Thường xuyên truy cập hocviendautu. để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư Thường xuyên truy cập hocviendautu.edu.vn để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư

CHUYÊN GIA HỖ TRỢ:

Facebook: Lê Nguyên

Zalo: 0765. 84 85 86

Sau thời người người đổ xô mua đất sào, thị trường bất động sản Bình Dương hiện nay thế nào?

Ở thời điểm sốt nóng, một môi giới chưa kinh nghiệm dễ dàng bán thành công 3 lô đất chỉ trong tháng đầu tiên. Cũng chỉ gần 2 năm trước, nhà đầu tư từng đổ xô đi mua đất sào.

Sau thời người người đổ xô mua đất sào, thị trường bất động sản Bình Dương hiện nay thế nào? - Ảnh 1.

Ảnh một dự án ở Bình Dương.

Tháng 8/2020, chị Mạnh Phạm (môi giới ở Bình Dương) xin vào công ty bất động sản. Dù không có kinh nghiệm nhưng chỉ sau 3 tuần đầu tiên làm việc, chị chốt thành công 3 lô đầu tiên cho một khách. Giá mỗi lô đất dao động từ 390-400 triệu đồng/lô. Sau 3 thương vụ đầu tiên, chị Mạnh Phạm nhận khoản hoa hồng vài chục triệu đồng.

Môi giới này kể, thị trường bất động sản Bình Dương khi đó rất sôi động. Nhà đầu tư “chuộng” đất thổ cư, cắt lô với mức giá rẻ vài trăm triệu đồng.

Thị trường bất động sản Bình Dương có thời điểm “đóng băng” tạm thời do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, đến nửa cuối năm 2021, loại hình đất sào bất ngờ sốt. Xuất phát từ trào lưu bỏ phố về quê, xây một căn nhà nhỏ, trồng rau, những lô đất sào diện tích hàng trăm m2- đến hàng nghìn m2 được chào bán.

Một môi giới ở Bình Dương từng kể lại rằng, đó là thời điểm, nhiều người tranh nhau mua. “Giá thấp nhất 1 sào đất là 900 triệu đồng. Nhiều môi giới bán liên kết cùng nhau, chỉ cần đưa sổ là bán thành công. Ví dụ môi giới đầu tiên làm việc với chủ, chuyển thông tin, sổ cho môi giới khác bán. Tiền hoa hồng chia nhau. Chỉ cần có vị trí đất, môi giới dẫn khách và chốt thành công, không cần nhiều khâu như gặp chủ nhà đàm phán, kiểm tra thông tin”.

Tuy nhiên, thời thị trường bất động sản Bình Dương sôi động đã đi qua. Kể từ đầu năm 2022 đến nay, thị trường khu vực này bắt đầu rơi vào tình trạng “đóng băng”.

Chị Mạnh Phạm cho biết, sau 2 năm chuyên về phân lô bán nền, sau thời gian thị trường khó khăn, công ty phải tái cấu trúc, nhân viên phải xin nghỉ việc. Nhiều môi giới đều nghỉ công ty, chuyển việc khác.

Đến hiện tại, thanh khoản trên thị trường sơ cấp và thứ cấp tại Bình Dương gần như nhỏ giọt. Anh Trần Tâm cho biết, loại hình đất phân lô hay đất sào, chủ rao bán không người mua. Thậm chí, chủ cần tiền bán gấp, cắt lỗ 30-40% cũng không ai mua.

“Nhiều nhà đầu tư mua đất, thế chấp ngân hàng và vay tiền mua tiếp. Mỗi tháng họ phải trả vài chục triệu đồng. Họ muốn cắt lỗ đất để thu hồi tiền về trang trải khoản nợ nhưng cũng khó bán. Ví dụ như lô đất sào trước đó bán 1 tỷ, giờ hạ 600-700 triệu đồng nhưng không có người mua. Vì người sẵn tiền hiện có nhiều cơ hội hội lựa chọn bất động sản đẹp. Họ thường tìm lô đất có vị trí tốt, đường đẹp, dân đông có thể ở hay cho thuê.”, chị Mạnh Phạm nói thêm.

Theo đó, đầu năm 2023, tỉnh Bình Dương chỉ có 5 dự án với tổng số 2.070 căn đủ điều kiện bán nhà hình thành trong tương lai. Được biết, các dự án trên bao gồm: Khu nhà ở Sài Gòn Center (500 căn tại phường Uyên Hưng, TP.Tân Uyên), dự án chung cư Ngôi Sao (1.002 căn tại phường Đông Hòa, TP.Dĩ An); khu nhà ở U&I An Phú (178 căn tại phường An Phú, TP Thuận An); khu nhà ở Thuận An Land (103 căn tại TP.Thuận An) và khu nhà ở U&I Thới Hòa (287 tại căn phường Thới Hòa, thị xã Bến Cát).

Theo thống kê, không chỉ thanh khoản sụt giảm trên thị trường thứ cấp mà nguồn cung dự án tại Bình Dương cũng nhỏ giọt. Tính đến tháng 5/2023, tỉnh Bình Dương có 40 dự án nhà ở thương mại tại Bình Dương, được phép bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài. Các dự án này chủ yếu tập trung ở TP.Thủ Dầu Một và TP.Thuận An.

Tổng nguồn cung các dự án trên là gần 6.000 căn, số lượng đã được bán cho cá nhân, tổ chức nước ngoài là 1.623 căn, chiếm gần 30% tổng cung. Trong số này có 480 căn đã được cấp giấy chứng nhận.

Trước đó, lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã có nhiều động thái để tháo gỡ, tạo trợ lực mới cho thị trường sớm phục hồi. Đơn cử như, lãnh đạo tỉnh yêu cầu Tổ chỉ đạo giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện dự án bất động sản (Quyết định số 241/QĐ-UBND ngày 13/02/2023) rà soát khó khăn, vướng mắc các dự án bất động sản để giải quyết, tháo gỡ ngay các nội dung thuộc thẩm quyền. Lãnh đạo tỉnh này yêu cầu rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý các quy định pháp luật còn chồng chéo, bất cập, gây cản trở trong quá trình triển khai dự án bất động sản.

Bên cạnh đó, Tổ phối hợp các cơ quan, đánh giá nguyên nhân, các vướng mắc pháp lý đối với từng dự án cụ thể đã được chấp thuận chủ trương nhưng chưa hoặc chậm triển khai, để chủ động xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo, đề xuất tháo gỡ trong trường hợp vượt thẩm quyền.

Đồng thời, Tổ tập trung lập quy hoạch các khu vực phát triển đô thị, triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh Bình Dương đã được phê duyệt, trong đó, chú trọng kêu gọi, thu hút đầu tư phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở thương mại phù hợp với từng đối tượng.

 Hà Nội: Vợ chồng trẻ tá hoả phát hiện nhà đất 4 tầng cắt lỗ vừa cọc tiền dính quy hoạch dù xung quanh nhà cao tầng mọc lên “như nấm” 

Theo Cafef


CÔNG TY THÀNH VIÊN

© HOCVIENDAUTU.EDU.VN ALL RIGHTS RESERVED
GIAO DỊCH FOREX
GIAO DỊCH CRYPTO