Trong Forex có hai loại chỉ báo là chỉ báo nhanh (leading indicator) và chỉ báo chậm (lagging indicator). Có lẽ bạn chưa biết được loại chỉ báo mình đang sử dụng là thuộc loại gì và liệu bạn đã sử dụng nó hợp lý chưa.
Trong bài viết này, Học Viện Đầu Tư muốn bạn hiểu rõ bản chất của từng loại nó là gì, cũng như điểm mạnh và điểm yếu của mỗi loại chỉ báo. Nào hãy cùng bắt đầu nhé.
Khái niệm Leading – LaggingIndicator
Định nghĩa Leading Indicator là gì?
Leading Indicator là thuật ngữ dùng để chỉ dạng chỉ báo nhanh (tín hiệu luôn đi trước biến động giá). Có nghĩa biến động giá luôn dịch chuyển sau tín hiệu mà chỉ báo cung cấp. Các dạng chỉ báo nhanh thường gặp phải kể đến như CCI, Stochastic,..
Tập hợp chỉ báo nhanh Leading Indicator có xu hướng giao động trong phạm vi 2 giá trị cụ thể. Chẳng hạn nhưCCI luôn dao động quanh khoảng từ -100 đến 100 hoặc từ -200 đến 200 dựa theo tình hình thị trường. Trong khi đó chỉ báo Stochastic lại nằm trong giới hạn 2 đường có phạm vi từ 0 đến 100.
Chính bởi bị giới hạn bởi 2 đường nên khi nhóm Leading Indicator di chuyển đến gần đường biên sẽ lập tức rơi vào phạm vi của khu vực quá mua. Lúc đó thị trường bắt đầu điều chỉnh theo hướng giảm.
Ngược lại khi chỉ báo nhanh di chuyển đến gần vị trí sát với đường biên dưới đồng nghĩa đã rơi vào vùng giá quá bán. Lúc này, thị trường lập tức điều chỉnh tăng
Từng loại chỉ báo Leading Indicator lại cung cấp thông tin, tín hiệu khác nhau về diễn biến thị trường. Trong số này chỉ có một vài chỉ báo có khả năng cung cấp nguồn tín hiệu chính xác.
Nhóm chỉ báo nhanh hoạt động hiệu quả nhất khi thị trường có xu hướng rõ ràng. Tỷ lệ thu về lợi nhuận khá cao nếu nhà đầu tư lựa chọn đi theo xu hướng. Cụ thể khi thị trường dịch chuyển đi lên thì lệnh mua thường tỏ ra hiệu quả hơn so với lệnh bán.
Trong giao dịch Forex, dạng chỉ báo nhanh thường hình thành 2 nhóm tín hiệu. Bao gồm:
- Nhóm tín hiệu quá mua và quá bán
- Nhóm tín hiệu phân kỳ và hội tụ
Định nghĩa Lagging Indicator là gì?
Lagging Indicator là thuật ngữ dùng để chỉ nhóm chỉ báo chậm (tín hiệu đi sau xu hướng thị trường). Có nghĩa giá đã dịch chuyển được một đoạn kể từ khi xu hướng mới hình thành, chính bởi luôn đi sau xu hướng nên người ta xếp Lagging Indicator vào nhóm chỉ báo chậm.
Chỉ báo chậm không bị giới hạn bởi 2 đường biên như chỉ báo nhanh mà luôn dịch chuyển quanh khu vực đường trung tâm. Chẳng hạn như chỉ báo MACD luôn dịch chuyển qua lại quanh mức 0.
Chính bởi không bị giới hạn và có xu hướng dịch chuyển quanh một khu vực nên tín hiệu mà Lagging Indicator tạo ra sẽ giao với đường trung tâm. Nhưng nếu xét về hiệu quả, tín hiệu từ chỉ báo nhanh không có độ uy tín bằng dạng tín hiệu phân kỳ hoặc hội tụ tạo thành từ đường giá và chỉ báo.
Vì đưa ra nguồn tín hiệu chậm nên nhóm chỉ báo Lagging Indicator không cho nhà đầu tư đặt lệnh tại vùng đáy hoặc đỉnh. Tuy nhiên khi thị trường xảy ra biến động mạnh, chỉ báo chậm lại giúp cho nhà đầu tư tạo dựng vị thế bền vững trong một xu hướng cụ thể. Từ đó, gia tăng cơ hội tìm kiếm lợi nhuận.
Đánh giá ưu nhược điểm của trị của Leading Indicator và Lagging Indicator
Bất kỳ công cụ chỉ báo nào trong phân tích kỹ thuật đều không đảm bảo độ chính xác tuyệt đối. Ngay cả với nhóm chỉ báo Leading Indicator và Lagging Indicator cũng vậy.
Ưu và nhược điểm của Leading Indicator
- Ưu điểm: Cung cấp tín hiệu sớm hơn xu hướng thị trường giúp nhà đầu tư nắm bắt tốt cơ hội, đón trước xu thế thị trường.
- Nhược điểm: Phản ứng quá nhanh của chỉ báo dễ khiến nhà đầu tư rơi vào bẫy phá giá, vẫn tồn tại rủi ro nhất định.
Ưu và nhược điểm của Lagging Indicator
- Ưu điểm: Tín hiệu có độ tin cậy cao hơn so với chỉ báo nhanh bởi phản ứng thận trọng trước diễn biến thị trường.
- Nhược điểm: Tín hiệu đến trễ hơn so với diễn biến thị trường làm nhà đầu tư có thể bỏ lỡ cơ hội thuận lợi nhất để giao dịch.
Nên sử dụng chỉ báo nhanh hay chỉ báo chậm
Trên thực tế, nếu bạn chỉ sử dụng chỉ báo nhanh thì sẽ bị nhiều tín hiệu sai.
Còn các chỉ báo chậm chỉ đưa ra tín hiệu sau khi giá đã thay đổi rõ ràng đang hình thành một xu hướng.
Do đó bạn phải vào lệnh chậm hơn thị trường một chút và thường thì mức tăng lớn nhất của một xu hướng xảy ra trong một vài nến đầu tiên. Nếu chỉ sử dụng chỉ báo chậm thì bạn sẽ bỏ lỡ phần lớn lợi nhuận.
Do đó cả hai chỉ báo nhanh lẫn chậm này đều hỗ trợ cho nhau, nhưng đôi khi chúng lại đối lập nhau.
Chúng tôi không thể nói bạn nên dùng chỉ báo nào hay kết hợp cả hai với nhau. Điều đó phụ thuộc vào bạn. Nhưng một điều chắc chắn, bạn cần hiểu rõ bản chất mỗi loại là gì, cũng như ưu nhược từng loại, để đưa ra quyết định cho riêng mình.
Tìm hiểu thêm:
- Tài khoản PAMM là gì? Có nên đầu tư vào tài khoản PAMM
- Tìm hiểu mô hình khoảng trống (Windows/Gaps)
- Thông tin mô hình mở rộng đỉnh/đáy – Broadening Top/Bottom
Lưu ý khi thực hiện giao dịch với Leading Indicator và Lagging Indicator
Không có một công thức cụ thể nào để giao dịch với nhóm chỉ báo Leading Indicator và Lagging Indicator.
Không nên lạm dụng chỉ báo dạng mũi tên
Hầu hết trader mới tham gia thị trường đều ưa thích sử dụng dạng chỉ báo mũi tên đi lên hoặc đi xuống. Khi mũi tên đi có nghĩa nó đang cung cấp tín hiệu đặt lệnh mua vào, ngược lại khi mũi tên chỉ xuống lại cho biết tín hiệu đặt lệnh bán ra.
Ưu điểm của chỉ báo dạng chỉ báo này là trader không cần phải quan tâm thị trường đang diễn biến như thế nào mà chỉ cần nhìn vào hướng dịch chuyển của mũi tên. Nhưng chính kiểu này lại khiến trader mất đi khả năng phân tích phán đoán.
Nếu gặp phải dạng chỉ báo Fake chúng sẽ vùi dập kỹ năng và làm tiêu tan tài khoản của trader bởi tín hiệu cung cấp chỉ mang tính máy móc, không bám sát thực tế. Dạng chỉ báo mũi tên chỉ thực phù hợp với thị trường Binary Option mà thôi.
Cần hiểu rõ bản chất chỉ báo đang sử dụng
Đa phần nhóm chỉ báoLeading Indicator hay Lagging Indicator đều có công thức tính toán cụ thể, dựa trên chính bản chất của chỉ báo đó. Thế nhưng lại không nhiều trader quan tâm đến điều này. Bởi ai cũng cho rằng công việc tính toán đã có phần mềm MT4 lo hết.
Đúng là phần mềm MT4 đã hỗ trợ hết hết phần tính toán nhưng bạn cần nhớ rằng mỗi công thức được xây dựng dựa vào chính tính chất của từng chỉ báo. Nếu không nắm rõ công thức có nghĩa bạn chưa hiểu rõ đặc tính của chỉ báo.
Vậy nên trước khi sử dụng bất kỳ dạng chỉ báo nào, bạn cần phải tìm hiểu kỹ tính chất của chỉ báo đó. Từng thành phần trong công thức tính toán, bạn không nhất thiết phải tự tay tính toán nhưng cần nắm rõ để có sự so sánh đối chiếu khi phân tích.
Tín hiệu chỉ báo vẫn có sự xung đột
Không ít trader gặp phải tình trạng dù sử dụng với cùng mục đích nhưng tín hiệu từ chỉ báo lại có sự xung đột. Lý do là bởi công thức tính không giống nhau.
Chính bởi vậy nếu càng có nhiều chỉ báo cung cấp tín hiệu giống nhau thì tín hiệu đó lại càng có tính chính xác cao. Ngược lại nếu tín hiệu của các chỉ báo cung cấp có sự xung đột với nhau thì bạn cần thận trọng khi đặt lệnh giao dịch.
Tổng kết
Các công cụ chỉ báo Indicator luôn song hành cùng trader trong mọi chiến lược giao diên. Tín hiệu mà chúng cung cấp có thể đến nhanh hoặc chậm nhưng vẫn là căn cứ cần thiết để nhà đầu tư phán đoán tình hình thị trường.
Nhóm chỉ báo Leading Indicator và Lagging Indicator có tốc độ trái ngược khi phản ứng với thị trường. Tín hiệu từ Leading Indicator luôn đến nhanh hơn trong khi đó Lagging Indicator lại cho tín hiệu chậm hơn diễn biến thị trường. Sau tất cả chia sẻ của chúng tôi chắc chắn bạn cũng phần nào hiểu hơn Leading Indicator và Lagging Indicator là gì. Đừng quên đón đọc những bài viết tiếng theo của để biết thêm kiến thức về nhiều công cụ chỉ báo thú vị khác nhé!
Xem thêm:
- 3 Sàn ECN tốt nhất để giao dịch Forex, chứng khoán
- 5 sàn forex được người dùng ưa chuộng nhất hiện nay
- 3 sàn giao dịch có nền tảng copy trader tốt nhất