Việc nắm bắt được sự thay đổi của tỷ giá hối đoái chính là xác định những biến động của các cặp tiền tệ trong giao dịch Forex. Do vậy hiểu được những biến động đó sẽ giúp bạn giao dịch ngoại hối dễ dàng hơn. Bài viết này sẽ cung cấp các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá ngoại hối để giúp các bạn tìm hiểu và có những giao dịch tốt hơn.
Tỷ giá hối đoái là gì ?
Tỷ giá hối đoái được định nghĩa là “tỷ giá mà tiền tệ của một quốc gia có thể được chuyển đổi sang loại tiền khác”. Nó cũng được coi là giá cả đồng tiền của một quốc gia được biểu hiện bởi một tiền tệ của quốc gia khác. Tỷ giá ngoại hối có thể dao động hàng ngày dựa trên thay đổi cung và cầu tiền tệ từ nước này sang nước khác.
Xem thêm:
- Hàng hóa trên thị trường ngoại hối là gì?
- Làm rõ phân tích kỹ thuật trong giao dịch Forex
- Làm rõ phân tích kỹ thuật trong giao dịch Forex
Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá ngoại hối
Lãi suất và lạm phát
Lạm phát là sự tăng giá liên tục của các loại hàng hóa, dịch vụ theo thời gian, cũng như sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức giá chung tăng cao, đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ.
Lãi suất là tỷ lệ % nhất định sinh ra từ giao dịch cho vay giữa các bên. Lãi suất và lạm phát có 1 mối tương quan với nhau, bởi thực tế mọi người có xu hướng vay và chi tiêu nhiều hơn khi lãi suất thấp, chính điều này dẫn đến lạm phát tăng.Những tỷ lệ này là chỉ số trực tiếp về hiệu quả kinh tế hiện tại và tương lai của một quốc gia, gây ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư và giao dịch ngoại hối trên toàn cầu. Việc tăng lãi suất thường kéo theo sự gia tăng giá trị của đồng tiền nội tệ. Chúng thường xảy ra khi nền kinh tế phát triển quá nhanh và các ngân hàng trung ương tìm mọi cách để kìm lạm phát lại.
Thâm hụt tài khoản vãng lai (Current Account Deficits)
Tài khoản hiện tại là cán cân thương mại giữa một quốc gia nào đó với các đối tác thương mại của chính họ. Dùng để mô tả sự khác biệt về giá trị trong giao dịch hàng hóa và dịch vụ với các quốc gia khác. Nếu một quốc gia mua nhiều hơn bán thì cán cân thương mại bị thâm hụt. Gây ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá hối đoái vì quốc gia này sẽ cần nhiều tiền tệ nước ngoài hơn, do đó làm giảm giá trị của đồng nội tệ so với ngoại tệ, hay nói cách khác là làm đồng nội tệ yếu đi.
Nợ chính phủ
Đây là tổng nợ quốc gia hoặc nợ công của chính phủ trung ương. Một quốc gia có công nợ chính phủ lớn sẽ khó lòng thu hút đầu tư nước ngoài và dễ dẫn đến lạm phát. Nợ chính phủ cũng có thể xảy ra khi các nhà đầu tư nước ngoài bán trái phiếu ra thị trường nếu họ thấy trước được các khoản nợ của chính phủ đang ngày càng gia tăng. Dẫn đến việc đồng nội tệ vượt quá cung và làm giảm giá trị của nó, khiến cho đồng nội tệ trở nên yếu đi.
Suy thoái
Trong thời kỳ suy thoái, lãi suất của một quốc gia có khả năng giảm, do đó làm giảm cơ hội đầu tư đến từ nước ngoài. Gây suy yếu đồng tiền của quốc gia cũng làm cho tỷ giá hối đoái của đồng tiền đó giảm theo.
Đầu cơ
Các nhà đầu tư luôn muốn có nhiều thông tin dự đoán một loại tiền tệ quốc gia, nhằm xem xét giá trị của nó có thể tăng lên hay không; để kiếm lợi nhuận trong tương lai gần. Do đó, giá trị của đồng tiền tăng dẫn đến nhu cầu tăng theo. Điều này cũng làm gia tăng tỷ giá hối đoái.
Với rất nhiều yếu tố liên quan như trên đã khiến cho tỷ giá hối đoái thay đổi, biến động liên tục. Và điều này có thể gây khó chịu cho những người hay phải giao dịch ngoại hối. Mặc dù việc xem tỷ giá sẽ giúp bạn tìm được thời điểm thích hợp để trao đổi hay chuyển khoản. Nhưng tốt nhất là nên cập nhật tỷ giá hối đoái theo thời gian thực, đồng thời quan tâm đến các yếu tố chúng tôi vừa nêu trên để tìm ra xu hướng giá tốt nhất khi giao dịch.
Điều khoản thương mại
Điều khoản thương mại là tỷ lệ giữa giá xuất khẩu so với giá nhập khẩu của một quốc gia. Khi giá xuất khẩu tăng, lớn hơn giá nhập khẩu, điều khoản thương mại được cải thiện. Dẫn đến doanh thu cao hơn, nhu cầu với đồng tiền nội tệ trở nên lớn hơn và làm tăng giá trị của đồng tiền lên.
Hiệu quả kinh tế
Một trong nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của một quốc gia là sự ổn định chính trị. Một đất nước, có môi trường chính trị ổn định, sẽ thu hút đầu tư nước ngoài nhiều hơn và ngược lại. Khi vốn nước ngoài tăng dẫn đến giá trị của đồng nội tệ cũng được đánh giá cao. Ngoài ra, bình ổn chính trị cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách tài chính và thương mại, giúp củng cố vững chắc giá trị đồng tiền quốc gia đó. Chúc các bạn giao dịch thành công!
Có thể bạn quan tâm:
- Cách để không bao giờ bị thua lỗ trên thị trường Forex,chứng khoán
- 5 Sàn forex có spread thấp nhất Thế giới
- Các bước mở tài khoản Chứng khoán, Forex dành cho những mới