Trong đầu tư chứng khoán, có 2 ngày đặc biệt thường được nhắc đến mà nhiều nhà đầu tư cá nhân chưa thực sự hiểu và nắm rõ. Đó chính là Ngày giao dịch không hưởng quyền và Ngày đăng ký cuối cùng. Đây là hai mốc thời gian mà nhà đầu tư cần lưu ý nhất. Tại sao có hai ngày này là vì cổ phiếu được mua đi bán lại thường xuyên trên thị trường nên tổ chức phát hành phải xác định những cổ đông hiện hữu. Cùng tham khảo thông tin Ngày giao dịch không hưởng quyền là gì, Ngày đăng ký cuối cùng là gì?
Ngày giao dịch không hưởng quyền là gì?
Là ngày giao dịch mà nhà đầu tư khi mua cổ phiếu sẽ không được hưởng các quyền lợi của cổ đông như quyền nhận cổ tức, quyền mua cổ phiếu phát hành thêm hay quyền tham dự ĐHĐCĐ…
Ví dụ: Ngày giao dịch không hưởng cổ tức là ngày, nếu bạn mua cổ phiếu vào hoặc sau ngày đó thì bạn sẽ không được hưởng cổ tức của lần chia đó. Vào ngày giao dịch không hưởng cổ tức, giá của cổ phiếu sẽ sụt xuống một khoảng tương ứng với giá trị phần cổ tức được chia. Với những ai được hưởng cổ tức sẽ được bù đắp bằng chính số cổ tức ấy trong thời gian trả cổ tức đã được công bố.
Xem thêm:
- Thời gian giao dịch của các sàn chứng khoán tại Việt Nam
- Nhà đầu tư chứng khoán sắp được giao dịch trong ngày và bán khống
- Giao dịch T+2, T+3? Sau khi mua bán cổ phiếu thì bao lâu về tài khoản
Ngày đăng kí cuối cùng là gì?
Ngày đăng ký cuối cùng (hay còn gọi là ngày chốt danh sách) là ngày chốt danh sách cổ đông sở hữu chứng khoán để thực hiện quyền cổ đông.
Tại ngày chốt danh sách, nếu nhà đầu tư có tên trong danh sách người sở hữu chứng khoán sẽ được nhận các quyền của mình như quyền tham dự ĐHCĐ, quyền nhận cổ tức, quyền mua cổ phiếu phát hành thêm…
Ngày đăng ký cuối cùng là ngày làm việc liền sau Ngày giao dịch không được hưởng quyền.
Ví dụ: ngày 08/5/2020 (thứ Tư) là ngày GDKHQ, ngày 09/5/2020 (thứ Năm) là ngày ĐKCC, bạn mua cổ phiếu trước 08/11/2020 hoặc vào ngày 9/5/2020 tất cả các cổ đông có tên trong sổ đăng ký cổ đông sẽ vẫn được hưởng quyền.
Ý nghĩa của ngày giao dịch không hưởng quyền và ngày đăng ký cuối cùng
Trước hết, cần làm rõ cách hiểu về quyền. Quyền cần được hiểu rộng hơn, không chỉ là quyền nhận cổ tức, mà còn có cả quyền mua cổ phiếu phát hành thêm với tỷ lệ hoặc giá ưu đãi, quyền bỏ phiếu, quyền đóng góp ý kiến đối với các hoạt động kinh doanh của công ty. Cụ thể các quyền này sẽ được ghi rõ trong thông báo của công ty đó.
Như vậy, ngày giao dịch không hưởng quyền ngày mà nhà đầu tư mua chứng khoán sẽ không được nhận các quyền trên. Theo quy định, Trung tâm Lưu ký chứng khoán sẽ chốt danh sách cổ đông tổ chức phát hành. Các giao dịch thời hạn thanh toán T+3, nghĩa là các giao dịch có thời hạn thanh toán là “3 ngày”, ở đây được hiểu là “3 ngày làm việc” (không tính thứ bảy, chủ nhật và ngày nghỉ lễ), mua cổ phiếu 2 ngày trước ngày đăng ký sở hữu không có tên trong sổ cổ đông vì giao dịch chưa được thanh toán, sẽ không được hưởng quyền. Khi đó, ngày T+3, T+2, T+1 được công bố là ngày giao dịch không hưởng quyền.
Tuỳ thuộc vào mục đích của việc chốt quyền, nhà đầu tư sẽ được thông báo về việc điều chỉnh giảm giá cổ phiếu tương ứng với quyền mua cổ phiếu. Nếu chốt quyền để trả cổ tức, nhà đầu tư cũng sẽ được thông báo về mức cổ tức được trả. Đi kèm với ngày giao dịch không hưởng quyền có ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông. Được hiểu từ trước ngày này trở về trước, nhà đầu tư thực hiện giao dịch vẫn được ghi vào danh sách cổ đông để chốt quyền. “Cổ đông giữ cổ phiếu bao lâu để có quyền nhận cổ tức?”. Nếu áp dụng theo quy định trên, thì chỉ cần cổ đông có tên trong danh sách vào ngày chốt quyền, cổ đông đó đương nhiên sẽ được hưởng quyền lợi, không kể cổ đông đã giữ cổ phiếu từ lâu hay mới chỉ được ghi tên vào trước ngày chốt quyền.
Qua bài viết trên, hy vọng bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong giao dịch đầu tư. Nếu có thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp sớm nhất. Chúc các bạn thành công!
Xem thêm các bài viết:
- Kỹ năng quản lý vốn tránh rủi ro thua lỗ trong thị trường Forex, chứng khoán?
- 10 thói quen cần có để đầu tư thành công
- Hướng dẫn mở tài khoản chứng khoán online