Warning: session_start() expects parameter 1 to be array, string given in /home/hocvienQc3b/hocviendautu.edu.vn/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324
Chỉ số PEG là gì? Cách tính chỉ số PEG Chỉ số PEG là gì? Cách tính chỉ số PEG - Học viện đầu tư
Thường xuyên truy cập hocviendautu. để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư Thường xuyên truy cập hocviendautu.edu.vn để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư

CHUYÊN GIA HỖ TRỢ:

Facebook: Lê Nguyên

Zalo: 0765. 84 85 86

Chỉ số PEG là gì? Cách tính chỉ số PEG

 

Chỉ số PEG là gì? Đó là chỉ số định giá cổ phiếu giúp NDT tìm kiếm được cổ phiếu giá hời. Chỉ số PEG là chỉ số được nhiều NĐT theo trường phái đầu tư tăng trưởng nghiên cứu & tìm hiểu. Cùng chúng tôi, tìm hiểu về chỉ số PEG qua bài viết dưới đây!

 

Chỉ số PEG là gì? Hệ số PEG là gì?

Chỉ số PEG là một chỉ số tài chính quan trọng, tuy nhiên được biết đến ít hơn so với người anh em của nó là chỉ số P/E. Chỉ số PEG tên gọi khác là hệ số PEG, hay tỷ số PEG. P/E được xem là số tiền phải trả cho 1 đồng thu nhập, hay P/E chính là số năm hòa vốn nếu lợi nhuận không đổi.

Bạn nên đọc bài: Toàn diện về chỉ số P/E,  để hiểu rõ về chỉ số P/E và sẽ hiểu hơn về chỉ số PEG

Nhưng thực tế lợi nhuận của doanh nghiệp luôn thay đổi theo thời gian, đó là 1 trong nhiều lý do tạo nên chỉ số P/E khác nhau giữa các doanh nghiệp. (Bạn xem ở bảng ngay dưới)

 

Chỉ số PE

 

Vậy để khắc phục tình trạng này, thì NĐT sử dụng chỉ số PEG thay thế. Chỉ số PEG thể hiện mối quan hệ giữa chỉ số P/E (giá/thu nhập) so với tỷ số tăng trưởng G của thu nhập (EPS). Do đó, chỉ số P/E thể hiện bản chất tĩnh của doanh nghiệp, còn chỉ số PEG thể hiện bản chất động.

Nhà đầu tư được biết đến nhiều nhất khi sử dụng phương pháp này là: Peter Lynch.

Peter Lynch: Đã kiếm được 29.2%/năm trong suốt thời gian điều hành quỹ Melagan. Ông cũng là tác giả 2 cuốn sách Trên đỉnh Phố Wall & Đánh bại Phố Wall. Ông từng chia sẻ chứng khoán là môn toán lớp 4.

 

Xem thêm: 

 

Cách tính chỉ số PEG là gì?

Công thức tính chỉ số PEG là: PEG = PE / G

Với:

  • PE: Tức là chỉ số P/E
  • G: Tốc độ tăng trưởng trong tương lai (%)

Khi đó ta hiểu:

Nếu một cổ phiếu có chỉ số P/E bằng 15, và khi ta có chỉ số G

  • Trường hợp 1: Khi G = 10%, thì khi đó PEG = 15/10 =1.5
  • Trường hợp 2: Khi G = 15%, thì khi đó PEG = 15/15 = 1
  • Trường hợp 3: Khi G = 20%, thì khi đó PEG = 15/20 = 0.75

Về số học: PEG là chỉ số dễ hiểu, nhưng bạn không thể giả định P/E và G là bao nhiêu rồi tính ra kết quả PEG là bao nhiêu được. Có PE & G thì học sinh lớp 2, đã tính được rồi. Cách tính cụ thể, Ngọ sẽ hướng dẫn ở phần viết dưới. Nhưng bạn cần hiểu bản chất về PEG trước đã  -Dục tốc bất đạt-

Chỉ số PEG bao nhiêu là hợp lý?

Trong chứng khoán, PEG thể hiện mối quan hệ giữa chỉ số P/E & G.

Ta có: P/E hợp lý  = G

Điều đó: PEG hợp lý = PE/G = 1.

Khi cổ phiếu có Giá (P) để tạo nên: PEG = 1, thì được xem là giá trị thực của cổ phiếu.

Nên: Giá cổ phiếu được xem là đúng giá trị thực, khi cổ phiếu có chỉ số PEG =1

Hệ quả:

  • PEG > 1: Giá cổ phiếu cao hơn giá trị thực
  • PEG = 1: Giá của cổ phiếu đúng bằng giá trị thực
  • PEG < 1: Giá cổ phiếu thấp hơn giá trị thực

Áp dụng vào ví dụ phí trên:

  • Trường hợp 1: Khi G = 10%, thì khi đó PEG = 15/10 =1.5
    => PEG > 1: Cao hơn giá trị thực. Nên ta không mua và bán đi.
  • Trường hợp 2: Khi G = 15%, thì khi đó PEG = 15/15 = 1.
    =>  PEG = 1: Bằng giá trị thực, Nên ta không mua hoặc bán đi.
  • Trường hợp 3: Khi G = 20%, thì khi đó PEG = 15/20 = 0.75
    => PEG <1: Thấp hơn giá trị thực. Nên ta mua vào

Mở rộng ra thêm: PEG<1 là cổ phiếu thấp hơn giá trị thực & PEG càng thấp càng tốt

Khi chỉ số PEG trong chứng khoán âm! Cách xử lý

Như chúng ta đã biết, chỉ số PEG được cấu thành từ 2 chỉ số là PE & G. Vậy khi nào chỉ số PEG âm?

  • P/E âm, tức là doanh nghiệp làm ăn lỗ.
  • G âm, tức là lợi nhuận năm tương lai, ít hơn hiện tại & quá khứ

_Trường hợp 1: Chỉ số P/E âm. Nếu bạn đã đọc bài kỹ bài về bài chỉ số P/E Ngọ viết. Khi đó P/E âm sẽ không có ý nghĩa về kinh tế. (Chẳng có tôi bỏ âm tiền (ông cho tôi tiền), để mua doanh nghiệp ông. Hay chẳng ai vừa trả tiền, vừa trao doanh nghiệp thua lỗ của mình – Thà tuyên bố phá sản, giải thể còn hơn).

P/E âm => Không có ý nghĩa về mặt định giá, hay kinh tế.

_Trường hợp 2: Khi G âm: Lợi nhuận tương lai ít hơn hiện tại.

Khi G âm, thì ta nên xét không phải là G của năm sau mà là G dài hạn, từ 3-10 năm!

Khi G âm, thường xảy ra bởi nguyên nhân sau:

  • Do doanh nghiệp mới thành lập, chưa ổn định
  • Do doanh nghiệp gặp những khó khăn tạm thời
  • Do biến động của kinh tế vĩ mô, chu kỳ kinh tế,
  • Do thay đổi của ngành: Taxi truyền thống bị thay thế dần bởi taxi công nghệ
  • Do chính vấn đề nội tại của doanh nghiệp.
  • Đối thủ cạnh tranh

Khi G âm, hay PEG âm (G: dài hạn âm), thì mua cổ phiếu những doanh nghiệp này rủi ro hơn. Nhưng cũng hãy chú ý là G âm nhẹ hay âm nhiều nữa.
Khi bạn quyết mua cổ phiếu doanh nghiệp này, thì bạn không nên áp dụng chỉ số PEG âm mà thay vào đó là các chỉ số tài chính khác. Ví dụ như P/B, cổ tức…

Khi PEG âm, bạn nên sử dụng công cụ định giá khác

 

Khi chỉ số PEG âm

Những lưu ý khác khi sử dụng chỉ số PEG

Nhiều nhà đầu tư thích PEG vì nó thể hiện đầy đủ mối tương quan giữa thu nhập & tăng trưởng. Bởi P/E không thể hiện hứa hẹn về một tương lai hứa hẹn của doanh nghiệp, vì mang tính tĩnh.

Để dễ hình dung, bạn hãy tưởng tượng: Doanh nghiệp giống con người, nếu Anh Tèo 30 tuổi thu nhập 30 triệu/tháng, Anh Tí 50 tuổi thu nhập 30 triệu/tháng. Vậy bạn nghĩ lúc 60 tuổi thì khả năng Tèo hay Tí thu nhập ai cao hơn? (Cái bạn nghĩ gọi là định giá tương quan Tèo & Tí)

Tuy nhiên, khi doanh nghiệp không tăng trưởng cao (0-5%), nhưng trả cao tức khá cao. Bạn không thể trả giá cho tương ứng mức tăng trưởng là P/E = 0->5 được. Rõ ràng đó là mức giá rất hời!

Ngoài ra, G thường khó tính toán hơn, và đó là tỷ lệ ước đoán. Vậy làm thế nào bạn có thể tính toán chỉ số PEG này.

7 chú ý để tính chỉ số PEG chính xác hơn? Cách tính chỉ số G

Tính G với tỷ lệ chính xác 100% là điều không thể! Chúng ta biết chính xác chỉ số P/E là bao nhiêu, vì đó là chỉ số quá khứ. Nhưng G là tốc độ tăng trưởng dài hạn trong tương lai. Tuy nhiên, 7 bí quyết sau sẽ giúp bạn gia tăng khả năng tính chính xác G hơn

  • Không phải 100% số mã bạn đều tính được tốc độ tăng trưởng. Rất nhiều cổ phiếu bất ổn, hãy tránh xa nó. Buffett thường đầu tư vào doanh nghiệp dễ dự đoán.
  • Cẩn thận với những cổ phiếu có chỉ số G quá cao. Ví dụ cổ phiếu công nghệ tăng 50%/năm, khi đó P/E = 50 là hợp lý. Vậy bạn dám chắc rằng tốc độ tăng trưởng G =50% sẽ kéo dài trong thời gian dài.
  • Xem xét tốc độ & gia tốc tăng trưởng trung bình lợi nhuận của doanh nghiệp 3-5 năm
  • Đánh giá các yếu tố tài chính khác như ROE, lợi nhuận gộp/doanh thu có thay đổi nhiều không? Ổn định không?
  • Doanh nghiệp đó có lợi thế cạnh tranh bền vững hay độc quyền hay không? Hoạt động doanh nghiệp hiện tại như thế nào (Mở rộng cửa hàng, nhà máy, tăng công suất)
  • Môi trường kinh doanh, điều kiện vĩ mô có ổn định không?
  • Trừ khi bạn hiểu rõ doanh nghiệp, đừng mua cổ phiếu có chỉ số P/E quá cao (P/E>20 chẳng hạn) – Trừ trường hợp định giá theo phương pháp khác.

 

Qua bài viết trên, hy vọng bạn có thêm những thông tin hữu ích trong giao dịch đầu tư. Nếu có thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp sớm nhất. Chúc các bạn thành công!

 

Xem thêm các bài viết: 

 


CÔNG TY THÀNH VIÊN

© HOCVIENDAUTU.EDU.VN ALL RIGHTS RESERVED
GIAO DỊCH FOREX
GIAO DỊCH CRYPTO

Notice: Object of class WP_Error could not be converted to int in /home/hocvienQc3b/hocviendautu.edu.vn/public_html/wp-includes/user.php on line 2573

Notice: Object of class WP_Error could not be converted to int in /home/hocvienQc3b/hocviendautu.edu.vn/public_html/wp-includes/user.php on line 2125