các mô hình đối lập hình thành từ cùng một lần thay đổi hoặc các lần thay đổi / khung thời gian khác
  • Các yếu tố rủi ro / phần thưởng từ các mô hình không đối xứng và xếp hạng thấp là khá thấp

Một vài lưu ý khi giao dịch với mô hình Harmonic

Giao dịch mô hình Harmonic cũng tương tự như giao dịch bất kỳ mô hình giá nào khác.

Dưới đây là các yếu tố chính bạn cần xem xét để đạt hiệu quả khi giao dịch với mô hình này:

  • Nên thực hành giao dịch các mô hình này trong trình mô phỏng trước khi sử dụng tài khoản thật
  • Luôn có đặt chốt lời và dừng lỗ trước khi tham gia giao dịch
  • Xác định vị trí của từng điểm vào và ra của các mô hình
  • Chỉ giao dịch các thiết lập A+

 

Tìm hiểu thêm:

 

Các mô hình Harmonic quan trọng trong forex

Bat :

Mô hình con dơi được phát triển bởi Scott Carney vào đầu những năm 2000. Giống như mô hình Gartley, mô hình con dơi là một mô hình thoái lui và tiếp tục hình thành khi một xu hướng tạm thời đảo ngược hướng nhưng sau đó tiếp tục theo hướng ban đầu.

 

Mô hình này cho phép nhà giao dịch tham gia vào một xu hướng ở mức giá tốt ngay khi nó đang tiếp tục.

Các quy tắc chính của mô hình con dơi:

  • Chân AB có thể thoái lui giữa mức 38,2% – 50% chân XA
  • Chân BC có thể thoái lui trong khoảng 38,2% – 88,6% chân AB
  • Chân CD có thể thoái lui tới 88,6% chân XA
  • Chân CD cũng có thể là phần mở rộng từ 1,618% – 2,618% của chân AB

Gartley:

Chính là mô hình Harmonic nguyên thủy như trên nhưng được bổ sung thêm các tỷ lệ Fibonacci, như hình dưới:

 

Trong mô hình Bullish Gartley (Gartley tăng giá):

  • Ban đầu, giá di chuyển tăng lên đến điểm A
  • Sau đó điều chỉnh về B tại mức thoái lui 0.618 của đoạn xu hướng tăng XA. B chính là Fibonacci Retracement (FR) 0.618 của đoạn XA.
  • Tiếp theo, giá di chuyển tăng lên đến điểm C tại mức thoái lui từ 0.382 đến 0.886 của đoạn xu hướng giảm AB. Hay C là FR 0.382-0.886 của AB.
  • Cuối cùng, giá điều chỉnh giảm về D tại mức mở rộng từ 1.27 đến 1.618 của đoạn xu hướng giảm AB. Hay D chính là Fibonacci Extension (FE) 1.27-1.618 của AB. Đồng thời, D cũng là FR 0.786 của XA.

Sau khi điểm D được hình thành, thị trường có xu hướng đi lên, là thời điểm thích hợp để trader vào lệnh Buy.

 

Ngược lại, với mô hình Bearish Gartley, sau khi điểm D được hình thành, thị trường có xu hướng đi xuống, là thời điểm thích hợp để trader vào lệnh Sell.

Điều kiện quan trọng của mô hình Gartley chính là đoạn xu hướng ban đầu XA, chiều hướng của XA cũng chính là xu hướng chung của thị trường và xu hướng này đang ở giai đoạn mới bắt đầu. Tiếp theo đó là những đợt điều chỉnh AB và CD, sau các đợt điều chỉnh này, giá sẽ tiếp tục xu hướng chính, nghĩa là cùng hướng với XA.

Mô hình AB = CD:

Là mô hình đơn giản nhất trong số tất cả các mô hình giá Harmonic, vì thế, việc nhận diện mô hình này cũng dễ dàng hơn rất nhiều.

Mô hình AB=CD cung cấp tín hiệu đảo chiều xu hướng. Hình dáng của mô hình này cụ thể như sau

 

Trong mô hình Bullish AB=CD:

  • Ban đầu, thị trường có xu hướng giảm từ A xuống B
  • Sau đó điều chỉnh về C tại mức thoái lui từ 0.618 đến 0.786 của đoạn xu hướng giảm AB, hay C chính là FR 0.618-0.786 của AB.
  • Cuối cùng, giá giảm xuống lại tại điểm D, ứng với mức mở rộng từ 1.27 đến 1.618 của đoạn xu hướng giảm AB.
  • Độ dài và thời gian hình thành đoạn AB phải bằng với đoạn CD.

Sau khi mô hình kết thúc tại điểm D, thị trường có xu hướng tăng lên, trader vào lệnh Buy.

 

Ngược lại, với mô hình Bearish AB=CD, sau khi điểm D được hình thành, thị trường có xu hướng giảm xuống, trader vào lệnh Sell.

Các đoạn AB và CD di chuyển theo xu hướng chính của thị trường, được nối với nhau bởi đoạn điều chỉnh BC. Sau khi mô hình AB=CD được hình thành, thị trường sẽ đảo chiều.

 

Các mô hình Harmonic phổ biến

Cypher:

Mô hình cypher có 5 điểm tiếp xúc và 4 chân ở giữa. Mỗi điểm tiếp xúc đại diện cho các mức đảo chiều, trong khi mỗi chân làm nổi bật một hành động giá.

Mô hình này sử dụng tỷ lệ Fibonacci chặt chẽ hơn (thường nhỏ hơn 1) do đó tạo ra hình ảnh trực quan dốc hơn.

 

Quy tắc hình thành mô hình cypher:

  • Một mô hình cypher đủ điều kiện được tạo thành từ chân xung lực (XA), tiếp theo là chân thoái lui (AB) đạt ít nhất 38,2% mức thoái lui Fibonacci của chân XA mà không vượt quá 61,8%.
  • Khi được giao dịch một cách chính xác, mô hình Harmonic nâng cao này có thể đạt được tỷ lệ tấn công thực sự đáng chú ý và tỷ lệ Risk : Reward khá tốt.

Butterfly pattern:

Mô hình Con bướm cũng có hình dạng tương đối giống mô hình Gartley nhưng điểm D thấp hơn điểm X trong mô hình tăng giá (bullish) và cao hơn điểm X trong mô hình giảm giá (bearish).

 

Trong mô hình Bullish Butterfly:

  • Bắt đầu bằng đoạn tăng giá XA

  • Sau đó điều chỉnh giảm về B tại mức thoái lui 0.786 của đoạn XA, hay B chính là FR 0.786 của XA.
  • Tiếp đến, thị trường quay trở về xu hướng chính bằng việc tăng lại đến điểm C tại mức thoái lui từ 0.382 đến 0.886 của đoạn xu hướng giảm AB, hay C là FR 0.382-0.886 của AB.
  • Sau cùng, giá điều chỉnh giảm về D tại mức mở rộng 1.618 đến 2.618 của đoạn AB, hay D chính là FE 1.618-2.618 của AB. Đồng thời, D cũng là FR 1.27-1.618 của XA.

Sau khi điểm D được hoàn thành, thị trường quay ngược trở lại xu hướng tăng, là thời điểm thích hợp để trader vào lệnh Buy.

Ngược lại, đối với mô hình Bearish Butterfly, sau khi kết thúc mô hình, giá có xu hướng giảm, trader vào lệnh Sell.

Crab pattern:

Mô hình Con cua thì lại khá giống với mô hình Con bướm nhưng đoạn AB điều chỉnh ngắn hơn, còn đoạn CD điều chỉnh xa hơn.

 

Trong mô hình Bearish Crab:

  • Bắt đầu bằng đoạn xu hướng giảm XA.
  • Sau đó, giá điều chỉnh tăng về B tại mức thoái lui từ 0.382 đến 0.618 của đoạn xu hướng giảm XA, hay B chính là FR 0.382-0.619 của XA.
  • Tiếp theo, giá giảm xuống lại về C tại mức thoái lui từ 0.382 đến 0.886 của đoạn xu hướng tăng AB, hay C chính là FR 0.382-0.886 của AB.
  • Kết thúc mô hình bằng đợt điều chỉnh tăng đến D tại mức mở rộng từ 2.24 đến 3.618 của AB, hay D là FE 2.24-3.618 của AB, đồng thời D cũng là FR 1.618 của XA.

 

Sau khi điểm D hoàn thành, thị trường có xu hướng giảm xuống, trader vào lệnh Sell. Và ngược lại đối với mô hình Bullish Crab.

 

Lưu ý: trong tất cả các mô hình Harmonic ở trên, đối với các điểm ứng với các mức thoái lui hoặc mở rộng nằm trong một khoảng (a, b) thì thông thường, chỉ cần các tỷ lệ FR, FE của các điểm dao động trong khoảng đó thì các trader sẽ chấp nhận mô hình. Ví dụ: trong mô hình Bullish Crab, điểm B thoái lui về 0.382-0.618 của AB thì chỉ cần tỷ lệ FR của điểm B dao động từ 0.382 đến 0.618 thì điểm B hợp lệ. Tuy nhiên, cũng có một số trader chỉ lấy đúng 2 tỷ lệ 0.382 hoặc 0.618 và bỏ qua tất cả các tỷ lệ ở giữa khoảng này, ngoại trừ chúng rất gần với 2 tỷ lệ biên.

 

Xem thêm:


CÔNG TY THÀNH VIÊN

© HOCVIENDAUTU.EDU.VN ALL RIGHTS RESERVED
GIAO DỊCH FOREX
GIAO DỊCH CRYPTO