Thường xuyên truy cập hocviendautu. để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư Thường xuyên truy cập hocviendautu.edu.vn để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư

CHUYÊN GIA HỖ TRỢ:

Facebook: Lê Nguyên

Zalo: 0765. 84 85 86

Giới đầu tư chưa yên tâm với chỉ số CPI mới được công bố của Mỹ

 Các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đã diễn biến trái chiều trong phiên thứ Tư (13/9), sau khi chỉ số CPI tháng 8 được công bố.

Bộ Lao động Mỹ công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này tăng 0,6% trong tháng 8 mức cao nhất kể từ tháng 6/2022 và tăng 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Sau khi loại bỏ thực phẩm và năng lượng, CPI lõi tăng 0,3% so với tháng trước, cao hơn dự báo tăng 0,2%.

Đóng góp phần lớn vào đà tăng của CPI là giá năng lượng, với mức tăng 5,6% trong đó giá xăng tăng 10,6%. Giá thực phẩm tăng 0,2%% và chi phí nhà ở cũng tăng 0,3%.

Theo một số chuyên gia phân tích, chỉ số CPI vẫn tăng cao hơn một chút, giá lượng thực và năng lượng cũng vậy. Các nhà đầu tư đã hy vọng rằng điều này sẽ không xảy ra, họ muốn thấy một đường dốc xuống cho lạm phát.

Vincent Reinhart, Chuyên gia kinh tế trưởng tại Dreyfus and Mellon, nhận định: “Báo cáo này làm gián đoạn dòng tin tốt và khiến việc nói chuyện vui vẻ về lạm phát trở nên khó khăn hơn”.

Dữ liệu mới được công bố trong bối cảnh Fed đang tìm cách thực hiện cách tiếp cận lâu dài hơn để giải quyết vấn đề lạm phát. Sau một đợt tăng lãi suất liên tục từ tháng 3/2022, Fed hiện duy trì lãi suất ở mức 5,25%.

Hiện tại, phần lớn thị trường kỳ vọng Fed sẽ không tăng lãi suất trong cuộc họp tuần tới. Theo dữ liệu của CME Group, thị trường hợp đồng tương lai đang biến động, khi các trader dự đoán 44% khả năng Fed sẽ thực hiện đợt tăng lãi suất cuối cùng vào tháng 11.

“Tôi không nghĩ rằng Fed muốn gây sốc và tăng lãi suất trong tháng 9 này, nhưng việc tăng lãi suất không hoàn toàn nằm ngoài kế hoạch trong phần còn lại của năm”, Victoria Fernandez, chiến lược gia thị trường trưởng tại Crossmark Global Investment cho biết.

Kết thúc phiên 13/9: Chỉ số Dow Jones giảm 70,46 điểm (-0,20%), xuống 34.575,53 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 5,54 điểm (+0,12%), lên 4.467,44 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 39,97 điểm (+0,29%), lên 13.813,58 điểm.

Chứng khoán châu Âu giảm, với các ngành công nghiệp dẫn đầu sự sụt giảm và cổ phiếu BP giảm sau sự ra đi đột ngột của CEO, trong khi các nhà đầu tư tiếp tục thận trọng chuẩn bị cho quyết định chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương châu Âu vào thứ Năm.

Đóng cửa, chỉ số STOXX 600 toàn châu Âu giảm 0,32% xuống 453,94 điểm.

Lĩnh vực công nghiệp giảm 0,8% khi Alstom mất 3,9% sau khi Barclays xếp hạng cổ phiếu của nhà sản xuất cơ sở hạ tầng và công nghiệp Pháp ở mức “giảm tỷ trọng”.

Trong khi đó cổ phiếu BP mất 2,8%, ảnh hưởng từ việc CEO Bernard Looney từ chức hôm thứ Ba có hiệu lực ngay lập tức, sau khi không tiết lộ đầy đủ chi tiết về các mối quan hệ cá nhân trong quá khứ với các đồng nghiệp.

Trong khi đó, giá tiêu dùng của Mỹ tăng mạnh nhất trong 14 tháng vào tháng 8 khi giá xăng tăng, nhưng mức tăng lạm phát cơ bản tính theo năm lại ở mức thấp nhất trong gần hai năm, có khả năng cho phép Fed giữ nguyên lãi suất vào cuộc họp tuần tới.

“ECB và Ngân hàng Trung ương Anh muốn theo chân Fed, họ rất muốn tạm dừng tăng lãi suất, nhưng họ có một kịch bản phức tạp hơn vì chưa thấy lạm phát giảm một cách có ý nghĩa như chúng ta đã thấy nó giảm ở Mỹ”, Madison Faller, chiến lược gia đầu tư tại J.P. Morgan Private Bank cho biết.

Thị trường hiện đánh giá 64% khả năng ECB sẽ tăng lãi suất thêm 0,25%, tăng từ khoảng 40% vào thứ Hai.

Kết thúc phiên 13/9: Chỉ số FTSE 100 của London giảm 1,54 điểm (-0,02%), xuống 7.525,99 điểm, chỉ số DAX trên sàn Frankfurt giảm 61,50 điểm (-0,39%), xuống 15.654,03 điểm, chỉ số CAC 40 của Paris giảm 30,31 điểm (-0,42%), xuống 7.222,57 điểm.

Trên thị trường chứng khoán châu Á, chứng khoán Nhật Bản giảm, khi giới đầu tư thận trọng trước khi báo cáo lạm phát quan trọng của Mỹ được công bố.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,21% xuống 32.706,52 điểm. Chỉ số Topix giảm 0,05% xuống 2.378,64 điểm.

Các nhà đầu tư cũng chuẩn bị cho các dấu hiệu Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) có thể sẽ điều chỉnh chính sách nới lỏng, sau khi Thống đốc Kazuo Ueda báo hiệu chấm dứt sớm lãi suất âm trong một cuộc phỏng vấn với một tờ báo địa phương.

Cổ phiếu lớn Softbank Group giảm 1,63% và là lực cản lớn nhất đối với Nikkei 225, tiếp theo là Recruit Holdings mất 1,67%.

Cổ phiếu IHI tiếp tục giảm 3,05% sau khi nhà sản xuất máy móc công nghiệp nặng, sau khi giảm 16% trong phiên trước đó.

Chứng khoán Trung Quốc giảm, khi giới đầu tư thận trọng trước khi dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ và nhiều manh mối hơn về các biện pháp kích thích của Bắc Kinh.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,45% xuống 3.123,07 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,64% xuống 3.736,65 điểm.

Các thị trường châu Á, bao gồm Trung Quốc phần lớn đều giảm khi Mỹ chuẩn bị công bố chỉ số giá tiêu dùng CPI, trong khi giá dầu tăng đột biến làm dấy lên lo lắng về áp lực giá dai dẳng, làm phức tạp về dự báo lãi suất.

Một cuộc khảo sát của BofA Securities về các quỹ châu Á cho thấy tâm lý về thị trường Trung Quốc tiếp tục ảm đạm.

Chính quyền Trung Quốc đã đưa ra một loạt các biện pháp chính sách trong những tháng gần đây để thúc đẩy tâm lý nhà đầu tư và hồi sinh lĩnh vực bất động sản, nhưng không thể thúc đẩy một đợt phục hồi bền vững trên thị trường chứng khoán.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 6,6 tỷ nhân dân tệ (906,53 triệu USD) cổ phiếu Trung Quốc vào thứ Tư.

Chứng khoán Hồng Kông giảm phiên thứ sáu liên tiếp, do lo ngại về sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,09% xuống 18.009,22 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,39% xuống 6.235,71 điểm.

Chỉ số công nghệ giảm 0,6% với Meituan giảm 1,4%, sau khi có thêm sự cạnh tranh của công ty Douyin thuộc ByteDance mở rộng sang lĩnh vực giao đồ ăn.

Cổ phiếu Alibaba Group mất 0,9%, Tencent giảm 0,6% và JD.com giảm 0,8%.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm không đáng kể, với mức tăng của cổ phiếu của các nhà sản xuất chip và nhà sản xuất ô tô đã bù đắp cho đà giảm của các nhà sản xuất pin, trong khi sự thận trọng cũng dâng cao trước dữ liệu lạm phát của Mỹ.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 1,88 điểm, tương đương 0,07% xuống 2.534,70 điểm.

“Thị trường không có xu hướng rõ ràng trước ngày dữ liệu lạm phát của Mỹ được công bố và sự không chắc chắn về chính sách tiền tệ của Fed”, Kim Seok-hwan, nhà phân tích tại Mirae Asset Securities, cho biết.

Phiên này, cổ phiếu nhà sản xuất chip Samsung Electronics tăng 0,57% sau khi truyền thông đưa tin về việc tăng giá chip nhớ. Cổ phiếu Peer SK Hynix tăng 1,54%.

Hyundai Motor tăng 1,93% sau khi nhà sản xuất ô tô đạt được thỏa thuận tiền lương dự kiến với liên đoàn lao động Hàn Quốc để tránh tránh một cuộc đình công. Hãng xe anh em Kia Corp tăng 1,03%.

Ở chiều ngược lại, Nhà sản xuất pin LG Energy Solution giảm 1,00%, công ty mẹ LG Chem giảm 3,4%, trong khi công ty cùng ngành SK Innovation giảm 4,25%, POSCO Holdings giảm 3,11%.

Kết thúc phiên 13/9: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 69,85 điểm (-0,21%), xuống 32.706,52 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 13,99 điểm (-0,45%), xuống 3.123,07 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 16,67 điểm (-0,09%), xuống 18.009,22 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 1,88 điểm (-0,07%), xuống 2.534,70 điểm.

Giá dầu thô giảm sau khi dữ liệu cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ bất ngờ tăng bù đắp cho kỳ vọng nguồn cung dầu thô thắt chặt trong những tháng còn lại của năm.

Kết thúc phiên 13/9, giá dầu thô WTI chuẩn Mỹ giảm 0,32 USD/thùng (-0,27%), xuống 88,52 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 0,18 USD/thùng (-0,20%), xuống 91,88 USD/thùng.

Theo tinnhanhchungkhoan.vn


CÔNG TY THÀNH VIÊN

© HOCVIENDAUTU.EDU.VN ALL RIGHTS RESERVED
GIAO DỊCH FOREX
GIAO DỊCH CRYPTO