Thường xuyên truy cập hocviendautu. để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư Thường xuyên truy cập hocviendautu.edu.vn để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư

CHUYÊN GIA HỖ TRỢ:

Facebook: Lê Nguyên

Zalo: 0765. 84 85 86

Chuyển đổi năng lượng của Việt Nam, rào cản và cơ hội?

Chuyển đổi năng lượng của Việt Nam, rào cản và cơ hội?
© Reuters.

Theo Dong Nghi

Hocviendautu.edu.vn – Trong báo cáo mới nhất của HSBC đưa ra nhận định về hai thách thức chính trong chuyển đổi năng lượng của Việt Nam bao gồm cơ sở hạ tầng và kinh phí.

Về cơ sở hạ tầng, nhu cầu về năng lượng của Việt Nam chủ yếu ở phía Bắc và phía Nam – nơi tập trung hầu hết các hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, các công trình sản xuất năng lượng mới, đặc biệt là năng lượng tái tạo, lại đang được xây dựng ở khu vực miền Trung và miền Nam. Điều này có nghĩa là, khả năng truyền tải sẽ phải được nâng cấp tại miền Bắc, khu nhu cầu điện dự kiến ngày càng tăng. Tuy nhiên, HSBC đánh giá cơ sở hạ tầng lưới điện hiện tại của Việt Nam không hỗ trợ sự phát triển nhanh chóng của điện mặt trời và điện gió. Theo Ngân hàng Thế giới, hệ thống truyền tải hiện tại chỉ có thể tích hợp tối đa 3,3GW năng lượng tái tạo biến đổi ở miền Nam, trong khi tổng công suất năng lượng mặt trời và gió được lắp đặt hiện tại là khoảng 20GW. Việc phát triển các hệ thống truyền tải sẽ là chìa khóa để đạt được mục tiêu mới, với ít nhất 47% sản lượng điện đến từ năng lượng tái tạo vào năm 2030, tăng từ mức 36% hiện nay, như được đưa ra trong Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện JETP Việt Nam. Theo đó, Việt Nam sẽ cần đầu tư vào hạ tầng phụ trợ, như đường dây truyền tải và phân phối điện năng, cùng với hệ thống lưu trữ điện quy mô công nghiệp, để có thể tích hợp năng lượng tái tạo vào lưới điện, khắc phục tình trạng thiếu hụt trong ngắn hạn, và giải quyết vấn đề khoảng cách giữa nơi sản xuất với nơi tiêu thụ.

Nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng năng lượng trong tương lai rất lớn

Nhu cầu cấp thiết về truyền tải đặt ra rào cản thứ hai trong chuyển đổi năng lượng là vấn đề kinh phí.

Theo ước tính của Trung tâm Cơ sở hạ tầng toàn cầu (Global Infrastructure Hub), Việt Nam cần trung bình ít nhất 25 tỷ USD mỗi năm cho chi tiêu cơ sở hạ tầng trong 20 năm tới, trong đó, ngành năng lượng chiếm gần 45% tổng nhu cầu.

Trong lịch sử, sự tham gia của khu vực tư nhân vào lĩnh vực năng lượng của Việt Nam chậm hơn nhiều so với các nước ASEAN. Hiện các nhà quản lý đang tìm cách giải quyết trở ngại, đơn cử như thông qua Luật Dầu khí sửa đổi mới đây, để tăng cường khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân vào cơ sở hạ tầng năng lượng.

Trong những năm gần đây, đầu tư vào năng lượng với sự tham gia của khu vực tư nhân ngày càng tăng ở Việt Nam, vượt xa các nước trong khu vực khác như Indonesia, Malaysia, hay Thái Lan. Dù vậy, Việt Nam vẫn có thể huy động thêm các khoản đầu tư lớn theo dự án trong năng lượng sạch từ khu vực tư nhân, nếu cơ chế quản lý cho phép.

Theo Hiệp hội doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam (Amcham), vấn đề để thu hút đầu tư là các hợp đồng mua bán điện cần có khả năng vay vốn ngân hàng đối với nguồn năng lượng bền vững.

Đầu tư năng lượng với sự tham gia của khu vực tư nhân tại Việt Nam đang tăng

Bên cạnh đó, hợp đồng mua bán điện trực tiếp (DPPA) là một cơ chế quan trọng để thu hút các nhà đầu tư, không chỉ trong lĩnh vực năng lượng mà còn trong các lĩnh vực khác.

Cơ chế này đã được sử dụng ở nhiều quốc gia, và được kỳ vọng sẽ có thể có hiệu lực tại Việt Nam trong năm nay. Việc phê duyệt cơ chế DPPA có thể mang lại hàng tỷ USD đầu tư từ khu vực tư nhân.

Theo investing.com 


CÔNG TY THÀNH VIÊN

© HOCVIENDAUTU.EDU.VN ALL RIGHTS RESERVED
GIAO DỊCH FOREX
GIAO DỊCH CRYPTO