Chỉ số P/B – P/BV là gì?
Chỉ số P/B là viết tắt của Price to Book Value Ratio (PBR), còn gọi tỷ số P/B, Hệ số P/B. Là một công cụ của phương pháp phân tích cơ bản để định giá cổ phiếu. P/B là tỷ số thể hiện giá cổ phiếu gấp bao nhiêu lần tài sản ròng (ghi ở báo cáo tài chính) của doanh nghiệp.
Hay: Chỉ số P/B là số tiền phải trả cho 1 đồng vốn chủ sở hữu. Nhà đầu tư nổi tiếng về phương pháp này là Walter Schloss…
Xem thêm:
- Top sàn giao dịch forex, cổ phiếu, vàng, dầu, crypto…tốt nhất thế giới
- Chỉ số chứng khoán trên sàn HSX là gì?
- HNX-Index là gì? Ý nghĩa chỉ số HNX-Index
- Chỉ số VN30 là gì? Cách xác định và ý nghĩa của chỉ số VN30 Index
Công thức tính chỉ số P/B
Công thức: P/B = Giá thị trường / Giá trị sổ sách của 1 cổ phiếu
Hay P/B = Vốn hóa công ty / Vốn chủ sở hữu
Trong đó:
P = Price = Market Price: Giá thị trường tại thời điểm giao dịch.
B = Book Value : Giá trị sổ sách một cổ phiếu
Ưu điểm và nhược điểm của chỉ số PB
Ưu điểm của chỉ số P/B
– Vì BV thường có giá trị dương, nên có thể sử dụng P/B để định giá ngay cả những công ty làm ăn thua lỗ
– Vì BV thường ổn định hơn EPS, P/BV sẽ là một chỉ số tốt khi chỉ số EPS quá biến động hơn là chỉ số P/E, PEG, EV/EBIT, EV/EBITDA, P/S…
– Chỉ số P/B rất phù hợp trong việc định giá những công ty có phần lớn tài sản có tính thanh khoản cao, như ngân hàng, công ty tài chính, bảo hiểm và các công ty đầu tư.
Nhược điểm của P/BV
– Không phù hợp để định giá cổ phiếu của các công ty dịch vụ, nơi mà tài sản vô hình như con người, độ trung thành của khách hàng…
– Chỉ số P/BV sẽ không phải là một chỉ số tốt để so sánh các doanh nghiệp trong cùng ngành, do sự khác biệt về mô hình, chiến lược kinh doanh, phân khúc
– Không hiệu quả lắm ở những công ty tăng trưởng nhanh.
– Có thể bị làm ảo do nguyên tắc kế toán, như tài sản ngầm, tài sản ảo nhiều.
Ý nghĩa của chỉ số P/B, nói lên điều gì?
Ý nghĩa của chỉ số P/B thấp:
- Cổ phiếu đang bị định giá thấp
- Công ty đang gặp vấn đề (tài chính, kinh doanh…)
- Tài sản thực tế của công ty thấp hơn so với phần ghi ở sổ sách (BCTC)
Ý nghĩa của chỉ số P/B cao:
- Cổ phiếu đang định giá cao.
- Triển vọng công ty trong tương lai rất tốt.
- Công ty có nhiều tài sản ngầm đáng giá hơn nhiều như bất động sản, bằng sản chế, nắm cổ phần công ty khác.
Chỉ số P/B bao nhiêu là tốt?
Chỉ số P/B cao
Một doanh nghiệp có chỉ số P/B ở mức cao. Điều này chỉ ra rằng thị trường đang kỳ vọng về triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai rất tốt. Vì thế các nhà đầu tư sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho giá trị ghi sổ của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý đến nợ phải trả (đặc biệt là nợ vay) của doanh nghiệp có ở mức cao hay không?
Bởi vì:
- Một doanh nghiệp sở hữu số nợ lớn, sẽ vô tình khiến cho giá trị ghi sổ ở mức thấp. Dẫn tới chỉ số P/B sẽ cao.
- Việc sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức cao sẽ mang lại những rủi ro lớn cho doanh nghiệp. Thậm chí, nếu tỷ suất lợi nhuận doanh nghiệp tạo ra thấp hơn chi phí sử dụng vốn thì khi đó, giá trị doanh nghiệp sẽ suy giảm.
Chỉ số P/B thấp
Có nhiều lý do chỉ số P/B ở mức thấp.
Có thể nhà đầu tư đánh giá giá trị thị trường của doanh nghiệp thực tế thấp hơn nhiều so với Giá trị ghi sổ. Vì thế, họ chỉ chấp nhận 1 mức giá thấp hơn cho giá trị sổ sách.
Hoặc, doanh nghiệp đang trong giai đoạn hồi phục (của một chu kỳ kinh doanh), kết quả kinh doanh dần cải thiện, lợi nhuận gia tăng, giúp giá trị sổ sách tăng lên. Trong trường hợp này, có thể nói cổ phiếu đang bị định giá thấp và là cơ hội để chúng ta mua vào.
Thậm chí khi mà chỉ số P/B nhỏ hơn 1, tức giá cổ phiếu của doanh nghiệp đang bán với giá thấp hơn cả giá trị ghi sổ.
Về mặt lý thuyết, bạn có thể mua tất cả các cổ phiếu đang lưu hành của công ty, thanh lý tài sản và kiếm được lợi nhuận vì tài sản có giá trị cao hơn giá cổ phiếu tích lũy. Mặc dù trong thực tế, chiến lược này có thể sẽ không khả thi.
Chỉ số P/B “tốt” là…
Khó có thể xác định một giá trị cụ thể cho chỉ số P/B “tốt”. Nó có thể tốt ở ngành này, nhưng sẽ là kém ở một ngành khác. Chỉ số P/B nếu đứng riêng lẻ thì không có nhiều giá trị.
Muốn biết liệu cổ phiếu đó có đang bị định giá thấp hay không, bạn cần so sánh chỉ số P/B với đối thủ cạnh tranh và so với mức trung bình ngành.
Hy vọng qua bài viết trên, bạn có thêm những kiến thức hữu ích trong giao dịch đầu tư. Nếu có thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp sớm nhất. Chúc các bạn giao dịch thành công!
Xem thêm các bài viết:
- Kỹ năng quản lý vốn tránh rủi ro thua lỗ trong thị trường Forex, chứng khoán?
- 10 thói quen cần có để đầu tư thành công
- Hướng dẫn mở tài khoản chứng khoán online