Thường xuyên truy cập hocviendautu. để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư Thường xuyên truy cập hocviendautu.edu.vn để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư

CHUYÊN GIA HỖ TRỢ:

Facebook: Lê Nguyên

Zalo: 0765. 84 85 86

Liên tục “xả hàng” mạnh, lượng chứng chỉ quỹ ETF của Việt Nam trong tay người Thái xuống thấp nhất từ đầu năm

Nhà đầu tư Thái Lan đã bán ròng khoảng 17,3 triệu chứng chỉ quỹ DCVFM VNDiamond ETF và hơn 40 triệu chứng chỉ quỹ DCVFM VN30 ETF trong khoảng 3 tháng trở lại đây.

Sau khi nắm giữ lượng chứng chỉ quỹ cao kỷ lục vào giữa tháng 2, nhà đầu tư Thái Lan đã “quay xe” một cách chóng vánh. Chứng chỉ quỹ ETF của Việt Nam liên tục bị bán mạnh qua kênh chứng chỉ lưu ký (DR – Depositary Receipt) và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Tính đến này 16/5, lượng DR dựa trên chứng chỉ quỹ DCVFM VNDiamond ETF (FUEVFVND) do Bualuang Securities phát hành chỉ còn 167,23 triệu đơn vị, thấp nhất kể từ đầu năm 2023. Tỷ lệ chuyển đổi giữa DR và chứng chỉ quỹ cơ sở là 1:1 tương đương người Thái đang gián tiếp nắm hơn 167 triệu chững chỉ quỹ FUEVFVND, giảm 17,3 triệu đơn vị sau 3 tháng.

Động thái này có phần bất ngờ bởi FUEVFVND luôn rất hấp dẫn nhà đầu tư Thái Lan kể từ khi DR dựa trên chứng chỉ quỹ này IPO vào tháng 3/2022. Dù liên tục giảm thời gian gần đây nhưng lượng chứng chỉ quỹ trong tay người Thái vẫn còn rất lớn. Quy mô DR FUEVFVND hiện vào khoảng 5,4 tỷ Bath (~3.700 tỷ đồng), tương đương hơn 20% NAV của DCVFM VNDiamond ETF.

Liên tục “xả hàng” mạnh, lượng chứng chỉ quỹ ETF của Việt Nam trong tay người Thái xuống thấp nhất từ đầu năm - Ảnh 1.

Số lượng DR dựa trên chứng chỉ quỹ DCVFM VNDiamond ETF (FUEVFVND) do Bualuang Securities phát hành

Tương tự, lượng DR dựa trên chứng chỉ quỹ DCVFM VN30 ETF (E1VFVN30) cũng đã giảm hơn 40 triệu đơn vị trong 3 tháng qua, xuống còn 213,6 triệu đơn vị. Với tỷ lệ chuyển đổi DR và chứng chỉ quỹ cơ sở cũng là 1:1, nhà đầu tư Thái Lan đang gián tiếp nắm gần 214 triệu chứng chỉ quỹ E1VFVN30, thấp nhất kể từ đầu tháng 11 năm ngoái.

Ra mắt từ năm 2018, E1VFVN30 từng được nhà đầu tư Thái Lan rất ưa chuộng nhưng cũng đã trải qua nhiều giai đoạn bị bán ròng mạnh trong quá khứ. Dù vậy, lượng chứng chỉ quỹ trong tay người Thái vẫn còn rất lớn khi quy mô DR E1VFVN30 hiện lên đến 5,6 tỷ Bath (~3.800 tỷ đồng), xấp xỉ 1/2 NAV DCVFM VN30 ETF.

Liên tục “xả hàng” mạnh, lượng chứng chỉ quỹ ETF của Việt Nam trong tay người Thái xuống thấp nhất từ đầu năm - Ảnh 2.

Số lượng DR dựa trên chứng chỉ quỹ DCVFM VN30 ETF (E1VFVN30) do Bualuang Securities phát hành

Nhà đầu tư Thái Lan “xả” hàng là một trong những nguyên nhân chính khiến dòng tiền vào bộ đôi ETF của DCVFM tiếp tục suy yếu. DCVFM VNDiamond ETF và DCVFM VN30 ETF đều đang bị rút ròng 3 tháng liên tiếp với tổng giá trị lần lượt 686 tỷ đồng và 336 tỷ đồng. Diễn biến này đã “thổi bay” nỗ lực hút tiền trong 2 tháng đầu năm của DCVFM VNDiamond ETF trong khi dòng vốn vào DCVFM VN30 ETF vẫn dương hơn 300 tỷ đồng tính từ đầu năm.

Thời điểm hiện tại, DCVFM VNDiamond ETF và DCVFM VN30 ETF vẫn là 2 ETF nội có quy mô lớn nhất tại thị trường Việt Nam, với NAV tương ứng gần 18.000 tỷ và 8.200 tỷ đồng. DCVFM VNDiamond ETF tham chiếu theo rổ chỉ số VNDiamond gồm toàn cổ phiếu hết room trong khi DCVFM VN30 ETF mô phỏng theo VN30 – nhóm vốn hóa lớn nhất HoSE theo tỷ lệ freefloat.

Đáng chú ý, DCVFM VNDiamond ETF còn vướng giới hạn về quy mô (do điều lệ quy định không đầu tư quá 10% tổng lượng cổ phiếu lưu hành của một cổ phiếu, hiện đã mua ~ 10% cổ phần PNJ). Việc không thể tăng tỷ trọng vào một số cổ phiếu khi NAV vượt ngưỡng 18.000 tỷ đồng cũng là một rào cản khiến quỹ khó hút tiền.

Liên tục “xả hàng” mạnh, lượng chứng chỉ quỹ ETF của Việt Nam trong tay người Thái xuống thấp nhất từ đầu năm - Ảnh 3.

Động thái của nhà đầu tư Thái Lan không nằm ngoài xu hướng rút vốn đang diễn ra trên hầu hết các quỹ ETF hoạt động tại Việt Nam thời gian gần đây, ngoại trừ Fubon ETF vẫn túc tắc hút tiền trong đợt huy động bổ sung lần 5. Các quỹ chủ động lớn điển hình như VEIL – Dragon Capital cũng không còn nhiều dư địa giải ngân, dòng vốn ngoại đã đảo chiều bán ròng với tổng giá trị lên đến hơn 3.700 tỷ trên HoSE tính từ đầu tháng 4 đến nay.

Theo đánh giá của SGI Capital, việc Việt Nam đi ngược thế giới trong điều hành lãi suất gần đây có thể tạo nên những áp lực về tỷ giá khiến dòng vốn đầu tư nước ngoài trở nên thận trọng hơn. Nếu điều này là đúng, việc SBV tiếp tục hạ lãi suất điều hành ngược chiều với FED và ECB một lần nữa có thể tạo hiệu ứng tiêu cực về dòng vốn nước ngoài thời gian tới.

Xu hướng bán ròng có thể chỉ mang tính thời điểm trong khi nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang đánh giá cao triển vọng tăng trưởng dài hạn của Việt Nam. Minh chứng là việc quỹ ngoại China Trust Vietnam Opportunity Fund mới đây đã thông báo sẽ tiếp tục huy động vốn lần thứ 5 để đầu tư vào Việt Nam từ ngày 8/5. Giá trị huy động khoảng 5 tỷ TWD, tương đương 163 triệu USD (~3.800 tỷ đồng).

Theo Zhang Chenwei – Giám đốc China Trust Vietnam Opportunity Fund, sau khi kết thúc báo cáo kết quả kinh doanh quý 1, phần lớn nhà đầu tư tiếp tục chờ đợi thị trường chứng khoán khiến thanh khoản sụt giảm, áp lực bán ra ở các cổ phiếu nặng vẫn còn. Nhà quản lý quỹ cho rằng chứng khoán Việt Nam vẫn đang có nhiều biến động trong điều kiện niềm tin của nhà đầu tư chưa phục hồi nhưng triển vọng kinh tế trung và dài hạn không thay đổi.

China Trust Vietnam Opportunity Fund đánh giá Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế, bao gồm tăng trưởng GDP mạnh, lạm phát thấp và tỷ giá ổn định. Chưa hết, nền kinh tế đang lên cũng là một trong những nước có hiệp định thương mại tự do nhiều nhất trên thế giới. Bất chấp tác động nặng nề của đại dịch, kinh tế Việt Nam vẫn vẫn nằm trong số ít quốc gia có tăng trưởng dương.

VEFAC (VEF) muốn tăng vốn thêm 8.500 tỷ đồng, triển khai dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc Gia và Khu đô thị Đông Anh

Theo Cafef


CÔNG TY THÀNH VIÊN

© HOCVIENDAUTU.EDU.VN ALL RIGHTS RESERVED
GIAO DỊCH FOREX
GIAO DỊCH CRYPTO