VN-Index giảm nhẹ; Không “phanh gấp” việc giảm giới hạn cấp tín dụng; Tìm cơ hội ở nhóm chứng khoán; Dòng tiền lan tỏa hẹp; Kinh tế Mỹ chưa hết nỗi lo suy thoái…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay ngày 15/1 không đổi chiều mua vào nhưng giảm 500.000 đồng/lượng chiều bán ra so với ngày cuối tuần trước, thì vào cuối ngày hôm nay đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện đứng ở mức 74,00 – 76,52 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần qua tại Mỹ tăng 20,1 USD lên 2.049,1 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tiếp tục tăng và lên gần 2.060 USD trước khi lùi nhẹ về 2.055 USD/ounce vào cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 102,56 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 15/1 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.992 đồng/USD, tăng 16 đồng so với cuối tuần qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 24.295 – 24.635 đồng/USD.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua đi ngang quanh 42.900 USD thì sang phiên hôm nay đã giảm nhẹ và đi ngang quanh 42.700 USD/BTC cho đến cuối ngày.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,51 USD (-0,70%), xuống 72,17 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,48 USD (-0,61%), xuống 77,81 USD/thùng.
VN-Index giảm nhẹ
Thị trường có nhịp tăng đáng chú ý gần 10 điểm ngay khi mở cửa. Nhưng áp lực bán đã gia tăng, dù không quá mạnh nhưng lại diễn ra trên diện rộng khiến VN-Index yếu đà và lùi về dưới vùng 1.160 điểm và giao dịch khá trầm lắng, trước khi đảo chiều giảm về về dưới 1.155 điểm vào cuối phiên.
Phiên này, thị trường hoàn toàn có thể giảm sâu hơn, nếu như không nhờ nhóm cổ phiếu ngân hàng, với một số mã lớn như VCB và BID đứng vững.
Một điểm đáng chú ý khác là thanh khoản thị trường sụt giảm mạnh mẽ xuống mức thấp nhất trong gần 1 tháng qua, kể từ phiên 22/12/2022 đến nay.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 1,65 triệu đơn vị, tổng giá trị mua ròng hơn 37 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 15/1: VN-Index giảm 0,58 điểm (-0,05%), xuống 1.154,12 điểm; HNX-Index giảm 2,76 điểm (-1,2%), xuống 227,55 điểm; UPCoM-Index giảm 0,28 điểm (-0,33%), xuống 86,61 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Chứng khoán Mỹ biến động nhẹ trong phiên thứ Sáu (12/1), khi giới đầu tư thận trọng trước kết quả kinh doanh của các ngân hàng lớn.
Cổ phiếu Bank of America mất 1,1% sau khi báo cáo lợi nhuận quý vừa qua sụt giảm, trong khi cổ phiếu Wells Fargo giảm 3,3%, JPMorgan Chase giảm 0,7% sau lợi nhuận giảm 15% so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, cổ phiếu Citigroup chỉ tăng hơn 1% sau khi thông báo đang cắt giảm 10% lực lượng lao động.
Trong tuần, Dow Jones nhích 0,34%, S&P 500 tăng 1,84%, Nasdaq Composite tăng 3,09%.
Kết thúc phiên 12/1: Chỉ số Dow Jones giảm 118,04 điểm (-0,31%), xuống 37.592,98 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 3,59 điểm (+0,08%), lên 4.783,83 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 2,58 điểm (+0,01%), lên 14.972,76 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản có thời điểm vượt qua mốc 36.000 điểm lần đầu tiên sau 34 năm, được hỗ trợ bởi cổ phiếu vận tải biển và tài chính, cùng sự sụt giảm lợi suất trái phiếu Mỹ và sự ổn định của tỷ giá hối đoái đồng yên thúc đẩy tâm lý giới đầu tư.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,91% lên 35.901,79 điểm, sau khi chạm mức cao nhất kể từ tháng 2/1990 tại 36.008,23 điểm trong phiên. Chỉ số Topix tăng 1,22% lên 2.524,60 điểm.
Chỉ số vận tải biển tăng 5,3% để dẫn đầu mức tăng trong số 33 nhóm ngành, với rủi ro địa chính trị đẩy giá cước vận chuyển lên cao.
Cổ phiếu của các cổ phiếu tài chính, vốn giảm mạnh vào thứ Sáu tuần trước đã phục hồi mạnh mẽ, với các công ty chứng khoán tăng 4,56%, trong khi ngân hàng tăng 2,19%.
Đà tăng liên tục của chứng khoán Nhật Bản diễn ra bất chấp những dấu hiệu quá nóng. Chỉ báo kỹ thuật được theo dõi chặt là RSI, đã tăng lên 76,41 điểm đối với Nikkei 225, báo hiệu đã rơi vào vùng “quá mua”.
“Chỉ số Nikkei 225 đang thể hiện sức mạnh đáng ngạc nhiên”, và một số đợt điều chỉnh có thể xảy ra trong tuần này”, Kazuo Kamitani, chiến lược gia tại Nomura Securities cho biết.
Chứng khoán Trung Quốc tăng nhẹ, sau khi ngân hàng trung ương gây ngạc nhiên cho thị trường bởi giữ nguyên lãi suất cho vay trung hạn.
Thay vào đó, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) tăng cường thanh khoản hoạt động. PBOC giữ tỷ lệ trung hạn cho vay cơ sở cho vay (MLF) không đổi ở mức 2,5%, nhưng đã bơm ròng 216 tỷ nhân dân tệ (30,11 tỷ USD) mới vào hệ thống ngân hàng.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,15% lên 2.886,29 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,099% xuống 3.280,92 điểm.
“PBoC đã chọn cách giữ nguyên lãi suất bất chấp áp lực giảm phát đang hiện hữu. Điều này có thể phản ánh những lo ngại của họ về lợi nhuận của ngân hàng”, ANZ Các nhà phân tích cho biết trong một lưu ý.
“Trọng tâm đã chuyển sang hiệu quả của chính sách tiền tệ. Quyết định hôm nay của PBOC có nghĩa là cơ hội cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) trong tháng 2 tới sẽ cao hơn. Các cơ quan chức năng thường xu hướng duy trì thanh khoản dồi dào dịp như Tết Nguyên đán”.
Các nhà đầu tư đang chờ đợi dữ liệu trong tuần này để đo lường tốc độ phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc, bao gồm sản lượng công nghiệp tháng 12, doanh số đầu tư và bán lẻ, cùng với dữ liệu GDP quý IV.
Chứng khoán Hồng Kông giảm, khi nhóm cổ phiếu công nghệ vẫn yếu đi với điểm nhấn về đà lao dốc của cổ phiếu Baidu.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,17% xuống 16.216,33 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,65% xuống 5.446,52 điểm.
Cổ phiếu nhà cung cấp công cụ tìm kiếm Baidu giảm hơn 11,5% sau khi một tờ báo địa phương cáo buộc nền tảng Ernie AI của công ty có liên quan đến nghiên cứu quân sự của Trung Quốc về trí tuệ nhân tạo. Baidu cho biết trong một tuyên bố rằng họ “không có liên kết hoặc quan hệ đối tác nào khác với tổ chức học thuật được đề cập”.
Chứng khoán Hàn Quốc gần như đi ngang sau chuỗi giảm tám phiên trước đó, khi dữ liệu lạm phát của Mỹ được công bố cuối tuần trước tăng thấp hơn dự báo đã làm dấy lên hy vọng cắt giảm lãi suất của Fed trong năm nay.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 0,94, tương đương 0,03% lên 2.525,99 điểm.
“Bất chấp những hy vọng về việc cắt giảm lãi suất của Fed trong năm nay, đà lao dốc của nhóm cổ phiếu pin đã khiến KOSPI không thể bật hồi”, Lee Jae-won, nhà phân tích tại Mirae Asset Securities Co., cho biết.
Nhà sản xuất pin xe hơi hàng đầu LG Energy Solution giảm 3,3%, trong khi một công ty pin xe hơi khác Samsung SDI giảm 2%, nhà sản xuất vật liệu pin POSCO Future M giảm 2,6%.
Kết thúc phiên 15/1: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 324,68 điểm (+0,91%), lên 35.901,79 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 4,31 điểm (+0,15%), lên 2.886,29 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 28,25 điểm (-0,17%), xuống 16.216,33 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 0,94 điểm (+0,03%), lên 2.525,99 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
– Không “phanh gấp” việc giảm giới hạn cấp tín dụng
Thay vì giảm đột ngột giới hạn cấp tín dụng đối với khách hàng như dự thảo cũ, dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) mới nhất đã đưa ra một lộ trình giảm trong vòng 5 năm..>> Chi tiết
– Tìm cơ hội ở nhóm chứng khoán
Nhóm cổ phiếu chứng khoán có đà hồi phục kéo dài trong năm 2023, được kỳ vọng tiếp tục tạo “sóng” trong năm 2024, bởi triển vọng lợi nhuận khởi sắc sẽ kích thích dòng tiền tham gia đầu tư..>> Chi tiết
– Dòng tiền lan tỏa hẹp
VN-Index tuần qua gần như đi ngang, diễn biến này không quá bất ngờ, bởi sau 2 tuần tăng liên tiếp trước đó (tăng 4,6%) thì thị trường có quãng nghỉ là điều cần thiết..>> Chi tiết
– Kinh tế Mỹ chưa hết nỗi lo suy thoái
Còn quá sớm để tuyên bố kinh tế Mỹ chiến thắng trước lạm phát và “hạ cánh mềm”. Nguy cơ suy thoái vẫn còn, bất chấp kỳ vọng lãi suất sẽ được cắt giảm..>> Chi tiết
Theo tinnhanhchungkhoan.vn