Thường xuyên truy cập hocviendautu. để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư Thường xuyên truy cập hocviendautu.edu.vn để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư

CHUYÊN GIA HỖ TRỢ:

Facebook: Lê Nguyên

Zalo: 0765. 84 85 86

Chứng khoán Apec (APS) chuyển từ lãi sang lỗ nặng, kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại từ về khoản tạm ứng “khủng” cho nhân viên

Sau soát xét, APS lỗ ròng nửa đầu năm gần 137 tỷ đồng. Lỗ lũy kế tính tới thời điểm 30/6/2023 gần 22 tỷ đồng.

APS:

Giá hiện tại

Thay đổi

Xem hồ sơ doanh nghiệp

CTCP Chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương (Chứng khoán Apec – mã APS) đã công bố báo cáo tài chính kiểm toán bán niên 2023 với lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm giảm gần 183 tỷ đồng, qua đó chuyển từ lãi 46 tỷ đồng trên báo cáo tự lập thành lỗ gần 137 tỷ đồng sau soát xét.

So với báo cáo tự lập, chi phí hoạt động sau soát xét của APS tăng 13 tỷ đồng lên 307 tỷ đồng. Biến động chủ yếu đến từ chênh lệch giảm đánh giá lại tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ (FVTPL) sau soát xét tăng 13 tỷ đồng lên 300 tỷ đồng. Bên cạnh đó, chi phí quản lý công ty chứng khoán cũng tăng 172% so với báo cáo tự lập, lên hơn 181 tỷ đồng.

Kết quả, APS ghi nhận doanh thu hoạt động 6 tháng đầu năm đạt 360 tỷ đồng, tăng 127% so với cùng kỳ năm ngoái. Sau khi trừ các chi phí, công ty lỗ ròng sau thuế gần 137 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2022 lỗ hơn 304 tỷ đồng. Lỗ lũy kế tính tới thời điểm cuối quý 2/2023 gần 22 tỷ đồng.

Tại ngày 30/6/2023, khoản mục FVTPL ghi nhận hơn 517 tỷ đồng, giảm 8% so với đầu năm. Trong đó, cổ phiếu niêm yết có giá trị hợp lý là 313 tỷ đồng trong khi giá gốc lên đến gần 455 tỷ đồng. Các cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn như IDJ (hơn 113 tỷ đồng), API (83 tỷ đồng), CTI (23 tỷ đồng), TNH (17 tỷ đồng), CRE (16 tỷ đồng)…

Ngoài ra, APS còn nắm giữ nhiều cổ phiếu chưa niêm yết, chưa đăng ký giao dịch như CTCP Tập đoàn Apec Group (gần 141 tỷ đồng), CTCP Apec Finance (30 tỷ đồng), CTCP Kỹ thuật Xây dựng và Vật liệu Xây dựng (15 tỷ đồng)…Tổng giá trị hợp lý tại thời điểm cuối quý 2 là 202 tỷ đồng trong khi giá gốc là gần 222 tỷ đồng.

Chứng khoán Apec (APS) chuyển từ lãi sang lỗ nặng, kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại từ về khoản tạm ứng “khủng” cho nhân viên - Ảnh 1.

Ý kiến ngoại trừ của kiểm toán

Ngoài việc chuyển từ lãi sang lỗ sau soát xét, BCTC kiểm toán bán niên 2023 của APS còn ghi nhận ý kiến ngoại trừ của kiểm toán liên quan đến khoản mục “tạm ứng” trên Bảng cân đối kế toán của APS. Tại ngày 30/6/2023, khoản tạm ứng cho các cá nhân là nhân viên công ty với mục đích tạm ứng kinh doanh số tiền 172,2 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ con số này chỉ là 774 triệu đồng.

Theo đơn vị kiểm toán, tính đến thời điểm lập BCTC bán niên 2023 đã được soát xét, kiểm toán viên chưa được cung cấp đầy đủ các tài liệu liên quan đến tình hình sử dụng các khoản tạm ứng nêu trên. APS sau đó đã có giải trình về ý kiến kiểm toán bị ngoại trừ. Công ty cho biết đã đánh giá các khoản tạm ứng trên là những khoản có thể gây ra tổn thất tài sản và đã thực hiện trích lập dự phòng 100% giá trị.

Tuy nhiên, đơn vị kiểm toán cho biết đến thời điểm phát hành BCTC bán niên 2023 đã được soát xét, đơn vị kiểm toán không đánh giá được tính hợp lý của số dư các khoản tạm ứng nêu trên cũng như mục đích sử dụng các khoản tạm ứng này.

Bên cạnh đó, đơn vị kiểm toán còn đưa ra ý kiến nhấn mạnh liên quan đến việc Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công An ra quyết định khởi tố vụ án hình sự thao túng thị trường chứng khoán xảy ra tại các công ty thuộc Apec Group vào ngày 28/6/2023.

Tại ngày 30/06/2023, APS đang ghi nhận giá trị mã cổ phiếu API là 83,7 tỷ đồng và mã cổ phiếu IDJ là 133,1 tỷ đồng. Cơ quan chức năng đang trong quá trình điều tra và đến nay chưa có kết luận chính thức. Tuy nhiên, các mã chứng khoán này hiện không giao dịch được theo yêu cầu của Cơ quan chức năng.

Trên thị trường, APS hiện đang dừng ở mức 7.000 đồng/cp, giảm 25% so với đầu năm. Cổ phiếu này bị Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đưa vào diện kiểm soát từ ngày 21/9/2023, do chậm nộp BCTC soát xét bán niên 2023 quá 30 ngày so với thời hạn quy định. Trước đó, APS cũng bị cắt margin từ ngày 29/8/2023 do ghi nhận lỗ ròng hơn 449 tỷ đồng trong BCTC kiểm toán năm 2022.

Chứng khoán Apec (APS) chuyển từ lãi sang lỗ nặng, kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại từ về khoản tạm ứng “khủng” cho nhân viên - Ảnh 2.

Cá mập vừa “hô” VN-Index có thể lên 2.500 điểm: Hiệu suất đầu tư tháng 9 âm, quá nửa danh mục là cổ phiếu ngân hàng

Theo Cafef


CÔNG TY THÀNH VIÊN

© HOCVIENDAUTU.EDU.VN ALL RIGHTS RESERVED
GIAO DỊCH FOREX
GIAO DỊCH CRYPTO